Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa tổ chức tại viện vắcxin và sinh phẩm y tế (Trang 44 - 49)

2.2.1.1. Yếu tố văn hóa xã hội

Văn hóa Việt Nam dưới quan niệm là văn hóa dân tộc thống nhất trên cơ sở đa sắc thái văn hóa tộc người được thể hiện ở ba đặc trưng chính.

Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, có những phong tục đúng đắn, tốt đẹp từ lâu đời, có những lễ hội nhiều ý nghĩa sinh hoạt cộng đồng, những niềm tin bền vững trong tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính cặn kẽ và ẩn dụ trong giao tiếp truyền đạt của ngôn ngữ, từ truyền thống đến hiện đại của văn học, nghệ thuật.

Đặc trưng thứ hai: sự khác biệt về cấu trúc địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, dân cư đã tạo ra những vùng văn hoá có những nét đặc trưng riêng tại Việt Nam. Từ cái nôi của văn hóa Việt Nam ở đồng bằng sông Hồng của người Việt chủ đạo với nền văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái văn hóa các dân tộc miền núi tại Tây bắc và Đông bắc. Từ các vùng đất của Việt Nam thời dựng nước ở Bắc Trung bộ đến sự pha trộn với văn hóa ChamPa của người Chăm ở Nam Trung Bộ. Từ những vùng đất mới ở Nam Bộ với sự kết hợp văn hóa các tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa và tộc người ở Tây Nguyên.

Đặc trưng thứ ba: với một lịch sử có từ hàng nghìn năm của người Việt cùng với những hội tụ về sau của các dân tộc khác, từ văn hóa bản địa của người Việt cổ từ thời Hồng Bàng đến những ảnh hưởng từ bên ngoài trong trong hàng nghìn năm nay. Với những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á đến những ảnh hưởng của Pháp từ thế kỷ 19, phương Tây trong thế kỷ 20 và toàn cầu hóa từ thế kỷ 21. Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo các thời kỳ lịch sử, có những khía cạnh mất đi nhưng cũng có những khía cạnh văn hóa khác bổ sung vào nền văn hóa Việt Nam hiện đại.

Một số yếu tố thường được coi là đặc trưng của văn hóa Việt Nam khi nhìn nhận từ bên ngoài bao gồm tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, thủ công mỹ nghệ, lao động cần cù và hiếu học.

Hệ quả của tính cộng đồng và tính tự trị dẫn đến những ưu nhược điểm trong tính cách, trong ứng xử của người Việt Nam:

Ưu điểm:

- Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau.

- Nếp sống dân chủ, bình đẳng.

- Tinh thần tự lập, nếp sống tự cấp, tự túc.

- Tính cần cù, vượt khó.

Nhược điểm:

- Vai trò cá nhân bị thủ tiêu.

- Dựa dẫm, ỷ lại, thiếu năng động, sáng tạo.

- Tính cào bằng.

- Tính tư hữu ích kỉ, đố kị.

- Tính bè phái địa phương cục bộ.

- Gia trưởng, tôn ti.

Con người Việt Nam hiện nay được thừa hưởng những nét văn hóa dân tộc hàng nghìn năm như: tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, thủ công mỹ nghệ, lao động cần cù, hiếu học và thừa hưởng nền triết học Mác–Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chúng ta đã và đang phát triển nên thế hệ con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa hạn chế tối đa những mặt khuyết điểm, phát huy các ưu điểm để có đủ phẩm chất, năng lực… để xây dựng và bảo vệ đất nước.

2.2.1.2. Đặc thù cơ bản ngành y tế nói chung và sản xuất vắc xin nói riêng

Đặc thù cơ bản ngành y tế:Đặc thù lao động của ngành y tế liên quan đến tính

mạng, sức khoẻ con người là ngành nhân đạo (thầy thuốc) vì vậy đòi hỏi người cán bộ y tế phải tinh thông nghề nghiệp, phải có lương tâm nghề nghiệp. Ai đã từng đi khám bệnh hoặc đi chữa bệnh ở các cơ sở y tế mới thấy được câu nói của Bác Hồ “Lương y

như từ mẫu” quan trọng đến nhường nào. Làm bất cứ nghề gì cũng cần đến lương tâm, trách nhiệm, đạo đức của người làm nghề, nhưng với đặc thù của ngành y thì người hành nghề cần phải đề cao đạo đức nghề nghiệp mà xã hội thường gọi là y đức.

Công cụ trong ngành y tế: các máy móc thiết bị y tế đòi hỏi công nghệ cao, kiểm định kỹ lưỡng và bảo quản vệ sinh nghiêm ngặt.

Sản phẩm của ngành Y tế là dịch vụ y tế, là dược phẩm, là vắc xin và sinh phẩm y tế …

Nguồn nhân lực của ngành hiện nay trong tình trạng thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao. Số lượng y tá, điều dưỡng, trung cấp xét nghiệm tốt nghiệp ra trường rất nhiều, trong khi đó số lượng bác sĩ chuyên khoa 1, 2, thạc sĩ, kỹ sư sinh học … có kiến thức và kinh nghiệm là rất hiếm, chủ yếu tập trung ở các thành phố trung tâm và làm

việc tại nước ngoài. Ngoài ra, chế độ tiền lương chưa hợp lý ở khu vực nhà nước so

với khu vực doanh nghiệp nên khó thu hút lao động có trình độ chuyên môn tốt, dễ phát sinh tiêu cực. Cuối cùng, công tác đào tạo ban đầu cũng như đào tạo liên tục không theo kịp yêu cầu của thị trường và các tiến bộ khoa học công nghệ. Ngoài ra, điều kiện làm việc, sinh hoạt cũng là một trong những trở ngại đối với lao động.

Đặc thù cơ bản ngành sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế:

Ngoài những đặc thù cơ bản tương tự như ngành Y tế nói chung, ngành sản xuất vắc xin và sinh phẩm y tế tập trung vào những đặc thù riêng như sau:

- Mảng chính là Y học dự phòng nên ít tiếp xúc trực tiếp với người bệnh như các

bác sĩ, y tá

- Áp lực gay gắt trong việc đảm bảo chất lượng vắc xin và sinh phẩm từ các khâu nghiên cứu, sản xuất và ra thành phẩm, vì những phản ứng phụ sau khi tiêm vắc xin, sinh phẩm rất hay xảy ra và khó tránh khỏi tử vong cho người được tiêm

- Tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, môi trường độc hại trong quá trình nghiên cứu

và sản xuất, dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh cho người sản xuất

- Ngành sản xuất vắc xin sinh phẩm đòi hỏi sự cập nhật liên tục tiến bộ của khoa

học công nghệ thế giới để phát triển được sản phẩm an toàn nhất cho sức khỏe con người. Các công nghệ mới trong sản xuất vacxin đã góp phần quan trọng trong quá trình phòng chống bệnh tật cho con người. Sự bùng nổ về số lượng các công nghệ như

tái tổ hợp ADN, tinh khiết đại phân tử, sinh hoá học Protein … đã tạo ra nhiều ứng dụng trong sản xuất các loại vacxin đặc hiệu cho nhiều loại bệnh mà y học tưởng như bó tay (Viêm gan B, viêm não Nhật Bản, …). Trong khoảng hai thập kỷ cuối của thiên niên kỷ thứ 2 đã có sự bùng nổ về số lượng những vấn đề kỹ thuật trong sản xuất vacxin mới. Có được sự phát triển này là do những tiến bộ nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm sinh học phân tử, công nghệ tái tổ hợp ADN (rADN), sinh hoá học protein, hoá học polysaccharit, sinh hoá học phân tích, tinh khiết đại phân tử, virut học, vi khuẩn học, huyết thanh học và miễn dịch học. Một vài ứng dụng sớm nhất của những công nghệ mới hơn đã dành cho những vacxin đã có, với mục đích là để tăng số lượng sản xuất (như vacxin viêm gan B) hoặc để có sự an toàn hơn (như vacxin ho gà vô bào).

2.2.1.3. Yếu tố bối cảnh toàn cầu

Quá trình toàn cầu hoá diễn ra sự giao lưu giữa các nền văn hoá, đã bổ sung thêm giá trị mới cho văn hoá mỗi nước, biết cách chấp nhận những luật chơi chung, những giá trị chung để cùng hợp tác phát triển. Đồng thời trong quá trình này, các giá trị văn hoá truyền thống của các quốc gia được khơi dậy, làm tôn vinh tên tuổi của các quốc gia đó trên thị trường thế giới.

Hoạt động kinh doanh ngày càng mang tính toàn cầu, khả năng cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt nên đòi hỏi các chủ thể kinh doanh phải khai thác các thế mạnh trong đó văn hoá là một điển hình. Nền kinh tế toàn cầu làm cho môi trường kinh doanh biến đổi nhanh hơn và nâng cao chuẩn mực văn hoá hơn, điều đó đòi hỏi các chủ thể phải xây dựng được văn hoá có tính thích nghi, có sự tin cậy cao độ để cạnh tranh thành công.

2.2.1.4. Yếu tố dân số

Chiến lược dân số là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước; một trong những vấn đề hàng đầu tác động trực tiếp đến nền kinh tế - xã hội; là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Chính vì vậy, dân số vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển.

Báo cáo Phát triển con người (HDR) năm 2005 của Chương trình phát triển LHQ cho biết, do duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế nên vị trí xếp hạng về chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã được nâng lên: từ vị trí 112 năm 2004 lên vị trí

108 năm 2005 trong tổng số 177 nước được xếp hạng. Chỉ số phát triển con người là chỉ số tổng hợp của các chỉ tiêu về kết quả tăng trưởng kinh tế, giáo dục và y tế nhằm đo tiến độ trong lĩnh vực phát triển con người về dài hạn.

Bảng 2.2: Dự báo cơ cấu dân số Việt Nam theo tuổi, 2010-2050

Đvt : % Năm Nhóm dân số 2010 2015 2020 2025 2030 2035 2040 2045 2050 Trẻ em (0-14) 26,3 25 23,4 21,9 20,4 19,2 18,3 17,7 17,2 Tuổi L.động (15-59) 65,8 5,9 65,6 64,7 63,8 62,5 60,9 59,0 56,7 Cao tuổi (60+) 7,9 9,1 11 13,4 15,8 18,3 20,8 23,3 26,1

(Nguồn: United Nations, 2007)

Dân số Việt Nam theo cơ cấu tuổi trong giai đoạn 2010-2050. Trong hai thập kỷ tới, dân số trong tuổi lao động ở Việt Nam sẽ tăng lên mạnh mẽ, đạt mức xấp xỉ 65% tổng dân số trong giai đoạn 2015-2025.

2.2.1.5. Yếu tố kinh tế :

Suy thoái kinh tế toàn cầu vẫn còn tiếp diễn. Khi khủng hoảng kinh tế xảy ra, mọi ngành đều chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp

Tác động trực tiếp:

- Công việc ít, cạnh tranh trong và ngoài nước tăng lảm giảm giá thành và tăng chi phí.

- Phải cắt giảm các nguồn chi cho nghiên cứu và phát triển do nguồn ngân sách

nhà nước chi cho hoạt động y tế giảm sút.

Tác động gián tiếp:

- Kinh tế suy thoái khiến mọi người có thể rơi vào nguy cơ giảm thu nhập, tăng chi tiêu, thất nghiệp… một số khác có cơ hội thao túng thị trường… làm đời sống, xã hội bị xáo trộn gây tâm lý hoang mang, phòng thủ… lực lượng lao động, công việc của có nguy cơ thay đổi lớn ở thời gian tiếp theo.

- Chính phủ sẽ có những thay đổi lớn về điều hành đất nước dẫn đến thay đổi chính sách, môi trường đầu tư…

2.2.1.5. Yếu tố khoa học công nghệ

Yếu tố khoa học công nghệ được xem là nhân tố quyết định trong việc phát triển

ngành sản xuất vắc xin hay bất kì sản phẩm liên quan đến khoa học nào. Các quốc gia

pháp sản xuất mới để phục vụ tốt nhất cho sức khỏe con người. Nếukhông theo kịpcác phương pháp, công nghệ mới thì sẽ trở nên lạc hậu và mất khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa tổ chức tại viện vắcxin và sinh phẩm y tế (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)