Động thái đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn nái xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 52)

Qua nghiên cứu và thực tế cho thấy cây lúa có 2 loại nhánh là nhánh hữu hiệu và nhánh vô hiệu. Nhánh hữu hiệu có khả năng cho bông và là yếu tố quyết

định số bông/m2, nhánh vô hiệu thì không có khả năng này. Nhánh hữu hiệu thường được hình thành vào kỳđầu của giai đoạn đẻ tập trung, nhánh vô hiệu là những nhánh đẻ muộn hơn hình thành ở giai đoạn cây đứng cái làm đòng.

Qua theo dõi về khả năng đẻ nhánh của các giống lúa chúng tôi đã thu

Bảng 3.3. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa (số nhánh)

Giống lúa Thời gian sau cấy……….. ngày Vụ mùa 14 21 28 35 42 49 TH3-3 1,76 4,30 9,30 8,80 - - GS9 1,80 4,80 10,10 8,50 - - Syn6 1,77 4,90 10,60 7,80 - - TD 11 1,76 4,50 9,50 10,30 7,80 - B-TE1 1,66 4,80 9,80 10,50 9,80 - NH 2308 1,66 4,10 8,80 6,50 - - VL20(đ/c) 1,66 4,30 9,00 6,80 - - P 0,230 0,001 0,002 0,000 CV% 5,3 5,9 5,8 5,9 LSD05 0,10 0,31 0,64 0,88 Vụ xuân 17 24 31 38 45 52 TH3-3 1,17 3,66 6,17 9,80 8,80 - GS9 1,20 3,70 5,97 10,40 8,50 - Syn6 1,23 3,56 5,60 10,80 7,80 - TD 11 1,20 3,07 4,27 9,50 10,10 8,2 B-TE1 1,23 3,17 4,17 9,70 10,90 8,7 NH 2308 1,20 3,07 4,27 9,30 7,10 - VL20(đ/c) 1,23 3,17 4,17 9,50 7,80 - P 0,53 0,00 0,00 0,043 0,000 CV% 5,5 3,3 3,7 5,4 5,0 LSD05 0,82 0,77 0,16 0,94 0,77

Kết quả bảng 3.3 cho thấy các vụ khác nhau các giống lúa đẻ nhánh cũng khác nhau về thời gian và số lượng. Ở vụ mùa các giống lúa đẻ nhánh sớm hơn và kết thúc sớm hơn. Về số nhánh đẻ của từng giống qua từng thời gian có sự khác nhau trong 2 vụ, nhưng sự khác nhau này không nhiều.

Ở vụ mùa: Các giống lúa đẻ nhánh tăng dần từ sau cấy đến 28 và 35 ngày sau đó giảm dần. Các giống B-TE1 và TD11 đạt số nhánh tối đa sau 35 ngày, các giống còn lại đạt số nhánh tối đa sau 28 ngày cấy.

Ở thời điểm sau cấy 14 ngày số nhánh đẻ dao động từ 1,17 đến 1,23 nhánh. Với P = 0,23 cho thấy các giống lúa không có sự sai khác về số

nhánh đẻ.

Ở thời điểm sau cấy 21 ngày số nhánh của các giống dao động từ 4,1

đến 4,9 nhánh. Kết quả xử lý thống kê cho thấy các giống Syn6, GS9 và B- TE1 có số nhánh đẻ cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại có số nhánh

đẻ tương đương giống đối chứng.

Sau cấy 28 ngày một số giống đã đạt số nhánh tối đa, số nhánh dao

động từ 8,8 đến 10,6. Với LSD05 = 0,64 thì các giống GS9 và Syn6 có số

nhánh cao hơn giống đối chứng, các giống còn lại có số nhánh tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Ở thời điểm sau cấy 35 ngày, lúc này một số giống đã có những nhánh bị chết và số nhánh giảm dần, giống B-TE1 và TD11 đạt số nhánh tối đa. Kết quả xử lý cho thấy các giống TD11 và B-TE1 có số nhánh cao hơn giống đối chứng và các giống còn lại, giống GS9 cao hơn giống đối chứng 1,7, các giống còn lại thấp hơn giống đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.

Hình 3.1 cho thấy trong vụ mùa các giống lúa đẻ nhánh tăng dần từ 14 ngày sau cấy và đạt số nhánh tối đa ở 28 ngày đối với giống TH3-3, GS9, Syn6, NH2308, VL20. Các giống TD11 và B-TE1 đạt số nhánh tối đa ở 35 ngày sau cấy. Đồ thị cho thấy các giống đẻ nhánh rộ trong khoảng thời gian từ

21 đến 28 ngày.

Ở vụ xuân: Các giống lúa đẻ nhánh tăng dần từ sau cấy đến 38 và 45 ngày sau đó giảm dần. Các giống B-TE1 và TD11 đạt số nhánh tối đa sau 45 ngày, các giống còn lại đạt số nhánh tối đa sau 38 ngày cấy.

Ở thời điểm sau cấy 17 ngày số nhánh đẻ dao động từ 1,17 đến 1,23 nhánh. Với P = 0,53 cho thấy các giống lúa không có sự sai khác về số

nhánh đẻ.

Ở thời điểm sau cấy 24 ngày số nhánh của các giống dao động từ 3,07

đến 3,70 nhánh. Kết quả xử lý thống kê cho thấy với LSD = 0,77 thì các giống có số nhánh đẻ tương đương giống đối chứng.

Ở thời điểm 31 ngày sau cấy số nhánh dao động từ 4,17 đến 6,17, cao nhất là giống đối chứng 6,17, thấp nhất là giống B-TE1 và VL20. Số liệu thống kê cho thấy ở thời điểm này giống đối chứng có số nhánh cao hơn tất cả

các giống thí nghiệm, trong các giống thí nghiệm giống GS9 và Syn6 có số

nhánh cao hơn giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Sau cấy 38 ngày một số giống đã đạt số nhánh tối đa, số nhánh dao

động từ 9,3 đến 10,8. Kết quả thống kê cho thấy tất cả các giống thí nghiệm

đều có số nhánh tương đương giống đối chứng, các giống GS9 và Syn6 có số

nhánh cao hơn các giống còn lại ở mức tin cậy 95%.

Ở thời điểm sau cấy 45 ngày, lúc này một số giống đã có những nhánh bị chết và số nhánh giảm dần, giống B-TE1 và TD11 đạt số nhánh tối đa. Kết quả xử lý cho thấy các giống TD11 và B-TE1 có số nhánh cao hơn giống đối chứng và các giống còn lại chắc chắn ở mức xác xuất 95%.

Hình 3.2. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa trong vụ xuân

Hình 3.2 cho thấy các giống lúa đẻ nhánh tăng dần đều từ 17 đến 31 ngày và tăng nhanh trong khoảng thời gian từ 31 đến 38 ngày và đạt số nhánh tối đa. Hai giống B-TE1 và TD11 đạt số nhánh tối đa ở 45 ngày sau cấy. Hình trên cho thấy cây lúa đẻ rộ trong thời gian từ 31 đến 38 ngày.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn nái xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)