Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn nái xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43)

Các số liệu sau khi thu thập được được xử lý thống kê toán học, phương pháp xử lý số liệu trên phần mềm Excel và phần mềm phân tích thống kê IRRISTART.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Chất lượng mạ của các giống lúa thí nghiệm

Sinh trưởng và phát triển là quá trình tăng lên về kích thước, khối lượng, thể tích… và hoàn thiện về các chức năng của các cơ quan, bộ phận của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng. Quá trình sinh trưởng của cây lúa bắt đầu từ khi hạt nảy mầm đến lúc thu hoạch. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có những đặc điểm khác nhau. Sự sinh trưởng của mạ có ảnh hưởng lớn đến cả quá trình phát triển của cây lúa sau này. Do vậy, nó là một tiêu chí quan trọng để đánh giá năng suất lúa sau này. Thời gian sinh trưởng của cây lúa phụ thuộc vào đặc tính của từng giống, thời vụ, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác,… Để đánh giá về khả năng sinh trưởng của mạ chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm so sánh giữa các giống lúa với nhau và thu được kết quả ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Chất lượng mạ của các giống lúa thí nghiệm TT Giống Lúa Vụ Mùa 2014 Vụ Xuân 2015 Tuổi mạ (ngày) Số lá khi cấy Chiều cao (cm) Sức sống mạ Tuổi mạ (ngày) Số lá khi cấy Chiều cao (cm) Sức sống mạ 1 TH3-3 14 4,5 15,5 1 25 4,4 12,5 5 2 GS9 14 4,5 16,5 1 25 4,4 13,2 1 3 Syn6 14 5,1 16,7 1 25 5,0 12,6 5 4 TD 11 14 4,7 15,6 1 25 4,7 13,2 1 5 B-TE1 14 4,4 16,4 1 25 4,4 13,6 1 6 NH 2308 14 4,6 16,5 1 25 4,6 11,9 5 7 VL20 (đ/c) 14 4,3 15,7 1 25 4,5 11,8 5

Ở vụ mùa các giống lúa lai đều có sức sống của mạ khỏe đạt điểm 1. Chiều cao cây mạ dao động từ 15,5 - 16,7cm. Cao nhất là giống Syn6 16,7cm,

thấp nhất là giống TH3-3 đạt 15,5cm thấp hơn so với giống đối chứng là 0,2cm.

Ở vụ Xuân: Do gặp điều kiện thời tiết lạnh, ảnh hưởng của đợt rét kéo dài đã ảnh hưởng đến sức sống của mạ, do đó sinh trưởng của mạ kém hơn, ở

giai đoạn này các giống đều sinh trưởng chậm, tuy nhiên nhờ khả năng chịu lạnh tốt mà các giống lúa thí nghiệm ở giai đoạn mạ đều sinh trưởng tốt, mạ

khoẻ. Tất cả các giống đều có sức sinh trưởng mạ tương đương đối chứng

điểm 5, mức độ trung bình. Vụ xuân, mặc dù có cùng tuổi mạ là 25 ngày nhưng ở các giống khác nhau có chiều cao cây mạ khác nhau. Chiều cao cây mạ dao động từ (11,8 - 13,6 cm), Giống có chiều cao lớn nhất là giống BTE- 1, giống VL20 (đ/c) có chiều cao cây mạ thấp nhất là 11,8 cm.

So sánh chất lượng mạ giữa 2 vụ chúng tôi thấy: Sức sống của mạ ở vụ

mùa cao hơn hẳn vụ xuân. Trong vụ xuân các giống B-TE1, TD11, GS9 có sức sống của mạ cao hơn các giống khác điểm 1.

Chiều cao cây mạ của các giống lúa thí nghiệm giữa hai vụ có sự

khác nhau, chiều cao cây mạ vụ mùa cao hơn vụ xuân dao động trong khoảng 3,1 đến 3,7cm.

3.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của các giống lúa

Để đánh giá thời gian sinh trưởng của từng giống lúa, chúng tôi đã tiến hành gieo các giống lúa cùng ngày và cấy cùng ngày. Đồng thời theo dõi các chỉ tiêu từ gieo đến cấy, bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh, kết thúc đẻ nhánh, trỗ

bông và chín hoàn toàn. Kết quả theo dõi các chỉ tiêu và tổng thời gian sinh trưởng của từng giống lúa thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2.Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm Giống lúa

Thời gian từ gieo đến:... (ngày)

Đánh giá Cấy Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín Vụ mùa TH3-3 14 23 45 76 107 Ngắn ngày GS9 14 22 47 77 107 Ngắn ngày Syn6 14 22 47 76 108 Ngắn ngày TD 11 14 23 50 81 110 Ngắn ngày

B-TE1 14 24 60 90 121 Trung ngày

NH 2308 14 24 46 77 105 Ngắn ngày VL20 (đ/c) 14 23 45 76 103 Ngắn ngày Vụ xuân TH3-3 25 39 65 95 125 Ngắn ngày GS9 25 38 66 97 128 Ngắn ngày Syn6 25 38 69 99 129 Ngắn ngày TD 11 25 40 71 102 133 Ngắn ngày

B-TE1 25 40 80 110 140 Trung ngày

NH 2308 25 38 64 94 124 Ngắn ngày

VL20 (đ/c) 25 39 66 96 126 Ngắn ngày

Qua bảng 3.2 cho thấy, các giống lúa khác nhau có thời gian sinh trưởng khác nhau. Hầu hết các giống lúa thí nghiệm đều sinh trưởng ngắn ngày ở vụ mùa và ở vụ xuân.

Kết quả thí nghiệm ở vụ mùa cho thấy, thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm trong cả 2 vụ có sự khác nhau trong từng giai đoạn.

V mùa: Thời gian từ gieo đến bắt đầu đẻ nhánh dao động từ 22 đến 24 ngày (tức sau cấy 8 đến 10 ngày). Các giống đẻ sớm là GS9 và Syn6 sau 22 ngày, đẻ muộn hơn là B-TE1 và NH 2308 sau 24 ngày.

Thời gian từ gieo đến bắt đầu làm đòng có sự sai khác từ 45 đến 60 ngày sau gieo. Giống làm đòng sớm nhất là TH3-3 và VL20 sau gieo 45 ngày, giống dài nhất là B-TE1 60 ngày. Kết quả trên cho thấy trừ TH3-3 có thời

gian bắt đầu làm đòng tương đương đối chứng các giống lúa còn lại đều dài hơn so với đối chứng.

Thời gian sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 103

đến 121 ngày. Trong đó, giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là VL20

đối chứng, NH 2308 là 103 và 105. Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là B-TE1 tới 121 ngày, dài hơn giống đối chứng 18 ngày. Tất cả các giống lúa thí nghiệm có thời gian sinh trưởng dài hơn giống đối chứng. Với thời gian sinh trưởng trên xếp theo QCVN 01-55 trong vụ mùa thì giống B-TE1 thuộc nhóm giống trung ngày, các giống còn lại thuộc nhóm giống ngắn ngày.

V xuân: Thời gian từ gieo đến bắt đầu đẻ nhánh dao động từ 38 đến 40 ngày tương đương với thời gian từ 13 đến 15 ngày sau cấy. Các giống đẻ

nhánh sớm là GS9, Syn6 và NH 2308 sau 38 ngày, đẻ nhánh muộn hơn là B- TE1 và TD11 sau 40 ngày.

Thời gian từ gieo đến bắt đầu làm đòng có sự sai khác từ 64 đến 80 ngày sau gieo. Giống làm đòng sớm nhất NH 2308 sau gieo 64 ngày, giống dài nhất là B-TE1 80 ngày. Ngoài giống NH 2308 và Th3-3 có thời gian bắt

đầu làm đòng ngắn hơn đối chứng,các giống lúa còn lại đều dài hơn so với giống đối chứng.

Thời gian sinh trưởng từ gieo đến chín của các giống lúa thí nghiệm dao động từ 124 đến 140 ngày. Trong đó, giống có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là NH 2308 là 124 ngày ngắn hơn giống đối chứng là 2 ngày, giống TH3-3 ngắn hơn đối chứng 1 ngày. Giống có thời gian sinh trưởng dài nhất là B-TE1 tới 140 ngày, dài hơn giống đối chứng 14 ngày. Các giống còn lại có thời gian sinh trưởng dài hơn giống đối chứng. Với thời gian sinh trưởng trên xếp theo QCVN 01-55 thì trong vụ xuân giống B-TE1 thuộc nhóm giống trung ngày, các giống còn lại thuộc nhóm giống ngắn ngày

Như vậy, qua kết quả gieo cấy thí nghiệm ở 2 vụ là vụ mùa 2014 và vụ xuân 2015 chúng ta có thể thấy thời gian sinh trưởng của các giống lúa khác nhau là khác nhau. Thời gian sinh trưởng của từng giống theo từng giai

đoạn ở 2 vụ xuân và mùa có sự khác nhau. Sự sai khác về thời gian sinh trưởng của các giống lúa chủ yếu ở giai đoạn từ cấy đến làm đòng, còn từ

giai đoạn làm đòng đến chín sự sai khác không nhiều. Từ đó có kế hoạch lựa chọn các giống gieo cấy cho phù hợp với từng mùa vụ, đảm bảo kế hoạch sản xuất của địa phương.

3.3. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa

Đẻ nhánh là một đặc tính sinh lý rất quan trọng của cây lúa, nó liên quan chặt chẽ đến quá trình hình thành số bông trên một đơn vị diện tích và quyết định đến năng suất sau này. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa phụ

thuộc vào giống, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện chăm sóc, mùa vụ,...

Đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá tiềm năng năng suất của các giống lúa.

3.3.1. Động thái đẻ nhánh ca các ging lúa thí nghim

Qua nghiên cứu và thực tế cho thấy cây lúa có 2 loại nhánh là nhánh hữu hiệu và nhánh vô hiệu. Nhánh hữu hiệu có khả năng cho bông và là yếu tố quyết

định số bông/m2, nhánh vô hiệu thì không có khả năng này. Nhánh hữu hiệu thường được hình thành vào kỳđầu của giai đoạn đẻ tập trung, nhánh vô hiệu là những nhánh đẻ muộn hơn hình thành ở giai đoạn cây đứng cái làm đòng.

Qua theo dõi về khả năng đẻ nhánh của các giống lúa chúng tôi đã thu

Bảng 3.3. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa (số nhánh)

Giống lúa Thời gian sau cấy……….. ngày Vụ mùa 14 21 28 35 42 49 TH3-3 1,76 4,30 9,30 8,80 - - GS9 1,80 4,80 10,10 8,50 - - Syn6 1,77 4,90 10,60 7,80 - - TD 11 1,76 4,50 9,50 10,30 7,80 - B-TE1 1,66 4,80 9,80 10,50 9,80 - NH 2308 1,66 4,10 8,80 6,50 - - VL20(đ/c) 1,66 4,30 9,00 6,80 - - P 0,230 0,001 0,002 0,000 CV% 5,3 5,9 5,8 5,9 LSD05 0,10 0,31 0,64 0,88 Vụ xuân 17 24 31 38 45 52 TH3-3 1,17 3,66 6,17 9,80 8,80 - GS9 1,20 3,70 5,97 10,40 8,50 - Syn6 1,23 3,56 5,60 10,80 7,80 - TD 11 1,20 3,07 4,27 9,50 10,10 8,2 B-TE1 1,23 3,17 4,17 9,70 10,90 8,7 NH 2308 1,20 3,07 4,27 9,30 7,10 - VL20(đ/c) 1,23 3,17 4,17 9,50 7,80 - P 0,53 0,00 0,00 0,043 0,000 CV% 5,5 3,3 3,7 5,4 5,0 LSD05 0,82 0,77 0,16 0,94 0,77

Kết quả bảng 3.3 cho thấy các vụ khác nhau các giống lúa đẻ nhánh cũng khác nhau về thời gian và số lượng. Ở vụ mùa các giống lúa đẻ nhánh sớm hơn và kết thúc sớm hơn. Về số nhánh đẻ của từng giống qua từng thời gian có sự khác nhau trong 2 vụ, nhưng sự khác nhau này không nhiều.

Ở vụ mùa: Các giống lúa đẻ nhánh tăng dần từ sau cấy đến 28 và 35 ngày sau đó giảm dần. Các giống B-TE1 và TD11 đạt số nhánh tối đa sau 35 ngày, các giống còn lại đạt số nhánh tối đa sau 28 ngày cấy.

Ở thời điểm sau cấy 14 ngày số nhánh đẻ dao động từ 1,17 đến 1,23 nhánh. Với P = 0,23 cho thấy các giống lúa không có sự sai khác về số

nhánh đẻ.

Ở thời điểm sau cấy 21 ngày số nhánh của các giống dao động từ 4,1

đến 4,9 nhánh. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các giống Syn6, GS9 và B- TE1 có số nhánh đẻ cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại có số nhánh

đẻ tương đương giống đối chứng.

Sau cấy 28 ngày một số giống đã đạt số nhánh tối đa, số nhánh dao

động từ 8,8 đến 10,6. Với LSD05 = 0,64 thì các giống GS9 và Syn6 có số

nhánh cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại có số nhánh tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Ở thời điểm sau cấy 35 ngày, lúc này một số giống đã có những nhánh bị chết và số nhánh giảm dần, giống B-TE1 và TD11 đạt số nhánh tối đa. Kết quả xử lý cho thấy các giống TD11 và B-TE1 có số nhánh cao hơn giống đối chứng và các giống còn lại, giống GS9 cao hơn giống đối chứng 1,7, các giống còn lại thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Hình 3.1 cho thấy trong vụ mùa các giống lúa đẻ nhánh tăng dần từ 14 ngày sau cấy và đạt số nhánh tối đa ở 28 ngày đối với giống TH3-3, GS9, Syn6, NH2308, VL20. Các giống TD11 và B-TE1 đạt số nhánh tối đa ở 35 ngày sau cấy. Đồ thị cho thấy các giống đẻ nhánh rộ trong khoảng thời gian từ

21 đến 28 ngày.

Ở vụ xuân: Các giống lúa đẻ nhánh tăng dần từ sau cấy đến 38 và 45 ngày sau đó giảm dần. Các giống B-TE1 và TD11 đạt số nhánh tối đa sau 45 ngày, các giống còn lại đạt số nhánh tối đa sau 38 ngày cấy.

Ở thời điểm sau cấy 17 ngày số nhánh đẻ dao động từ 1,17 đến 1,23 nhánh. Với P = 0,53 cho thấy các giống lúa không có sự sai khác về số

nhánh đẻ.

Ở thời điểm sau cấy 24 ngày số nhánh của các giống dao động từ 3,07

đến 3,70 nhánh. Kết quả xử lý thống kê cho thấy với LSD = 0,77 thì các giống có số nhánh đẻ tương đương giống đối chứng.

Ở thời điểm 31 ngày sau cấy số nhánh dao động từ 4,17 đến 6,17, cao nhất là giống đối chứng 6,17, thấp nhất là giống B-TE1 và VL20. Số liệu thống kê cho thấy ở thời điểm này giống đối chứng có số nhánh cao hơn tất cả

các giống thí nghiệm, trong các giống thí nghiệm giống GS9 và Syn6 có số

nhánh cao hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Sau cấy 38 ngày một số giống đã đạt số nhánh tối đa, số nhánh dao

động từ 9,3 đến 10,8. Kết quả thống kê cho thấy tất cả các giống thí nghiệm

đều có số nhánh tương đương giống đối chứng, các giống GS9 và Syn6 có số

nhánh cao hơn các giống còn lại ở mức tin cậy 95%.

Ở thời điểm sau cấy 45 ngày, lúc này một số giống đã có những nhánh bị chết và số nhánh giảm dần, giống B-TE1 và TD11 đạt số nhánh tối đa. Kết quả xử lý cho thấy các giống TD11 và B-TE1 có số nhánh cao hơn giống đối chứng và các giống còn lại chắc chắn ở mức xác xuất 95%.

Hình 3.2. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa trong vụ xuân

Hình 3.2 cho thấy các giống lúa đẻ nhánh tăng dần đều từ 17 đến 31 ngày và tăng nhanh trong khoảng thời gian từ 31 đến 38 ngày và đạt số nhánh tối đa. Hai giống B-TE1 và TD11 đạt số nhánh tối đa ở 45 ngày sau cấy. Hình trên cho thấy cây lúa đẻ rộ trong thời gian từ 31 đến 38 ngày.

3.3.2. Khả năng đẻ nhánh của giống thí nghiệm

Mỗi giống lúa có khả năng đẻ khác nhau, tuy nhiên nếu đẻ nhiều nhưng số nhánh không ra hạt cao thì sẽ không cho hiệu quả kinh tế. Vì vậy, song song với số nhánh đẻ nhiều thì tỷ lệ đẻ nhánh hữu hiệu cũng cần được chú ý

để có năng suất lúa cao. Kết quả nghiên cứu khả năng đẻ nhánh của các giống lúa được thể hiện trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Khả năng đẻ nhánh của giống thí nghiệm TT Giống lúa Số nhánh tối đa/khóm Số nhánh hữu hiệu/khóm Tỷ lệđẻ nhánh hữu hiệu (%) 1 TH3-3 9,3 6,7 72,0 2 GS9 10,1 7,5 74,3 3 Syn6 10,6 7,8 73,6 4 TD 11 10,3 7,5 72,8 5 B-TE1 10,5 7,8 74,3 6 NH 2308 8,8 6,0 68,2 7 VL20(đ/c) 9,0 6,7 74,4 P 0,005 0,001 CV% 5,5 5,5 LSD05 0,95 0,70 Vụ xuân 1 TH3-3 9,8 6,7 69,4 2 GS9 10,4 7,4 71,2 3 Syn6 10,8 7,8 72,2 4 TD 11 10,1 7,4 73,2 5 B-TE1 10,9 7,8 71,4 6 NH 2308 9,3 6,2 66,3 7 VL20(đ/c) 9,5 6,7 70,5 P 0,004 0,00 CV% 5,2 6,5 LSD05 0,76 0,57 Kết quả bảng 3.4 cho thấy:

Ở vụ mùa 2014, do điều kiện thời tiết khá thuận lợi, nhiệt độ trung bình cao thuận lợi cho cây lúa đẻ nhánh. Do đó thời gian đẻ nhánh của các giống lúa sớm hơn vụ xuân.

Số nhánh tối đa/khóm của các giống lúa dao động từ 8,8 - 10,6 nhánh. Giống có số nhánh tối đa/khóm cao nhất là Syn6 có 10,6 nhánh, giống có số

nhánh thấp nhất là NH 2308 có 8,8 nhánh. Kết quả xử lý cho thấy các giống

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn nái xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43)