Chiều cao của các giống lúa thí nghiệm qua các thời kỳ sinh trưởng

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn nái xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 59)

Chiều cao cây là một đặc tính di truyền của giống, nó phản ánh rõ nét sức sinh trưởng và phát triển của cây lúa qua từng thời kỳ. Sự tăng trưởng về

chiều cao cây là kết quả của sự tăng trưởng về thân từ lúc nảy mầm đến giai

đoạn hình thành ống, vươn lóng và trỗ bông hoàn toàn. Quá trình tăng trưởng này là sự phân chia và giãn ra theo chiều dọc của lớp tế bào ở mô phân sinh

ngoại cảnh bên ngoài như nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, sâu bệnh hại và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc.

Nghiên cứu về chiều cao cây và động thái tăng trưởng chiều cao cây giúp chúng ta có thể biết được giống đó thuộc loại hình cao cây hay thấp cây, khả năng sinh trưởng tốt hay kém, khả năng chống đổ tốt hay không. Bên cạnh đó còn nhằm đưa ra các biện pháp kỹ thuật trồng trọt cụ thể tác động với từng thời kỳ khác nhau để kìm hãm hoặc tăng nhanh chiều cao cây tuỳ theo mục đích nhà sản xuất.

Kết quả theo dõi chiều cao của các giống lúa qua 2 vụ được trình bày ở

bảng 3.5.

Kết quả bảng 3.5 cho thấy chiều cao cây lúa tăng dần từ giai đoạn đẻ

nhánh đến chín. Chiều cao cây lúa có sự khác nhau ở các giai đoạn giữa các giống lúa cả ở vụ mùa và vụ xuân.

Ở vụ mùa: Thời kỳ đẻ nhánh các giống lúa có chiều cao từ 53,2 đến 62,2. Với P = 0,34 cho thấy chiều cao cây lúa ở giai đoạn này không có sự sai khác nhau giữa các giống lúa.

Thời kỳ làm đòng chiều cao các giống lúa dao động từ 85,4 đến 100,6 cm. Giống có chiều cao lớn nhất là Syn6 cao 100,6 cm, thấp nhất là TH3-3 cao 85,4 cm. Kết quả xử lý cho thấy các giống Syn6, TD11, B-TE1, NH2308 có chiều cao lớn hơn giống đối chứng, các giống GS9, TH3-3 có chiều cao tương đương giống đối chứng.

Giai đoạn trỗ bông chiều cao của các giống lúa dao động trong khoảng 97 đến 116,5. Số liệu xử lý cho kết quả giống TD11 cao hơn giống đối chứng và giống TH3-3, đồng thời có chiều cao tương đương với các giống còn lại. Các giống còn lại có chiều cao tương đương giống đối chứng và cũng cao tương đương nhau ở mức tin cậy 95%.

Bảng 3.5. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm

(Đơn vị tính: Cm)

Giống lúa Giai đoạn sinh trưởng

Đẻ nhánh Làm đòng Trỗ bông Chín Vụ mùa TH3-3 58,5 85,4 97,8 104,7 GS9 59,7 86,8 103,5 109,6 Syn6 62,2 100,6 107,8 114,7 TD 11 58,9 98,7 116,5 124,3 B-TE1 54,0 95,2 112,9 119,6 NH2308 53,2 95,5 112,5 118,5 VL20(đ/c) 56,5 87,7 90,3 96,5 P 0,34 0,00 0,03 0,00 Cv% 8,6 5,4 8,3 4,8 LSD05 8,82 5,66 15,6 5,53 Vụ xuân TH3-3 56,3 84,6 97,6 103,9 GS9 57,8 85,7 102,0 108,5 Syn6 60,2 98,6 107,8 113,7 TD 11 56,9 95,7 116,7 123,6 B-TE1 51,0 90,2 112,5 118,7 NH2308 51,2 93,5 111,8 117,6 VL20(đ/c) 54,6 85,7 90,5 96,3 P 0,004 0,01 0,001 0,000 Cv% 5,3 5,1 7,4 6,3 LSD05 4,22 8,26 10,21 8,62

Chiều cao cây cuối cùng có sự dao động trong khoảng 96,5 đến 124,3cm. Qua xử lý thống kê cho thấy các giống TD11, B-TE1, NH2308, Syn6 có chiều cao lớn hơn giống đối chứng, giống GS9, TH3-3 tương đương VL20 đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Ở vụ xuân: Các giống lúa có chiều cao từ 51,0 đến 60,2cm ở thời kỳđẻ

nhánh. Kết quả xử lý cho thấy chiều cao cây lúa ở giai đoạn này có sự sai khác giữa các giống lúa. Các giống Syn6, GS9, TD11,TH3-3 có chiều cao

tương đương giống đối chứng. Các giống NH 2308, B-T E1 có chiều cao thấp hơn giống đối chứng.

Thời kỳ làm đòng chiều cao các giống lúa dao động từ 84,6 đến 98,6 cm. Giống có chiều cao lớn nhất là Syn6 cao 98,6 cm, thấp nhất là giống TH3-3 84,6 cm. Kết quả xử lý cho thấy các giống Syn6, TD11, NH2308 có chiều cao lớn hơn giống đối chứng, các giống GS9, TH3-3, B-TE1có chiều cao tương đương giống đối chứng.

Giai đoạn trỗ bông chiều cao của các giống lúa dao động trong khoảng 96,3 đến 123,6. Số liệu xử lý cho kết quả giống TD11, B-TE1, NH 2308 cao hơn giống đối chứng, giống TH3-3, Syn6, GS9 có chiều cao tương đương với các giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Chiều cao cây cuối cùng có sự dao động trong khoảng 96,5 đến 124,3cm. Qua xử lý thống kê cho thấy các giống TD11, B-TE1, NH2308, Syn6 có chiều cao lớn hơn giống đối chứng, giống GS9 và giống TH3-3 tương đương giống đối chứng ở mức tin cậy 95%.

Hình 3.4. Động thái chiều cao cây của các giống lúa thí nghiệm

Hình 3.4 cho thấy chiều cao cây lúa ở các giai đoạn trong của các giống lúa ở 2 vụ mùa và xuân tương đương nhau, sự sai khác không nhiều.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sản xuất của đàn lợn nái ngoại nuôi tại trại lợn nái xã Tân Thành, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 59)