Tập đoàn Toyota Industries Corporation – Nhật Bản

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa tổ chức tại viện vắcxin và sinh phẩm y tế (Trang 35 - 38)

Ngày nay, mỗi khi nghe nói đến Toyota, gần như ai cũng chỉ liên tưởng ngay tới một thương hiệu về ôtô. Thật ra, khởi nguồn của thương hiệu này là máy dệt, đặc biệt

là máy dệt tự động. Toyota là một trong những thương hiệu được coi là hình ảnh và uy danh của Nhật Bản. Như những thương hiệu nổi tiếng khác của Nhật Bản, quá trình hình thành và phát triển của thương hiệu này cũng phản ánh và là một phần của lịch sử Nhật Bản. Người sáng lập ra tập đoàn Toyota Industries Corporation, Ltd. ngày nay là Toyoda Sakichi (1867-1930). Là con của một người thợ mộc, Toyoda Sakichi đã bền chí học tập và lao động sáng tạo để rồi về sau được công nhận là nhà phát minh vĩ đại nhất của Nhật Bản. Sự nghiệp phát minh sáng tạo của ông bắt nguồn từ khao khát cải tiến máy dệt vải để những nữ công nhân dệt vải bớt vất vả và máy dệt vải tự động cũng được coi là phát minh lớn nhất, có giá trị thực tiễn lâu bền nhất của ông. Sau này, ôtô mang nhãn hiệu Toyota chinh phục được cả nước Nhật lẫn thế giới nhờ cái gọi là "Hệ thống sản xuất Toyota" (TPS) thì chính TPS cũng lại xuất xứ từ chiếc máy dệt tự động kia: Nó không chỉ là chiếc máy dệt tự động hoàn toàn, mà còn tự ngừng hoạt động mỗi khi xảy ra lỗi hoặc trục trặc trong mọi công đoạn của quá trình sản xuất. Đó là thời kỳ đầu thế kỷ 20. Ngay từ những năm đầu của thập kỷ 30 trong thế kỷ trước, Toyoda Sakichi đã nhận ra được tầm quan trọng và triển vọng của ngành chế tạo ôtô trong tương lai. Ông bán một số phát minh sáng chế của mình cho nước ngoài để có vốn đầu tư vào ngành công nghiệp chế tạo ôtô. Chiếc xe tải đầu tiên dòng GG và xe ôtô con dòng A1 được ông cho chế tạo năm 1935 ở ngay trong xưởng sản xuất máy dệt của mình. Ngày 28/8/1937, ông thành lập công ty Toyota Motors Corporation. Chữ cái "d" trong tên của ông được đổi thành "t" trong tên của công ty vì như vậy dễ viết ra hơn trong tiếng Nhật. Thương hiệu Toyota ra đời từ đó. Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, công ty của ông chế tạo xe vận tải cho quân đội Nhật Bản. Nước Nhật bị bom đạn chiến tranh tàn phá, nhưng nhà xưởng và tài sản của công ty lại gần như không bị suy xuyển gì. Từ năm 1947, công ty lại sản xuất ôtô các loại và sự thăng hoa của thương hiệu này kể từ đó khiến cho hậu thế đồng hóa Toyota với ô tô mà quên mất cội nguồn xa xưa là những chiếc máy dệt tự động góp phần tăng năng suất lao động và giúp biết bao nữ công nhân ngành dệt đỡ vất vả. Theo xếp hạng của "BrandZ Top 100" của tập đoàn Millward Brown Optimor, vốn được coi là có uy tín nhất thế giới về xếp hạng giá trị thương hiệu, Toyota là thương hiệu có giá nhất trên lĩnh vực ôtô với 24,2 tỷ USD và đứng thứ 27 trong danh sách các thương hiệu hàng đầu thế giới.

Điều gì khiến Toyota thành công vượt trội trong lĩnh vực ô tô toàn thế giới, khi mà trong quá khứ, Mỹ là cường quốc tiên phong trong ngành công nghiệp này. Ngoài

các triết lý kinh doanh tất cả vì khách hàng, thay đổi theo khách hàng, thì chính văn hóa gia đình đặc thù đã làm nên sức mạnh Toyota.

Thứ nhất, Toyota là nơi xem trọng việc giáo dục nhân viên với tầm nhìn dài hạn, giống như một thành viên trong gia đình.

Xem trọng việc đào tạo nguồn nhân lực được biết tới là yếu tố ăn sâu vào yếu tố di truyền DNA của Toyota. Năm 1935 vào trong lễ tưởng niệm lần thứ 6 ngày mất của ông Toyoda-Sakichi (1867-1930) người sáng lập ra Toyota, câu nói sau đã được lưu

trong bản cương lĩnh “Phát huy tinh thần thân tình hữu ái, tạo dựng nét đẹp văn hóa

gia đình trong nội bộ công ty”. Nhân viên cũng giống người trong gia đình, việc tạo ra

được môi trường mà mỗi nhân viên đều có những tình cảm dành cho những người xung quanh và xây dựng được những mối quan hệ team-work theo phong cách gia đình là hết sức quan.

Ông Toyoda Sakichi (nguyên giám đốc Toyota) thường là có câu cửa “Một nước nghèo như nước Nhật, nếu người lao động và người chủ sản xuất không cùng cố gắng đồng tâm hiệp lực thì sẽ không thể nào thắng được các doanh nghiệp nước ngoài”. Bước vào những năm 1960 Toyota cũng mới chỉ dừng lại một doanh nghiệp quy mô tầm trung ở một vùng quê của Nhật. Năm 1963 để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng loạt, các công xưởng sản xuất của Toyota nằm trong thành phố Toyota tỉnh Ai Chi đã tuyển dụng rất nhiều lao động trẻ vừa mới chỉ tốt nghiệp cấp 2 cấp 3 trên toàn nước Nhật. Nhưng khi đó thành phố Toyota vẫn chỉ là một tỉnh lẻ, còn thiếu thốn nhiều về điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng để có thể tiếp nhận một lượng lớn người lao động đến sinh sống và làm việc. Vì thế công ty Toyota đã cho xây dựng siêu thị, nhà trẻ và cả kí túc xá cho những người độc thân. Cũng không quá lời khi nói rằng công ty Toyota đã tự xây cho riêng mình một thương hiệu “một doanh nghiệp – một thành phố”.

Thời kỳ này, Toyota giống như công ty trông nom chăm sóc những đứa trẻ đến từ khắp nước Nhật (lao động phần nhiều là học sinh cấp 2 cấp 3), bởi vậy không có lý do gì để Toyota sử dụng nhân viên giống như vật dụng dùng một lần rồi vứt bỏ, cũng không thể để những đứa trẻ ấy bị lạc lõng nơi đầu đường được. Chính vì vậy, Toyota đã bắt tay vào xây dựng môi trường làm việc sao cho mỗi nhân viên là một thành viên trong gia đình, và gia đình ấy phải là một nơi dễ sống, dễ làm việc. Chính những điều này đã tạo dựng nên nền tảng cho văn hóa công ty được biết đến là chủ nghĩa văn hóa

đại gia đình của Toyota ngày nay. Vì lẽ đó, Toyota không phán đoán dựa trên kết quả nhất thời, Toyota đào tạo nâng cao năng lực nhân viên với tầm nhìn dài hạn.

Thứ hai, ở Toyota không xây dựng thành công từ những Charisma (Key Man)- những nhân vật xuất chúng tuyệt đối.

Toyota không có những nhân vật xuất chúng được gọi như Steve Job của Apple hay Bill Gate của Microsoft. Vậy điều gì đã làm cho Toyota có thể lớn mạnh như ngày nay? Có thể nói rằng tại Toyota, mỗi tổ trưởng, mỗi công xưởng trưởng những người đang làm việc trực tiếp trong công xưởng sản xuất, đều có cơ hội để trở thành một Key man. Chính môi trường làm việc này giúp đào tạo được nhiều người có thể làm việc và đây chính là sức mạnh của Toyota.

Việc đào tạo nhân lực gồm có đào tạo kĩ thuật và giáo dục truyền thống. Đào tạo kỹ thuật hay know-how hoàn toàn có thể học từ những chuyên gia ngoài công ty. Nhưng để đào tạo tinh thần, truyền thống công ty thì người ngoài công ty không thể làm được. Điểm mạnh thật sự của công ty nằm ở việc có thể kế thừa những cách làm việc đậm tính truyền thống của công ty trong suốt tiến trình lịch sử, cấp trên chỉ cấp dưới, tiền bối chỉ hậu bối.

Hiện nay các công ty thường quá phụ thuộc vào những Charisma (key man), nếu mất đi những Charisma này thì thường những công ty này sẽ không thể hoạt động một cách trơn tru được. Toyota thì khác, không có Charisma mang tính tuyệt đối nhưng Charisma tầm trung có ở khắp mọi nơi trong công xưởng. Cấp trên và tiền bối đi trước sẽ chỉ bảo tận tình để những hậu bối, nhân viên của mình tiếp nối truyền thống đó, bởi vậy Toyota mới có được sức mạnh như ngày nay.

Trong xã hội ngày nay, khi chủ nghĩa thành quả, chủ nghĩa cá nhân đang phát triển rầm rộ, có lẽ không ít người cho rằng cách suy nghĩ của Toyota đã trở nên lỗi thời. Thế nhưng với việc coi trọng phát triển, giáo dục nguồn nhân lực theo phong cách của riêng mình, ngày nay Toyota vẫn đứng đó, đại diện cho ngành sản xuất Nhật Bản và vẫn đang duy trì tốc độ tăng trưởng và doanh số bán hàng, điều này không có gì phải bàn cãi.

Một phần của tài liệu Phát triển văn hóa tổ chức tại viện vắcxin và sinh phẩm y tế (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)