4.3.1 Yếu tố bên trong
4.3.1.1 Nguồn nhân lực
Tổng số nhân viên là 113 (có 90 nam và 23 nữ), Trong đó cấp bậc học vấn của nhân viên như sau:
Bảng 4.6 Trình độ nhân sự Công ty Cổ Phần Đầu Tư Thúy Sơn theo bộ phận.
Bộ phận Trình độ Số lượng (người) Quản lý Thạc sĩ 1 Đại học 7 Trung cấp 10 Tốt nghiệp 12 4 Sản xuất Trung cấp 2 Tốt nghiệp 12 1 Lao động phổ thông 83 Quản lý dự án Đại học 4 Trung cấp 1 Tổng cộng: 113
Qua thống kê ở bảng trên cho thấy lao động phổ thông và tốt nghiệp 12 chiếm tỷ lệ 77,9% tại nhà máy sản xuất dăm gỗ, trình độ đại học là 11 chiếm 9,7%, trung cấp là 13 chiếm 11,5%, trình độ thạc sĩ là 1 chiếm 0.9%. Như vậy, ta thấy doanh nghiệp có số lượng lao động nhỏ và trình độ của nhân viên trong nhà máy còn thấp, làm việc chủ yếu bằng kinh nghiệm là chính. Đồng thời số lượng nam chiếm đa số là do công ty chủ yếu sử dụng lao động trong xưởng sản xuất nên lượng nam nhiều cũng là điều hợp lý. Thêm vào đó trong công ty có đội ngũ lao động trực tiếp là chủ yếu, đây cũng là đặc thù của ngành chế biến kinh doanh lâm nghiệp dựa trên năng lực sản xuất của máy móc thiết bị với sức lao động của con người. Nhìn chung trình độ nguồn lao đông của công ty là chưa cao.
Tuy nhiên, thời gian qua Ban lãnh đạo công ty cũng rất chú trọng đến yếu tố nhânlực,công tác nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn của cán bộ -
Quỹ lương
công nhân viên tháng 01/2013 công ty đã đưa nhiều cán bộ tham gia tập huấn lớp học FSC-COC. Bên cạnh đó, công ty rất quan tâm chăm lo cho đời sống của cán bộ - công nhân viên. Ngày 8/6/2012 công ty Thúy Sơn đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ và bệnh nghề nghiệp cho cán bộ công nhân viên, đưa vào sử dụng khu cư xá miễn phí giải quyết chỗ ở cho một bộ phận nhỏ nhân viên ở xa, hàng năm nhân ngày 8-3 tổ chức và tặng quà cho chị em trong công ty. Ngoài ra, công ty còn giúp nhân viên vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi. Bên cạnh đó công ty cũng thực hiện đầy đủ các chính sách về lương, phúc lợi khác theo kết quả hoạt động của công ty. Đồng thời cũng thực hiện theo những quy đinh của nhà nước. Hiện nay công ty Thúy Sơn hàng năm dành các khoảng chi về lương, BHXH, BHYT, TN theo số liệu thống kê như sau
Bảng 4.7Tổng quỹ lương và các loại BH của công ty qua 3 năm.
ĐVT: Triệu đồng Năm 2011 2012 2013 Tổng lương 3.756 4.081 5.025 BHXH 130 161 433 BHYT 26,5 28,5 81,0 Thất nghiệp 11,8 14,9 36,0
(Nguồn thu: Phòng kế toán-tài chính)
Qua số liệu thống kê ở bảng trên cho ta thấy tổng quỹ lương, BHXH, BHYT, thất nghiệp của công ty Thúy Sơn luôn tăng qua các năm. Nguyên nhân là do tiền lương và các khoản khác phải trả cho người lao động tăng lên. Điều này cho thấy ban lãnh đạo của công ty luôn quan tâm đến thu nhập và đời sống của cán bộ nhân viên theo từng thời điểm kinh tế khác nhau. Tuy nhiên với tổng mức lương chi trả cho nhân viên như trên được đánh giá chưa phải là cao so với mức sống hiện tại. Bên cạnh đó quy chế lương thưởng, xử phạt
nội bộ hiện nay đạt dưới 70% mức độ hài lòng của đội ngủ nhân viên.
4.3.1.2Cơ sở vật chất của công ty
Nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thõa mãn ngày một cao của khách hàng. Trong những năm qua công ty đã không ngừng đầu tư các trang thiết bị máy móc, đầu tư mở rộng nhà xưởng. Hiện tại công ty Thúy Sơn cũng đã xây dựng trung tâm nghiên cứu và phát triển sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Công ty thực hiện
một cách có hiệu quả trong việc đầu tư đổi mới các trang thiết bị cũ và thay thế bằng những thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ thị trường nước ngoài. Dưới đây là bảng thống kê về một số loại máy móc thiết bị đã được đưa vào hoạt động trong nhà máy:
Bảng 4.8Máy móc thiết bị
ĐVT: 1000 đồng
STT Tên ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
1 Máy băm nhỏ Cái 3 742.500 2.227.500
2 Máy băm lớn Cái 1 1.368.500 1.368.500
3 Băng tải Cái 2 500.000 1.000.000
4 Xe cẩu 30 tấn Chiếc 2 750.000 1.500.000 5 Xe xúc lật 3,5 tấn Chiếc 2 650.000 1.300.000 6 Xe ben 10 tấn Chiếc 4 250.000 1.000.000 7 Xe ủi D40, D31 Chiếc 2 350.000 700.000 8 Xe nâng hàng 5 tấn Chiếc 1 450.000 450.000 9 Trạm cân Trạm 2 250.000 500.000 10 Trạm điện 1250 KVA Trạm 1 1.200.000 1.200.000 Tổng cộng 20 5.279.350 11.246.000 (Nguồn: Phòng Hành Chính Kế Toán)
Ngoài ra công ty có các dây chuyền sản xuất dăm gỗ Bạch đàn, Tràm, Keo,…với dây chuyền này giúp cho công ty chủ động được rất nhiều trong sản xuất. Hiện Nhà máy sản xuất dăm gỗ của công ty đạtcông suất từ 8.000 kg/giờ đến 30.000 kg/giờ (khoảng 480.000 tấn gỗ nguyên liệu/ năm) với vốn đầu tư 3.542 triệu đồng.
Như vậy từ kêt quả thống kê cơ sở vật chất của công ty cho thấy công ty cũng đã trang bị được những máy móc thiết yếu cho chế biến dăm gỗ xuất khẩu. Nhưng để mở rộng quy mô sản xuất và cải tiến sản phẩm thì đòi hỏi công ty phải đầu tư cao hơn nhiều.
4.3.1.3 Hoạt động tiếp cận và mở rộng thị trường của công ty
Trong kinh doah thì hoạt động chiêu thị, mở rộng thị trường luôn đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, việc xúc tiến thương mại đối với công ty luôn được xác định là công việc thường xuyên, liên tục. Qua việc tham gia các kỳ
hội chợ, hội thảo, doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm tới các đối tác ngoài nước, đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng, mong muốn ngyaf càng có nhiều cơ hội thâm nhập vào các thị trường lớn như: EU, Hoa Kỳ,...Ngoài ra, hiện nay công ty đã xây dựng một trang web riêng để quảng bá sản phẩm và tìm kiếm khách hàng mới cho mình. Đối với khách hàng quen thuộc, công ty thường gửi fax. Email chào hàng, còn trong buổi tiếp xúc với đối tác mới hay tham gia hội chợ quốc tế, công ty thường sử dụng catalogue để giới thiệu sản phẩm, quy trình sản xuất.
4.3.1.4 Nghiên cứu và phát triển
Năm 2011, công ty Thúy Sơn đã xây dựng xong chuỗi kế hoạch về cây giống lâm nghiệp - trồng rừng tập trung và phân tán - thu mua - chế biến (100% giá trị gỗ được sử dụng) - xuất khẩu.
Công ty được sự trợ giúp về tài chánh không hoàn lại của chương trình hỗ trợ cạnh tranh toàn cầu (GLOBAL COMPETITIVENESS FACILITY - “GCF”) thuộc Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế Đan Mạch (DANIDA) của Chính Phủ Đan Mạch, dành cho dự án do TSG xây dựng và GCF chọn tài trợ, bao gồm các nội dung:
- Xây dựng trung tâm cấy mô cây giống với năng suất 10 triệu cây năm; - Máy bóc vỏ cây;
- Máy ép than sinh học
Đồng thời chương trình GCF sẽ gián tiếp chuyển loại cây giống cấy mô có chất lượng cao, phù hợp thổ nhưỡng của từng địa phương đến trực tiếp các hộ nông dân, lâm trường trồng rừng trên địa bàn Đồng bằng Sông Cửu Long, kỹ thuật trồng rừng tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch, kinh tế rừng. Sẽ có những chương trình về cây giống không hoàn lại cho các đối tác của TSG. Như vậy, với sự hỗ trợ của GCF đây được xem là một điểm mạnh cho công ty Thúy Sơn trong công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm.
Mặt khác, ở thời điểm hiện tại thì công ty vẫn chưa tạo ra được nhiều sản phẩm chuyên sâuvà chưa nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng để chế biến ra các sản phẩm phù hợp mà công ty chủ yếu sản xuất theo yêu cầu của hợp đồng. Đây là hạn chế mà công ty cần khắc phục tốt hơn trong tương lai.
4.3.2 Yếu tố bên ngoài
4.3.2.1 Chính trị và pháp luật
Hội nhập kinh tế quốc tế mở ra nhiều triển vọng về thị trường, nhưng cũng không ít khó khăn. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, những hỗ trợ trực
tiếp từ nhà nước đã và đang bị cắt giảm, như: hỗ trợ tín dụng đầu tư, thưởng kim ngạch xuất khẩu, các chính sách trợ cước, trợ giá… Trong khi đó, các rào cản kỹ thuật trong thương mại, yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam phải chứng minh nguồn gốc nguyên liệu gỗ… Điều này đã gây ra nhiều thách thức và trở ngại cho doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong công nghệ, chất lượng, cũng như nghiên cứu các yếu tố thị trường… để có thể thích nghi và không bị đào thải.
Đối với thị trường Nhật: nhờ giao thương hai nước được mở rộng trong Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) và sự quan tâm của chính phủ Nhật, mà gần đây là sự kiện Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe chọn Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài ngay sau khi nhậm chức. Do đó xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam vào Nhật ngày càng thuận lợi. Hai năm liên tiếp, Việt Nam đã trở lại xuất siêu trong quan hệ thương mại với Nhật. Năm 2012, đối với xuất khẩu của Việt Nam, Nhật là thị trường đứng thứ hai (sau Mỹ) về sản phẩm mây, tre cói và thảm; thứ nhất về hàng gốm, sứ; thứ ba là về đồ gỗ.
Được biết mặt hàng dăm gỗ thuộc nhóm 44.02, có khung thuế suất là 0% đến 25%, đang có mức thuế suất thuế XK 0%. Do đó, căn cứ quy định hiện hành của phápluật và qua nghiên cứu mối quan hệ giữa xuất khẩu dămgỗ với người trồng rừng và xuất khẩu dăm gỗ vớinhập khẩu bột giấy, tình hình xuất nhập khẩu dămgỗ, bột giấy trong thời gian qua, Bộ Tài chính nhận định việc hạn chếxuất khẩu dăm gỗ là cần thiết đểtránh khai thác rừng non. Đồng thời Bộ Tài chính cũng đã có dựkiến thu thuế xuất khẩu dăm gỗ. Tuy nhiên, do có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này nên Bộ Tài chính đã đề nghị tạm thời chưa tăng thuế xuấtkhẩu dăm gỗ từ 0% lên 5%.Việc hạn chế xuất thô nguyên liệu dăm gỗ của nhà nước trong thời gian tới đã được điều tiết bằng chính sách thuế, tăng thuế xuất khẩu gỗ trong tương lai đây được xem là một thách thức lớn cho các doanh nghiệpkinh doanh xuất khẩu dăm gỗdo thuế xuất khẩu cao thì DN không thể mua gỗ rừng trồng của người dân vì không có lãi. Các DN cũng không thể cạnh tranh với các “đối thủ” trong khu vực ASEAN do họ được áp dụng thuế suất theo đúng chuẩn quốc tế là 0%, trong khi DN Việt Nam lại phải đánh thuế.
Thứ 4, Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM (HAWA) đã hoàn tất đề án đưa ngành chế biến gỗ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và trình lên các cơ quan bộ ngành, Chính phủ. Nội dung của đề án gồm các nội dung liên quan đến năng lực của ngành chế biến gỗViệt Nam, tiềm năng phát triển thị trường và những khuyến nghị về đầu tư, cải thiện môi trường kinh doanh ngành chế biến gỗ. Như vậy, nếu ngành gỗ được đưa vào danh mục các ngành kinh tế
mũi nhọn sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp chế biến gỗ mở rộng sản xuất mạnh dạn đầu tư, tăng năng lực cạnh tranh khi xuất hàng ra thế giới.
4.3.2.2 Thị trường tiêu thụ
Nhật Bản là một thị trường tiêu thụ khó tính. Hàng hóa xuất khẩu vào Nhật Bản được dãn nhãn theo thông lệ thương mại, hàng hóa đã được dán mác ở nước xuất xứ rồi vẫn phảidán nhãn mác ghi bằng tiếng Nhật theo quy định của Nhật Bản ở vị trí dễ nhận biết hơn, bao gồm các thông tin: thành phần sản phẩm, các quy định của chính phủ, cảnh báo người tiêu dung, xuất xứ,…. Nghiêm cấm sử dụng rơm rạ làm chất liệu đóng gói hang hoá vì người Nhật cho rằng rơm rạ là vật rất dễ là mầm gây bệnh truyền hiễm, đồng thời đó cũng không phải là vật liệu tốt nhất để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Hiện nay Nhật Bản phải vượt qua thiên tai, thảm hoạ hạt nhân,…nên chất lượng các sản phẩm nhập khẩu được chú trọng hơn nữa. Việc các nhà máy vì muốn đáp ứng đủ sản lượng mà thu mua nguyên liệu không đủ chất lượng gây khó khăn cho ngành xuất khẩu gỗ Việt Nam. Khi xuất khẩu mặt hàng nông lâm thuỷ sản, DN cần có giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn JAS (Bộ tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản).
Dấu JAS quy định các tiêu chuẩnvềchất lượng, quy tắc vềghi nhãn chất lượng, đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn. Đối với thị trường Nhật, hàng hoá có dấuJAS được người tiêu dùng tín nhiệm. Ngoài ra Nhật Bảncòn sửdụng dấu sinh thái Ecomark. Cũng như nhiều quốc gia khác, người Nhật rất quan tâm đến vấn đềmôi trường. Cục Môi trườngNhật Bảnkhuyến khích mọi ngườisử dụng sản phẩm không làm hại sinh thái ( đối với sản phảm nội địa và xuất khẩu).
Người Nhật có mức sống cao, đòi hỏi về chất lượng hàng hóa cũng khắt khe. Bên cạnh đó mỗi lần họ nhập hàng là phải có tàu lớn vì cự ly vận chuyển xa, giá vận chuyển cao, hiện nay giá cước vận chuyển xuất đi Nhật là 42 – 50 USD/ tấn. Trong khi đó thị trường Trung Quốc gần có cước phí vận chuyển rẻ hơn từ 22 – 25 USD/ tấn, nên mặc dù Nhật Bản mua giá cao, nhưng nếu trừ tiền cước thì giá bán cho Trung Quốc vẫn đảm bảo tính cạnh tranh. Tuy nhiên khi doanh nghiệp ta bán hàng ở thị trường này thì ngoài bán được cao giá thì làm ăn với Nhật lại mang tính ổn định hơn so với khách hàng Trung Quốc do họ luôn giữ chữ tín trong quan hệ làm ăn.
4.3.2.3 Quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản
Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng Cục Hải Quan Việt Nam, kim ngạch thương mại giữa hai
nước trong năm 2011 đạt 21, tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó kim ngạch xuất khẩuvà nhập khẩu đều đạt trên 10 tỷ USD. Chỉ tính riêng 9 tháng đầunăm 2012, kim ngạchthương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản đãđạt mốc 18 tỷUSD, tăng 21% so vớicùng kỳnăm ngoái.
Trong lĩnhvực xuất khẩu, các doanh nghiệp có vốn đầu tưFDI của Nhật Bản luôn tăng trưởng nhanh và bền vững, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch xuất khẩucủaViệt Nam sang Nhật Bản.
Theo Cục Đầu tưnướcngoài (BộKếhoạchvàđầu tư), tínhđến hết tháng 12 năm 2012, Nhật Bảncó 1.800 dự án còn hiệulực tạiViệt Nam vớitổng số đầutư đăng kí 29 tỷUSD, là nước đứng đầutrong số96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầutưvào Việt Nam. Cũngtheo Cục Đầutưnướcngoài,
Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hoá củaViệt Nam từthị trường Nhật Bản cũng đạt khoảng 13 tỷ USD và đặc biệt là con số này tăng khá cao qua các năm. Trong đó 4 mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất vẫn là: máy móc thiết bị, sắt thép, máy tính linh kiện điện tửvà sản phẩmtừchất dẻo. Bất chấp thị trường tiêu thụ hàng hoá quốc tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tếtrên quy mô toàn cầu, kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản vẫn tiếp tục tăng trưởng nhanh một cách ấn tượng. Trong những năm gần đây, Nhật Bản làđối tác thương mại lớn thứ ba và là thị trườngxuất khẩulớn thứhai củaViệt Nam.
4.3.2.4Đối thủ cạnh tranh
Hiện nay việc mởrộng kinh doanh và sản xuất dăm gỗ cũng khá dễ dàng, ngành công nghiệp dăm gỗ phát triển bùng nổ do các doanh nghiệp thu lợi nhuận nhanh thời gian hoàn vốn ngắn(trung bình 4 năm),chất lượng nguyên