Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn nái xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 61 - 64)

Khả năng tích luỹ chất khô là đại lượng phản ánh khả năng tích luỹ

chất khô của cây trồng. Lượng chất khô mà cây trồng tích luỹ được biểu hiện khả năng đồng hoá của cây trồng có quan hệ mật thiết với năng suất kinh tế và năng suất sinh vật học của một ruộng lúa. Khả năng tích luỹ chất khô của cây lúa và sự vận chuyển các chất hữu cơ từ cơ quan sinh trưởng về

cơ quan sinh sản là cơ sở cho việc tạo năng suất hạt. Chính vì vậy mà khả

0 1 2 3 4 5 6 m 2lá/m 2đất

Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân Vụ mùa Vụ xuân

Đẻ nhánh Trỗ bông Chín sáp TH3.3 GS9 Syn6 TD 11 B-TE1 NH2308 VL20

năng tích luỹ chất khô của cây lúa càng cao thì tiềm năng cho năng suất càng lớn. Sự tích luỹ chất khô của cây trồng phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là yếu tố giống.

Kết quả theo dõi về chỉ tiêu tích luỹ chất khô được trình bày trong bảng 3.7.

Bảng 3.7. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa

(Đơn vị tính: tạ/ha đất) Giống lúa Vụ mùa 2014 Vụ xuân 2015 Đẻ nhánh Trỗ bông Chín sáp Đẻ nhánh Trỗ bông Chín sáp TH3-3 23,67 55,65 123,57 25,56 54,93 126,56 GS9 24,75 58,65 124,78 26,73 59,75 126,75 Syn6 28,76 59,87 131,56 29,36 60,05 134,56 TD 11 30,05 65,25 137,95 32,07 68,25 139,95 B-TE1 28,98 64,88 134,57 31,05 67,86 138,56 NH2308 22,48 55,69 118,94 25,48 56,69 119,97 VL20(đ/c) 23,12 54,57 121,33 25,16 55,65 124,35 P 0,000 0,000 0,001 0,000 0,000 0,011 Cv% 5,8 4,5 5,1 5,6 5,9 5,7 LSD05 1,73 2,60 7,13 1,80 2,76 10,78

Kết quả bảng 3.7 cho thấy ở cả hai vụ mùa và xuân khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa tăng dần theo thời gian từđẻ nhánh đến chín.

Trong vụ mùa ở giai đoạn đẻ nhánh khả năng tích lũy của các giống lúa dao động từ 22,48 đến 30,05 tạ chất khô/ha đất. Trong đó cao nhất là giống TD11 đạt 30,05 và thấp nhất là giống NH2308 chỉ đạt 22,48 tạ chất khô/ha

đất. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các giống TD11, B-TE1 và Syn6 có khả

năng tích lũy chất khô cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại tương

đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Ở giai đoạn trỗ bông khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa tăng nhanh và dao động trong khoảng 54,57 ở giống VL20 đến 65,25 tạ/ha ở giống

TD11. Số liệu thống kê cho kết quả giống TD11, B-TE1, Syn6 và GS9 có khả

năng tích lũy chất khô cao hơn giống đối chứng, các giống NH2308, VL20 có khả năng tích lũy chất khô tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Ở giai đoạn chín sáp khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa đạt cao nhất và dao động trong khoảng 118,94 ở giống NH2308 đến 137,95 tạ/ha ở

giống TD11. Kết quả xử lý cho thấy giống TD11, B-TE1, và Syn6 có khả năng tích lũy chất khô cao hơn giống đối chứng, các giống GS9, NH2308, TH3-3 có khả năng tích lũy chất khô tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Trong vụ xuân, giai đoạn đẻ nhánh khả năng tích lũy của các giống lúa dao động từ 25,16 đến 32,07 tạ chất khô/ha đất. Trong đó cao nhất là giống TD11 đạt 32,07 và thấp nhất là giống VL20 đối chứng đạt 25,16 tạ chất khô/ha đất. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các giống TD11, B-TE1 và Syn6 có khả năng tích lũy chất khô cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Ở giai đoạn trỗ bông khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa dao

động trong khoảng 54,93 ở giống đối chứng đến 68,25 tạ/ha ở giống TD11. Số liệu thống kê cho kết quả giống TD11, B-TE1, Syn6 và GS9 có khả năng tích lũy chất khô cao hơn giống đối chứng, các giống NH2308, TH3-3 có khả

năng tích lũy chất khô tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Ở giai đoạn chín sáp khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa đạt từ

119,97 ở giống NH2308 đến 139,95 tạ/ha ở giống TD11. Kết quả xử lý cho thấy giống TD11, và B-TE1, Syn6 có khả năng tích lũy chất khô cao hơn giống đối chứng, các giống Syn6, GS9, NH2308, TH3-3 có khả năng tích lũy chất khô tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Hình 3.6. Khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa qua các thời kỳ

Hình 3.6 cho thấy khả năng tích lũy chất khô của các giống lúa tăng dần theo các giai đoạn sinh trưởng. Ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng hai giống lúa TD11 và BTE-1 luôn có khả năng tích lũy chất khô cao hơn các giống lúa khác, trong vụ xuân khả năng tích lũy của hai giống lúa này luôn cao hơn vụ mùa.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn nái xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)