- Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống lúa
Ở miền Bắc Việt Nam, thời tiết được chia thành 4 mùa rõ rệt. Mùa xuân thường có mưa phùn kéo dài, độ ẩm không khí cao. Mùa hè nắng nóng kèm theo mưa rào xuất hiện. Đây là đặc trưng cơ bản của thời tiết nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều nên rất thuận lợi cho sâu, bệnh phát sinh, phát triển gây hại cho lúa. Tác hại do sâu bệnh gây ra cho cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng là rất lớn. Quá trình phát sinh, phát triển sâu bệnh diễn ra rất nhanh, chỉ
trong thời gian ngắn. Do vậy, nếu chúng ta không phát hiện và phòng trừ kịp thời, nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả thu hoạch của vụđó.
Qua theo dõi thí nghiệm ở 2 vụ chúng tôi thấy có nhiều loài sâu bệnh hại, tuy nhiên mức độ gây hại không đáng kể. Các loài sâu hại chính thường
gặp và có ảnh hưởng là sâu đục thân, chủ yếu loài sâu đục thân hai chấm
Scirpophaga incertulas Walker và sâu cuốn lá nhỏ Cnaphalocrosis medinalis
Guenee. Đối với bệnh hại có hai loài gây hại thường gặp là bệnh đạo ôn
Pyricularia oryzae và bệnh khô vằn Rhizoctonia solani.
Kết quả theo dõi thu được trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm
(Đơn vị tính: Điểm)
Giống lúa
Vụ Mùa 2014 Vụ Xuân 2015 Bệnh hại Sâu hại Bệnh hại Sâu hại Đạo ôn Khô Vằn Đục thân Cuốn lá Đạo ôn Khô Vằn Đục thân Cuốn lá TH3-3 1 3 1 3 1 3 3 1 GS9 1 1 3 3 0 1 3 3 Syn6 1 1 1 1 1 3 1 1 TD 11 1 1 3 1 1 1 3 1 B-TE1 1 1 3 3 1 1 3 3 NH2308 3 1 3 1 1 1 3 3 VL20(đ/c) 1 3 1 1 0 3 3 1 Qua bảng 3.8 cho thấy:
Bệnh đạo ôn: Ở vụ xuân có thời tiết âm u, mưa phùn kết hợp với nhiệt
độ thích hợp cho bệnh đạo ôn phát sinh phá hại nên tất cả các giống đều bị
nhiễm bệnh. Tuy nhiên mức độ gây hại không đáng kể được đánh giá ở mức
độ nhẹ điểm 1, giống NH2308 bị nhiễm ở điểm 3 mức độ nặng hơn. Ở vụ
mùa bệnh đạo ôn chỉ gây hại ở điểm 1 có 2 giống GS9 và VL20 đối chứng không bị nhiễm.
Đối với bệnh khô vằn, các giống lúa đều bị nhiễm bệnh. Ở vụ xuân mức nhiễm nặng hơn vụ mùa. Vụ mùa có 2 giống bị nhiễm ởđiểm 3 là TH3-3 và VL20 đối chứng, các giống còn lại bị nhiễm ở điểm 1. Vụ xuân có 3 giống
bị nhiễm ởđiểm 3 là TH3-3, VN20(đ/c) và Syn6, các giống còn lại bị nhiễm ở điểm 1.
Đối với sâu hại, thường xuất hiện 2 loài sâu chính là sâu cuốn lá và sâu
đục thân, các loài sâu khác như rầy nâu, bọ xít có gây hại nhưng mức độ
không ghi nhận được.
Đối với sâu đục thân, trong 7 giống lúa thí nghiệm thì có 4 giống ở vụ
mùa là GS9, TD11, B-TE1 và NH2308 nhiễm ở mức điểm 3. Các giống còn lại là TH3-3, Syn6 VL20 bị nhiễm ở điểm 1. Trong vụ xuân mức độ hại của sâu đục thân hầu hết trên các giống lúa đều bị nhiễm ở điểm 3, chỉ có giống Syn6 bị nhiễm ở điểm 1.
Như vậy, qua kết quả thí nghiệm ở 2 vụ mùa 2014 và xuân 2015 chúng ta có thể thấy rằng, tất cả 7 giống lúa thí nghiệm đều có khả năng kháng các loại sâu bệnh hại chính ở mức tương đối khá, tất các các loài sâu bệnh hại theo dõi được chỉ gây hại đến mức điểm 3, không có giống nào nhiễm ở mức cao hơn.
- Khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh của các giống lúa
Trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển cây lúa luôn chịu tác
động của điều kiện ngoại cảnh. Những ảnh hưởng đó đã làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây lúa. Những ảnh hưởng trực tiếp đến cây lúa là làm cây đổ ngã, cây bị lạnh, bị nóng, hạn, úng, chua, phèn… Trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi theo dõi được khả năng chống đổ và chịu lạnh của các giống lúa ở bảng 3.7.
• Khả năng chống đổ của các giống lúa
Khả năng chống đổ của lúa là một chỉ tiêu quan trọng liên quan trực tiếp đến năng suất và phẩm chất lúa. Khi cây lúa bị đổ sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng, quá trình quang hợp bị kém trong khi
quá trình hô hấp vẫn diễn ra, các chất hữu cơ tích lũy trong hạt bị tiêu giảm, do đó dẫn đến hiện tượng lép lửng.
Trong sản xuất có những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chống đổ
như: Chiều cao cây, độ dày gốc, chiều dài của các lóng dưới thấp, độ chắc của từng giống, tuổi thọ và độ ôm chặt thân của bẹ lá ở hai lóng dưới gốc… Ngoài ra các biện pháp chăm sóc cũng ảnh hưởng đến khả năng chống đổ. Đặc biệt là việc bón phân, bón phân cân đối, hợp lý rất có ý nghĩa với khả năng chống
đổ và năng suất lúa.
Bảng 3.9. Khả năng chống chịu của các giống lúa thí nghiệm
(Đơn vị tính: Điểm)
Giống lúa Chống đổ Vụ mùa Chịu lạnh Chống đổ Mùa xuân Chịu lạnh
TH3-3 1 - 1 1 GS9 1 - 1 1 Syn6 1 - 1 1 TD 11 1 - 1 1 B-TE1 1 - 5 1 NH2308 5 - 5 1 VL20(đ/c) 1 - 1 1 Kết quả bảng 3.9 cho thấy khả năng chống đổ của các giống lúa ở mức tốt đến trung bình. Khả năng chống đổ được quan sát trước khi thu hoạch. Ở
cả 2 vụ đối với giống lúa NH2308 và vụ xuân giống B-TE1 có khả năng chống đổ trung bình, điểm 5. Các giống TH3-3, Syn 6, TD11, GS9, VL20 (đ/c)có khả năng chống đổ tốt điểm 1.
• Khả năng chịu lạnh của các giống lúa
Khả năng chịu lạnh của cây lúa được theo dõi trong điều kiện nhiệt độ
dưới 15 độ C. Nếu cây sinh trưởng bình thường là khả năng chịu lạnh tốt, nếu sinh trưởng chậm lại là chịu lạnh trung bình.
Qua kết quả thí nghiệm trên 7 giống lúa chúng tôi thấy, tất cả 7 giống lúa đều có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt kể cả trong điều kiện lạnh.
Điều đó chứng tỏ rằng các giống lúa thí nghiệm đều có khả năng chịu lạnh tốt và được đánh giá ở thang điểm 1.