Các chứng từ khác

Một phần của tài liệu rủi ro trong thực hiện phương thức tín dụng chứng từ tại một số các ngân hàng quốc doanh ở tp hồ chí minh và biện pháp phòng ngừa (Trang 26 - 27)

Rất nhiều trường hợp NH nhầm lẫm trong lý giải điều 20(b) “…Chứng từ có thể ký bằng tay, bằng chữ ký qua fax, bằng dấu chữ ký đục lỗ (perforated signature), bằng con dấu, bằng ký hiệu hoặc bằng bất cứ phương pháp chứng thực nào của máy móc hoặc điện tử.” Họ đã nhầm lẫm khi cho rằng chữ ký được tạo ra bằng hệ thống máy Fax (Signed by fascimile signature) là chữ ký bằng tay nhưng nhận được qua phương tiện liên lạc bằng máy fax. Thật ra, fascimile signature là chữ ký được tạo bởi hệ thống máy fax trên cơ sở chữ ký mẫu đã được cài lập vào bộ nhớ của máy vi tính. Từ “fascimile” phải được hiểu theo nghĩa rộng, dó là hệ thống tạo lập bằng phương pháp in laser hoặc bằng vi tính, điện tử chứ không phải máy fax dùng trong thông tin liên lạc. Ở Việt Nam, phương pháp ký bằng hệ thống điện tử chưa được sử

dụng nên thuật ngữ “Fascimile signature” còn khá trừu tượng.

Trường hợp dưới đây là một kinh nghiệm về công tác quản lý điều hành và sự nhanh nhạy tinh thông trong thực hiện phương thức TDCT. Theo yêu cầu của người mở Y, NH P phát hành một TDT cho người hưởng X, thông báo qua NH T và có giá trị chiết khấu tại NH T. Trong số các chứng từ xuất trình có

“Inspection Certificate” do đại diện của công ty Y cấp trước ngày giao hàng. Mẫu chữ ký của đại diện này được gửi tới NH T với yêu cầu không thông báo cho X, chỉ giữ lại NH T để kiểm tra chữ ký khi chứng từ xuất trình. TDT được tu chỉnh với điều khoản tự do chiết khấu và NH P chỉ thị cho NH T giải tỏa mẫu chứ ký cho việc chiết khấu. NH T đã chuyển mẫu chữ ký cho công ty X và họ chiết khấu bộ chứng từ tại NH C theo đúng các điều khoản và điều kiện của TDT, tuy nhiên, chữ ký trong Inspection Certificate là giả mạo nhưng không được phát hiện do rất giống. Sai lầm của NH P là đã chuyển chữ ký cho NH T lưu trữ lại cho phép chứng từ xuất trình ở NH khác. Hơn nữa, chỉ thị cho NH T về chuyển giao mẫu chữ ký không rõ ràng, thiếu chính xác. NH T lẽ ra phải điện cho yêu cầu NH P nói rõ hơn trước khi thực hiện lệnh này, cho dù không có cơ sở để khiếu nại họ vì họ đã làm đúng theo chỉ thị. Tuy rằng mọi việc cuối cùng cũng được giải quyết ổn thỏa, công ty Y nhận được hàng với đúng qui cách, số lượng nhưng nếu ngược lại, các NH, đặc biệt là NH phát hành P phải gánh chịu rủi ro vì họ đã không kiểm soát lại nội dung các chỉ thị mở, sửa đổi, hành động không đúng theo điều 5 UCP 500“những chỉ thị về việc phát hành TDT và bản thân TDT, những chỉ thị sửa đổi TDT và bản thân sửa đổi đó phải đầy đủ và chính xác”.

Một phần của tài liệu rủi ro trong thực hiện phương thức tín dụng chứng từ tại một số các ngân hàng quốc doanh ở tp hồ chí minh và biện pháp phòng ngừa (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)