Lẫn lộn giữa nhờ thu theo UCP500 và URC

Một phần của tài liệu rủi ro trong thực hiện phương thức tín dụng chứng từ tại một số các ngân hàng quốc doanh ở tp hồ chí minh và biện pháp phòng ngừa (Trang 32 - 33)

Một số NH vẫn nhầm lẫn giữa nhờ thu theo UCP00 và URC522. “Nhờ thu” (collection) hay “Chiết khấu” (negotiation) chỉ là cách nói của NH được chỉ định trong TDT khi tiếp nhận và kiểm tra chứng từ của người hưởng. Nếu chứng từ hợp lệ, theo yêu cầu của người hưởng, NH được chỉ định ứng tiền cho khách hàng (chiết khấu) và sau đó được NH phát hành hoàn trả. Ngược lại, chứng từ có sai sót, NH được chỉ định không ứng tiền mà gởi đến NH phát hành để được chấp nhận thanh toán. Trong trường hợp sau, ta thường gọi là “gửi chứng từ để nhờ thu” Cách gọi như vậy chỉ nói lên được hành động của NH này đối với việc xử lý chứng từ xuất trình, chứ không thể hiện bản chất của giao dịch TDCT.

Chứng từ xuất trình theo TDT mà có bất hợp lệ không thể coi là “nhờ thu” vì nó được áp dụng theo UCP. UCP bắt buộc NH phát hành phải thông báo cho người xuất trình thực trạng của chứng từ không chậm hơn 7 ngày làm việc (Điều 14). Trong lúc đó chứng từ nhờ thu thì không cần phải làm như vậy, đã có trường hợp NH phát hành hiểu lầm và mất quyền từ chối chứng từ.

Một số các NH khi chứng từ bị bất hợp lệ đã sai lầm khi chỉ thị là “Chứng từ được gửi đến quý NH để nhờ thu”, lẽ ra họ phải ghi rõ là “Chứng từ có sai sót, không được chiết khấu mà gửi đến Quí NH để chấp nhận thanh toán theo UCP500” (due to discrepancies, the documents were not negotiated but sent to you for approval to pay under UCP500)

Một TDT người thụ hưởng X, người mở Y, NH phát hành P, chứng từ được xuất trình tại NH C và phát hiện có bất hợp lệ. NH P sau khi nhận được bộ chứng từ với thông báo bất hợp lệ của NH C đã điện báo “Chứng từ bất hợp lệ… đang được chúng tôi nắm giữ với sự rủi ro và định đoạt của phía xuất trình. Đã tiếp xúc và chờ ý kiến của người mở. Chúng tôi sẽ thông báo ngay khi có trả lời của họ. Đề nghị quí NH chỉ thị tiếp việc xử lý chứng từ.” Theo chỉ thị của công ty X, NH C điện yêu cầu NH P giữ chứng từ chờ chỉ thị mới. Chứng từ được giữ tại NH P thêm 2 tuần nữa. Thế nhưng sang tuần thứ 3, NH C nhận được điện của NH P “người mở đã chấp nhận chứng từ và đồng ý thanh toán” đồng thời chuyển tiền vào tài khoản của NH C. Công ty X không đồng ý với thanh toán trên, họ đã tìm được người mua khác với giá cao hơn do mặt hàng đang có giá tăng mạnh trên thị trường, họ yêu cầu trả lại tiền và lấy lại bộ chứng

từ. NH C phản đối cách giải quyết của NH P và trả lại số tiền. NH P vẫn bảo vệ hành động của mình với lý luận, chứng từ bất hợp lệ được xử lý theo phương thức nhờ thu, người mua trả tiền là họ chuyển giao chứng từ. Tuy cuối cùng công ty Y đồng ý với mức giá công ty X đưa ra và tranh cãi kết thúc, nhưng NH P đã không thực hiện đúng chỉ thị của NH C và sự khẳng dịnh của mình trong việc cho phép phía xuất trình toàn quyền định đoạt chứng từ, ngay cả việc lấy lại chúng nếu cần. NH P phải hỏi ý kiến của NH C khi người mở đồng ý thanh toán, mà không thể đơn phương thanh toán và chuyển giao chứng từ cho người mở.

Điều cần lưu ý là NH P đã mâu thuẫn trong hành động của mình và thông báo cho NH C. Nếu thông báo của NH P nói rõ là họ “đang nắm giữ chứng từ và chờ người mở chấp nhận thanh toán” hoặc “đã tiếp xúc với người mở để chấp nhận bất hợp lệ, chứng từ sẽ được thanh toán khi người mở đồng ý” thì sẽ có sự nhất quán. Các NH mở thường đơn giản nghĩ là một khi người mở chấp nhận bất hợp thì việc thanh toán sẽ được thực hiện mà không xét đến quyền định đoạt chứng từ của phía xuất trình cho dù đã được lưu ý.

Một phần của tài liệu rủi ro trong thực hiện phương thức tín dụng chứng từ tại một số các ngân hàng quốc doanh ở tp hồ chí minh và biện pháp phòng ngừa (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)