Chỉ số diện tích lá là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng để đánh giá khả
năng quang hợp trong quần thể của ruộng lúa. Chỉ tiêu diện tích lá thay đổi theo đặc tính của giống, mùa vụ, các biện pháp kỹ thuật. Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu chỉ số diện tích lá quá cao thì chất hữu cơ tạo ra do quang hợp không bù đắp được chất hữu cơ tiêu hao trong hô hấp. Khi đó quần thể không có tích luỹ và nếu duy trì lâu thì cây sẽ chết. Ngược lại, nếu diện tích lá quá thấp thì lãng phí năng lượng ánh sáng, dẫn đến năng suất thấp.
Chỉ số diện tích lá càng lớn thì mức độ che phủ càng nhiều và làm giảm lượng nước bốc hơi khoảng trống, hạn chế quá trình mất đạm và đẩy nhanh quá trình tích luỹ vật chất.
Chỉ số diện tích lá thường đạt giá trị lớn nhất vào thời kỳ từ đẻ nhánh rộ đến trước trỗ sau đó giảm dần do các lá phía dưới bị lụi dần để tập trung dinh dưỡng vào cơ quan sinh sản, một số lá chết đi do sâu bệnh... trong khi không được bù thêm vì khi đó cây lúa đã đạt được số lá tối đa. Những ruộng lúa năng suất cao, thường có khả năng duy trì chỉ số diện tích lá trong một khoảng thời gian tương đối dài. Dựa vào chỉ số diện tích lá ta có thể điều chỉnh cho quần thể ruộng lúa có bộ lá phát triển thích hợp nhất.
Theo chỉ số diện tích lá của c á c giống lúa t h í n g h iệm vụ mùa 2014 và vụ xuân 2015 thu được kết quả ở bảng 3.6.
Kết quả bảng 3.6 cho thấy diện tích lá ở các giống lúa trong cả hai vụ
tăng dần từđẻ nhánh đến trỗ bông sau đó giảm dần ở giai đoạn chín sáp. Trong vụ mùa, ở giai đoạn đẻ nhánh diện tích lá dao động từ 3,5 đến 4,07, cao nhất là giống Thịnh Dụ 11 đạt 4,07 và thấp nhất là NH2308 và giống đối chứng. Xử lý số liệu cho kết quả các giống B-TE1, TD11 và Syn6
có chỉ số diện tích lá cao hơn đối chứng, các giống GS9, TH3-3, NH2308 có chỉ số diện tích lá tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Ở giai đoạn trỗ bông, chỉ số diện tích lá của các giống đạt cao nhất từ
4,1 đến 4,9. Các giống TD11, B-TE1 và Syn6 có chỉ số diện tích lá cao hơn
đối chứng, các giống GS9, TH3-3, NH2308 có chỉ số diện tích lá tương
đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Sang giai đoạn chín sáp chỉ số diện tích lá của các giống giảm dần và đạt từ 2,7 đến 3,3. Các giống lúa TD11 và B-TE1 có diện tích lá cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương giống đối chứng.
Bảng 3.6. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa thí nghiệm
(Đơn vị tính: m2 lá/m2đất) Giống lúa Vụ mùa 2014 Vụ xuân 2015 Đẻ nhánh Trỗ bông Chín sáp Đẻ nhánh Trỗ bông Chín sáp TH3-3 3,50 4,1 2,80 3,70 4,30 2,80 GS9 3,70 4,4 2,90 3,80 4,50 3,00 Syn6 3,83 4,6 3,00 3,90 4,80 3,10 TD 11 4,07 4,9 3,30 4,30 5,20 3,50 B-TE1 3,96 4,8 3,30 4,20 5,00 3,40 NH2308 3,50 4,1 2,70 3,60 4,40 2,80 VL20(đ/c) 3,60 4,1 2,70 3,70 4,30 2,80 P 0,006 0,012 0,017 0,001 0,037 0,025 Cv% 5,4 6,3 7,7 6,2 7,4 8,6 LSD05 0,29 0,49 0,40 0,29 0,610 0,468
Trong vụ xuân, giai đoạn đẻ nhánh diện tích lá dao động từ 3,6 đến 4,3, cao nhất là giống Thịnh Dụ 11 đạt 4,3 và thấp nhất là NH2308 chỉđạt 3,6. Kết quả xử lý số liệu cho thấy các giống TD11, B-TE1 có chỉ số diện tích lá cao hơn đối chứng, các giống còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Ở giai đoạn trỗ bông, chỉ số diện tích lá của các giống đạt cao nhất từ
các giống còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.
Ở giai đoạn chín sáp chỉ số diện tích lá của các giống còn từ 2,8 đến 3,4. Các giống lúa TD 11 và B-TE1 có diện tích lá cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại có chỉ số diện tích lá tương đương giống đối chứng.
Hình 3.5. Chỉ số diện tích lá của các giống lúa qua các thời kỳ
Hình 3.5 cho thấy ở các thời kỳ khác nhau, chỉ số diện tích lá của các giống ở vụ xuân luôn cao hơn vụ mùa, tuy nhiên mức chênh lệch không nhiều.