Tình hình thu mua nguyên liệu đầu vào của công ty

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu dăm gỗ của công ty cpđt thúy sơn vào thị trường nhật bản (Trang 44)

Hiện nay công ty Thúy Sơn (TSG) sở hữu trên 1,200 ha rừng đang trồng và khai thác các loại cây Tràm, Keo lai và Bạch đàn. Liên kết với các lâm trường như U Minh Hạ, Cà Mau với diện tích trên 29.000 ha. Kế hoạch khai thác, chế biến năm 2014 là 800.000 tấn. Riêng hai nhà máy chế biến dăm gỗ của Thúy Sơn đạt năng suất 1.600 tấn/ca, 8 giờ/ngày, với vốn đầu tư 3.542 triệu đồng. Hiện nay, công ty có sẵn dây chuyền sản xuất dăm gỗ tại chỗ nên chủ động được rất nhiều trong sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào luôn ổn định nên khả năng cạnh tranh luôn cao.

Hình thức tổ chức sản xuất của công ty được thực hiện theo đúng kỹ thuật đúng quy trình công nghệ. Trọng lượng và chất lượng dăm gỗ sẽ căn cứ trên kết quả kiểm định của VINACONTROL, FCC, VFC, SGS hoặc một cơ quan có chức năng kiểm định. Hiện Công ty đã đạt được chứng nhận ISO 9001- 2008 (sản xuất và cung cấp dăm gỗ) và COC (chuỗi hành trình sản phẩm).

Hình 4.2 Quy trình sản xuất dăm gỗ

4.2.2 Kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ theohình thức của công ty

Bảng 4.2Kim ngạch xuất khẩu của công ty 2011- 6/2014

ĐVT: Tấn, nghìn USD

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị

XK trực tiếp 19.169.23 2.561,86 23.033,58 3.345,16 12.643,97 1.885,57 Uỷ thác XK 11.460.83 1.768,22 4.787,45 768,10 - - Tổng 30.630,06 4.330,08 27.821,03 4.113,26 12.643,97 1.885,57 Vật liệu thô Máy băm Thành phẩm Kho chứa Xuất hàng Máy tách vỏ NVL

Chỉtiêu Sản lượn6T/2013g Giá trị Sảnlượn6T/2014g Giá trị Xuất khẩu trực tiếp 5.236,55 805,09 4.732,95 732,34

Uỷ thác xuất khẩu - - 3.488,04 558,72

Tổng 5.236,55 805,09 8.220,99 1.291,06

(Nguồn:P.Kinh Doanh XNK, 2014)

Hình 4.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩutheo hình thức giai đoạn 2011- 6T/2014

Công ty xuất khẩu dăm gỗ qua hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác, xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Năm 2011 công ty xuất khẩu được 30.630,06 tấn với tổng trị giá 4.330,08 nghìn USD, trong đó hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm 59,16%, hình thức uỷ thác chiếm 40,84% trong tổng giá trị. Sang năm 2012, do khủng hoảng kinh tế thế giới nên thị trưường dăm gỗ đang chững lại và có chiều hướng suy giảm sức tiêu thụ nên công ty chỉ thu về được 4.113,26 nghìn USD, giảm 5,01% về giá

2012 81% 19% 2013 100% 0% 2011 59% 41% Trực tiếp Uỷ thác 6T/2014 57% 43%

trị và giảm 9,17% về khối lượng tương ứng với27.821,03 tấn. Trong đó hình thức xuất khẩu trực tiếp tăng 30,58% chiếm tỷ trọng 81,33% còn hình thức uỷ thác giảm 56,56% trong tổng giá trị, chiếm 18,67% trong tỷ trọng xuất khẩu. Theo báo cáo tài chính đây là năm đạt doanh thu cao nhất trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013, công ty đầu tư thêm nhà máy sản xuất nên sản lượng xuất khẩu cũng tăng lên. Tuy nhiên trong năm 2012 giá mặt bằng chung xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh khoảng 20% so với bình thường nên cho dù sản lượng xuất khẩu có tăng nhưng giá trị thu về lại giảm so với năm trước. Năm 2012 cũng là năm mà ngành kinh doanh dăm gỗ cạnh tranh gay gắt. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dăm lớn nhất thế giới, trước đó nhiều DN thấy ngành thu lợi nhuận nhanh chóng nhưng vốn đầu tư ít, được hưởng chính sách ưu tiên của nhà nước, ồ ạt mở nhà máy để rồi xảy ra tình trạng "cung vượt cầu" không tìm được đầu ra, đã có 6 DN dăm gỗ tại Cần Thơ không cầm cự nổi đã ngưng hoạt động.

Năm 2013 vẫn là một năm biến động đối với thị trường dăm gỗ, doanh nghiệp tranh nhau mua nguyên liệu đầu vào, thậm chí mua cả gỗ non để sản xuất là ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín của ngành đối với đối tác nước ngoài. Sản lượng xuất khẩu giảm từ 23.033,58 tấn xuống còn 12.643,97 tấn, giảm 45,11% về khối lượng, giảm 43,63% về giá trị tương ứng với 1.885,57 nghìn USD. Giá giấy giảm và chi phí cước vận chuyển tăng cao DN không thuê được tạo nên chỉ xuất khẩu số lượng theo hợp đồng kí trước, số dăm gỗ còn lại công ty bán cho các DN trong nước. So với cùng kỳ năm 2012, giá gỗ nguyên liệu không tăng do tình hình cạnh tranh gay gắt, công ty chủ động không tăng giá, tạo lợi thế cạnh tranh về giá, giữ chân khách hàng.6 tháng đầu năm 2014, khó khăn về đầu ra,thị trường tiêu thụ lại ít nên sản lượng sụt giảm 593,6 tấn - giảm 11,14% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ thu về được732,34 nghìn USD - giảm 9,04% về giá trị. Hình thức xuất khẩu trực tiếp 6 tháng đầu năm 2014 vẫn chiếm tỷ trọng cao với56,72%.

Công ty CPĐT Thuý Sơn với những lợi thế về quy mô và khả năng tài chính tương đối lớn trong khu vực đã tạo cho mình một thế đứng trong ngành và có thể tự xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài. Do đó tỷ trọng của hình thức uỷ thác xuất khẩu luôn thấp hơn hình thức xuất khẩu trực tiếp. Doanh thu từ uỷ thác xuất khẩu cũng góp một phần vào doanh thu xuất khẩu của công ty. Xuất khẩu uỷ thác hiện nay công ty cũng gặp không ít khó khăn. Khó khăn về giá, điều kiện thanh toán, cạnh tranh cung cấp hàng với các doanh nghiệp khác cho nhà buôn trung gian. Công ty đã và đang nỗ lực thiết lập mối quan hệ với các nhà buôn đồng thời đưa ra những ưu đãi nhằm giữ được mối quan hệ làm ăn

với các trung gian nhằm duy trì hợp đồng xuất khẩu trong khi doanh nghiệp khác phải cạnh tranh để tìm đầu ra cho sản phẩm.

4.2.3 Phân tích KNXKdăm gỗ của công ty vào Nhật Bản

Nhật Bản được đánh giá là thị trường xuất khẩu đầy tiềm năng không chỉ riêng đối với công ty mà còn cho cả nước. Trước tình hình biến động của kinh tế thế giới cùng cùng với mối quan hệ sâu rộng của hai nước, kim ngạch xuất khẩu sang Nhật của công ty như sau:

Bảng 4.3 Trị giá xuất khẩu dăm gỗ của công ty sang thị trường Nhật Bản giai đoạn 2011-6T/2014. ĐVT: Nghìn USD Năm 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Giá trị 1.068,38 1.380,38 1.180,48 499,42 763,45 Tổngkim ngạch 4.330,08 4.113,26 1.885,57 805,09 1.291,06

(Nguồn: P.Kinh Doanh XNK, 2014)

0 200 400 600 800 1.000 1.200 1.400 N gh ìn U S D 2011 2012 2013 6T/2013 6T/2014 Năm

Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 - 6T/2014

Hình 4.4 Kim ngạchxuất khẩu củacông ty vào Nhật Bảngiai đoạn2011- 6T/2014

Hiện tại, công ty xuất khẩu dăm gỗ vào hai thị trường Trung Quốc và Nhật Bản, trong đó Trung Quốc là thị trường chính và Nhật Bản là thị trường tiềm năng. Năm 2011, xuất khẩu gỗ dăm đạt 1.068,38 nghìn USD. Không riêng mặt hàng gỗvà các sản phẩmtừgỗ, hầunhư đốivớitất cảcác mặt hàng Nhật Bản đều nhập khẩu rất ít. Nguyên nhân là do hứng chịu đợt sóng thần

ngày 11 tháng 3 cùng với các trận động đất và sự cố lò phát điện hạt nhân là thiệt hạivề ngườivà của cải. Từ đóNhật Bản phải thắt chặt chi tiêu làm giảm sức mua các mặt hàng, cả nước tập trung vốn để khắc phục các sự cố trên. Mặc dù vào năm 2011 Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dăm lớn nhất thế giớinhưng bên cạnh lợithế đó, nền kinh tế Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Theo Bộ kế hoạch và đầu tư, đã có hơn 79 nghìn doanh nghiệp giải thể trong tổng số 622 nghìn doanh, nghiệp cả nước. Lạm phát tăng cao trên 18% (năm 2010 tăng 11,75%, năm 2011 là 18,13%), Tình hình lạm phát tăng ảnh hưởngkhông nhỏ đến doanh nghiệp nhưchi phí hoạt động kinh doanh, chế độ lương, định giá sản phẩm khi chi phíđầu vào tăng. Chính bối cảnh khó khăn chung của Nhật Bản và nên kinh tế Việt Nam phần nào ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩucủacông ty nên mặc dùđã tập trung cốgắng nhưng việc xuất khẩuchỉdừnglại ở1.068,38 nghìn USD.

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩutăng 1.380,38 nghìn USD, đây là mốc kim ngạch cao nhất trong 3 năm gần đây. Kim ngạch năm 2012 tăng 311,62 nghìn USD so với năm 2011, tăng 29,17%. Những con số đáng khích lệ này do nhiều nguyên nhân từnhiều phía mang lại, nhưng quan trọng nhất cũng là sự nỗ lực phấn đấu của toàn thể nhân viên công ty. Sau thảm hoạ kép sóng thần và động đất, kinh tế Nhật Bản đã có bướcphục hồi. Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm đã tăng trởlại. Bên cạnh đókinh tếViệt Nam có nhiều dấu mốc khả quan khi lạm phát giảm đáng kể giúp chính phủ có cơsởhạlãi suất 6 lần trong năm. Tình trạng thâm hụt ngân sách và tụt giá tiền đồng cũng gần như đượcchếngự. Nền kinh tế ổn định ít biến động vềgiá cảgiúp công ty ổn định đầuvào nguyên vật liệu, ổn định giá cả đầura, tăng khảnăng cạnhtranh.

Năm 2013, kim ngạchxuất khẩulà 1.180,48 nghìn USD, giảm14,46%. Do chi phíđầuvào tăng, chi phí vận chuyểntăng, giá xuất khẩugỗkhông tăng do doanh nghiệp tranh nhau mua nguyên liệu đầu vào, thậm chí mua cả gỗ non để sản xuất là ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín của ngành đối với đối tác nước ngoài, cạnh tranh về đơn hàng, để giảm thiểu lượng hàng tồn kho và thâm dụng vốn vay ngân hàng, công ty chỉsảnxuất sản lượng cầm chừng. Tuy công ty có gặp chút khó khăn nhưng bên cạnh đó nền kinh tế Việt Nam cũng có vài tín hiệu lạc quan khi mà tỷ lệ lạmphát là 6,33% thấp nhất trong 10 năm qua, lãi suất ngân hàng giảm từ 2% - 5%, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ của cả nước đạt gần 6 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2012, Bộ Tài chính tạm thời chưa áp dụng mức thuế 5% đối với mặt hàng xuất khẩu dăm gỗ. Kinh tếNhật Bảntừcuốinăm 2012 đã có những tín hiệu củaviệc bướcra khỏi suy thoái, nhu cầu trong nước, các gói kích thích tài chính và tiền tệ của chính phủ đang giúp nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá bền vững. Bên

cạnh những tín hiệutích cực, nền kinh tếNhật Bản vẫn tòn tạinhiều hạn chế, việc giảm giá đồng yên so với đồng USD, ngành công nghiệp gỗ Nhật Bản phải đối mặt khó khăn trong việc nhập khẩu nguyên liệu gỗ, chi phí của các vật liệu khác nhưchất kết dính gỗ cho gỗ dán và chi phí vận chuyểnddều leo cao.

6 tháng đầu năm 2014, kim ngạch xuất khẩuvào Nhật tăng 256,08% so vớicùng kỳnăm ngoái. Kim ngạchtăng một phần là vì giá nhân công sảnxuất tạiTrung Quốc cao khiến cho giá thành cao hơn các nướckhác trong khu vực khiến cho thương nhân Nhật Bản không cảmthấy mặn mà vớithị trường này. Mặt khác do đầu năm nay công ty có xuất đi được một lô hàng dăm gỗ keo, đây là lô hàng dăm keo đầu tiên sau ba năm thâm nhập thị trường Nhật, dăm keo sản xuất giấy sẽ mịnhơn dăm tràm, giá lạirẻhơn nên hy vọng sẽ đượcthị trườngNhật chấp nhận, lợinhuận tăng cao hơn nữa.

4.2.4 Sản lượng, giá cả các sản phẩm xuất khẩucủacông ty

Bảng 4.4 Sản lượng, giá cảcác sảnphẩm xuất khẩu

ĐVT: Tấn, USD/tấn

Tên 2011 2012 2013

Sản lượng Giá Sản lượng Giá Sản lượng Giá Tràm 6.559,51 162,87 9.047,97 152,52 6.591,37 153,00

Keo - - - -

Tên 6T/2013 6T/2014

Sản lượng Giá Sản lượng Giá Tràm 3.264,37 152,99 2.345,97 157,73

Keo - - 2.677,55 146,61

(Nguồn: Phòng kế toán - tài chính, 2014)

Cây tràm là loại cây trồng rừng chủ yếu trên vùng đất phèn ở ĐBSCL. Tổng diện tích rừng tràm bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng có trên 200.000ha, thời gian trồng từ5 -6 năm. Nguyên liệu gỗ tràm có các thông số vềhình thể, khốilượng thểtíchđáp ứng yêu cầunguyên liệucho sản xuấtván dăm thông dụng.

Cây keo có ưu điểm là dễ trồng, thích nghi được với điều kiện khí hậu khắc nghiệt, cóđộ cong vênh thấp. Keo chỉtrồng khoảng mườinăm là có thể cho đường kính từ17 - 20 cm.. Dăm keo có thể dùng cho sảnxuất giấy, đóng và sản xuất pallet gỗ...

Do công ty chỉ mới xuất khẩu sang thị trường Nhật vào năm 2011, sản phẩmchủlực củacông ty là dăm gỗtràm, Nhật Bảnsửdụng dăm tràm đểlàm thành ván Okal chống ẩm, có độ bền cao. Năm 2011, sản lượng dăm tràm là 6.559,51 tấn, thu về1.068,38 nghìn USD. Vào năm 2012, sản lượng xuất khẩu đạt 9.094,97 tấn là do công ty đầu tưvào nhà máy chếbiến gỗvà dăm gỗ mới. Sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng kim ngạch chỉtăng 29,20%. Giá xuất khẩu giảm mạnhtừ 162,87 USD/tấn xuống còn 152,52 USD/tấn do chịu ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, nhu cầu nhập khẩu phía Nhật Bản có tăng trởlại nhưng ngườidân vẫn còn thắt chặt chi tiêu.

Năm 2013, giá xuất khẩu là 153 USD/tấn, không tăng bao nhiêu so với năm trướclạikhông thuê đượcphương tiện vận chuyển, thiếunguyên liệu đầu vào, giảm giáđồng yên nên sản lượng dăm tràm giảm còn 6.591,37 tấn. Hiện tại công ty chỉ xuất khẩu dăm gỗ cho một công ty ở Nhật nên với mức sản lượng này trong tình trạng khoá khăn của ngành, công ty vẫn kinh doanh có lãi. Công ty nhận thấymặc dù thị trườngNhật ổn định hơn Trung Quốc nhưng nếu cứ kinh doanh một loại dăm gỗ mà mỗi tháng chỉ xuất một hoặc hai chuyến hàng, còn dăm gỗ keo thì hai năm 2012 và 2013 đối tác phía Trung Quốc đã giảmlượng nhập khẩu. Vậy nên trong 6 thángđầunăm 2014, công ty đã ký một hợp đồngxuất dăm gỗkeo cho một công ty khác ởNhật, với ưu thế dăm keo dùng sản xuất bột giấy sẽ mịn và cứng hơn, hy vọng hai loạidăm gỗ này sẽgiúp cho lợinhuận công ty tăng cao hơn.

4.2.5 Hoạt động marketing mix hiện nay của công ty

Nhìn chung do đặc điểm sản phẩm của công ty và nhận thấy đây không phải là những hàng hóa thành phẩm mà chỉ là những sản phẩm trung gian nên công ty không chú trọng đến hiệu quả của hoạt động marketing. Chính vì vậy mà công ty không có những cửa hàng bài bán chuyên nghiệp. Tuy nhiên trong những năm qua công ty cổ phần đầu tư Thúy Sơn cũng đã tiến hành các công tác nhằm quảng bá và phân phối sản phẩm để hỗ trợ quá trình xúc tiến bán hàng và cũng đã đạt được một số thành quả nhất định.

4.2.5.1 Sản phẩm

Công ty sản xuất và phân phối sản phẩm dăm gỗ, gỗ, than sinh thái, giống cây trồng…Đối với dăm gỗ đây là mặt hàng dùng làm nguyên vật liệu nên về mẫu mã bao bì không được quan tâm. Tuy nhiên căn cứ vào chất lượng nguyên vật liệu dăm gỗ được phân thành dăm gỗ Tràm, Keo, với đủ quy cách chất lượng được thực hiện dựa trên các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm để làm giấy. Công ty luôn sản xuất sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định về kích thước, thành phần, trọng lượng cho phép.

Đối với quy cách chất lượng dăm gỗ hiện nay như sau: *Trên 40mm (vượt quy cách): chấp nhân tối đa 5%

- Từ 5,01% đến 10% khấu trừ 10% giá trị của phần vượt. - Số vượt quá 10% sẽ bị khấu trừ toàn bộ giá trị phần vượt. * Từ 9,5mm đến 40mm: không ít hơn 79%

* Từ 4,8mm (dưới quy cách) đến 9,5mm: chấp nhận tối đa 12% sẽ bị khấu trừ toàn bộ giá trị phần vượt.

*Dưới 4,8mm: chấp nhận tối đa 3%. Số vượt 3% khấu trừ như sau: - Từ 3,01% đến 5,0% khấu trừ toàn bộ giá trị phần vượt.

- Từ 5,0% bị khấu trừ gấp đôi và sẽ được thông báo ngưng giao hàng. * Vỏ cây và gỗ mục: chấp nhận tối đa 1%. Số vượt quá 1% khấu trừ như

sau:

- Từ 1,01% đến 3,0% khấu trừ toàn bộ giá trị phần vượt.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu dăm gỗ của công ty cpđt thúy sơn vào thị trường nhật bản (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)