NH mở là NH chịu trách nhiệm chính trong việc từ chối hay thanh toán chứng từ xuất trình theo TDT. Một số NH đã bỏ qua phần kiểm tra chứng từ xuất trình đòi tiền – một nghiệp vụ không thể thiếu được của NH phát hành/NH xác nhận, để quyết định từ chối hay chấp nhận – mà thường lại chỉ dựa vào ghi chú của NH chuyển bộ chứng từ. Đây là một việc làm thiếu nguyên tắc và tùy tiện, vi phạm điều 13 và 14 – UCP. Trong tài liệu số xuất bản 535, Hội đồng NH ICC đã khẳng định lần nữa vai trò và trách nhiệm của NH phát hành là hơn ai hết, NH phát hành phải kiểm tra và xác định thực trạng của chứng từ xuất trình theo TDT. Vẫn có trường hợp NH chuyển chứng từ không phát hiện ra hết toàn bộ bất hợp lệ
của chứng từ, hoặc xác thực chứng từ hợp lệ nhưng lại có khá nhiều lỗi do NH phát hành phát hiện. Đã có nhiều trường hợp NH mở chủ quan không kiểm tra chứng từ và bất hợp lệ chỉ được phát hiện do người mở, đến hậu quả mất quyền từ chối chứng từ (vì đã quá hạn từ chối), và trường hợp công ty từ chối bất hợp lệ thì NH mở cũng phải thanh toán và coi như là họ phải “mua” lại hàng hóa.
Một sự việc kéo dài 15 năm nay và đang bị đe dọa sẽ đưa ra tòa án quốc tế do một NH lớn ở Nhật Bản (NH P) kiện một NH lớn ở Việt Nam (NH A). Nguyên do là, năm 1986 NH A phát hành các L/C trả chậm 360 ngày sau ngày giao hàng: số L/C 754 trị giá JPY21.820.000, số L/C 773 trị giá JPY41.221.000, và số L/C 787 trị giá JPY167.707.000 (Tổng trị giá JPY230.748.000), người mở là công ty Y, người thụ hưởng là công ty X. Bộ chứng từ xuất trình không có bất hợp lệ, NH P thực hiện chiết khấu theo đúng qui định:
Ngày chiết khấu Ngày B/L Số tiền Số L/C Ngày phải thanh
toán 25/08/86 19/08/86 41.221.000 773 13/08/87 27/11/86 21/11/86 78.131.000 787 15/11/87 28/11/86 21/11/86 65.520.000 787 15/11/87 28/11/86 22/11/86 21.820.000 754 16/11/87 02/02/87 27/01/87 24.056.000 787 21/01/88 Chứng từ được gửi đến NH A và NH A đã điện báo chấp thuận ngày đáo hạn nói trên. Thế nhưng cho đến ngày thanh toán NH A đã không thực hiện đúng như cam kết của mình cho dù NH P đã liên tiếp điện đòi tiền mà chỉ trả lời một lần với nội dung rất chung chung “We always pay much attention to these debts and try to pay you soon. Pls wait and understand our difficult situation” (Chúng tôi rất lưu ý về vấn đề này và sẽ cố gắng trả nợ sớm. Hãy hiểu cho tình cảnh khó khăn của chúng tôi (!?)) NH P đã tốn rất nhiều thời gian và đến nay, 15 năm trôi qua họ vẫn chưa có tin tức gì về các khoản chiết khấu phải được trả tiền của mình, họ đã phải vận động các NH quan hệ đòi nợ giúp. NH A trải qua mấy đời giám đốc, lần lữa trả lời và đùn đẩy trách nhiệm cho các bậc tiền nhiệm. Công ty Y không đủ khả năng thanh toán, không có thế chấp nhưng NH A vẫn thực hiện mở L/C cho họ. Người chịu trách nhiệm không nắm vững UCP, không hiểu một điều đơn giản là một khi L/C được mở thì trách nhiệm thanh toán thuộc về NH phát hành mà cho rằng, người mở không có khả năng thanh toán thì NH phát hành cũng không có nghĩa vụ này. Do NH P là một NH lớn trên thế giới, họ đã thông báo đến các NH quan hệ về khoản nợ không trả của NH A, uy tín của NH A giảm sút mạnh. Đây là bài học đắt giá cho sự tắc trách trong thực hiện phương thức TDCT của NH A, vụ kiện chưa thực hiện nên chưa thể biết được NH A sẽ gánh chịu những tổn thất to lớn như thế nào.