3.4.1 Thuận lợi
- Trụ sở chính của Công ty nằm ngay tại cảng Cái Cui và là một trong những cảng lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long. Một vị trí khá là thuận lợi cho việc thu mua, vận chuyển nguyên liệu sản xuất và thành phẩm.
- Môi trường chính trị xã hội trong nước ổn định, hành lang pháp lý thông thoáng từ khi có quyết định số 65/QĐ-TTg và Quyết định số 19/2000/QĐ-TTg nêu trên. Luật đầu tư nước ngoài, cùng với nhưng ưu đãi đã thu hút nhiều doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam, trong bối cảnh đầu những năm 2000, đồ gỗ nội thất sản xuất tại một số quốc gia gần Việt Nam có nguy cơ bị kiện bán phá giá. Nhiều tập đoàn đã chuyển sang đầu tư vào Việt Nam, nơi có hệ thống cảng biển thuận lợi.
- Công ty Cổ phần Đầu tư Thúy Sơn đã thành lập hơn 18 năm và có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh gỗ. Công ty đã chọn lọc và phân khúc thị trường mục tiêu cho sản phẩm kinh doanh một cách rõ ràng và cụ thể.
- Công ty có nhiều uy tín về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm gỗ dăm. Sản phẩm cũng được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng.
- Mối quan hệ hợp tác giữa các đơn vị trong ngành, nhà cung cấp và mạng lưới khách hàng ngày càng phát triển tốt hơn. Số lượng khách hàng tương đối ổn định tại các nước đối với các sản phẩm chủ lực.
- Giá nhân công lao động tại Việt Nam rẻ hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt người Việt Nam có kỹ năng về tay nghề tương đối khéo léo.
- Các nhà máy với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đảm bảo hoạt động công suất cao, thành phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu.
3.4.2. Khó khăn
- Thời gian gần đây, số lượng các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam được cấp chứng chỉ COC nhanh chóng. Hiện nay có trên 314 doanh ngiệp được hội đồng quản trị rừng thế giới cấp chứng chỉ COC. Đồng thời sự ra đời ồ ạt của các nhà máy băm dăm mảnh gỗ xuất khẩu đã vượt quá khả năng cung cấp nguyên liệu gỗ rừng trồng trong nước
- Chưa xây dựng được thương hiệu “Gỗ Việt”, khoảng hơn 90% sản phẩm gỗ của Việt Nam phải bán qua các thị trường trung gian và còn bị động, phụ thuộc vào các kênh phân phối này.
- Thị trường bị thu hẹp do các nước thực hiện chủ trương bảo hộ hạn chế nhập khẩu, có lúc gần như đóng cửa.
- Thường khách hàng của công ty là những nước trong khu vực, Công ty chưa thâm nhập vào thị trường lớn như Tây Âu, Úc, Mỹ,...
- Phần lớn vốn kinh doanh của Công ty phải vay của ngân hàng trong khi cơ sở vật chất của Công ty cần được nâng cấp về kho tàng thiết bị đáp ứng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Nguồn cung cấp nguyên liệu của Công ty rải rác ở nhiều tỉnh thành như: Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Hậu Giang, An Giang,... Nên việc thu mua vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
- Do vấn đề về tự nhiên, khí hậu, mưa, bảo, lũ lụt,... Đã gây trở ngại cho Công ty trong việc xuất khẩu.
- Thị trường trong nước chưa được đầu tư, khai thác nhiều mặc dù hiện nay các công ty sản xuất giấy đang phải nhập nguyên liệu sản xuất với giá rất cao (thực trạng xuất thô - nhập tinh).
3.5 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TRONG TƯƠNG LAI. LAI.
- Từ thực tế tình hình thị trường kinh doanh dăm gỗ, Công ty đề ra tiêu chí “hiệu quả - chất lượng - uy tín”. Và mong đợi được trở thành một trong những Công ty sản xuất gỗ dăm hàng đầu trên cả nước.
- Xây dựng thêm khu công nghiệp sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng tại Cần Thơ vào năm 2016.
- Rà soát, củng cố và hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ, tập trung nghiên cứu đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu, nhiệm vụ, cơ chế lương thưởng, thi đua để tăng cường kiến thức khuyến khích vật chất đối với cá nhân và tập thể có thành tích tốt, từng bước hướng tới công bằng trong lao động và hưởng thụ.
- Tiếp tục đầu tư sức lực và chi phí hợp lý để củng cố và mở rộng thị trường nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, tranh thủ chính sách hỗ trợ của nhà nước để tìm thêm thị trường và khách hàng, coi trọng hiểu quả an toàn.
- Hướng phát triển của Công ty trong tương lai là tấn công sang thị trường Châu Âu để mở rộng thêm lượng khách hàng, quy mô hoạt động,... Hiện nay thì Công ty cũng đã nghiên cứu và sản xuất thêm sản phẩm mới là than sinh thái để cung cấp cho thị trường, nhưng sản phẩm này chỉ mới bán trong nước vì số lượng sản xuất còn nhỏ. Công ty sản xuất than sinh thái là mong muốn sau này sẽ xuất ra thị trường thế giới như các nước Nhật Bản, Hàn Quốc...
- Hỗ trợ và khuyến khích công nhân viên tự học tập và nâng cao trình độ chuyên môn.
- Phấn đấu hạ giá phí, xây dựng cơ cấu phí, định mức phí thích hợp, ra sức tiết kiệm và coi đó là mục tiêu quan trọng.
- Đa dạng hóa khách hàng, khai thác mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả, xây dựng các mặt hàng sản xuất để ký hợp đồng với số lượng lớn, lâu dài là điều kiện để tăng doanh thu và lợi nhuận của công ty.
- Củng cố tăng cường trang thiết bị đầu tư theo chiều sâu, hoàn thiện thiết bị tạo sự đồng bộ tăng năng suất lao động, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác sản xuất kinh doanh.
- Công ty cũng sẵn sàng đón nhận sự hợp tác và đầu tư của các đối tác từ trong cũng như nước ngoài.
CHƯƠNG 4
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DĂM GỖ CỦA CÔNG TY THUÝ SƠN VÀO THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN
4.1 ĐẶC ĐIỂM TIÊU THỤ GỖ VÀ SẢN PHẨM TỪ GỖ CỦA THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRƯỜNG NHẬT BẢN
4.1.1 Sản lượng dăm gỗ tiêu thụ của Nhật Bản qua 3 năm
Nhật bản là thị trường mở với quy mô dân số gần 128 triệu người (năm 2099), nhưng lại là nước có nền công nghiệp phát triển mạnh và đứng đầu thế giới. Người Nhật có mức sống và thu nhập bình quân đầu người thuộc hạng cao trên thế giới.
Do đặc điểm về địa lý, Nhật Bản là một trong số những nước rất hiếm về tài nguyên thiên nhiên, ngoại trừ nguồn hải sản, do đó hầu hết các sản phẩm gia dụng, trang trí nội thất, ngoại thất đều phải nhập khẩu. Xu hướng tiêu dùng và sính đồ ngoại của người Nhật ngày càng gia tăng và sức tiêu thụ của thị trường rất lớn, người Nhật ngày càng có nhu cầu sử dụng đồ vật bằng chất liệu gỗ thay cho nhôm, sắt,..(www.itpc.hochiminhcity.gov.vn)
Thị trường Nhật có điểm mạnh là nơi tiêu thụ tốt, là khách hàng sòng phẳng. Với tổng GDP năm 2010 đạt 5.032 tỷ USD, tính theo đầu người là 37.000USD/người. Nhu cầu nhập khẩu sản phẩm gỗ của Nhật Bản những năm gần đây khoảng 5,2 tỷ USD, mức tiêu dung của sản phẩm đồ gỗ của người Nhật khoảng 1.000 USD/hộ/tháng. Hiện Nhật Bản có khoảng 50 triệu hộ, trung bình một hộ từ 2 –4 người, gồm : 2 vợ chồng, 2 vợ chồng +1 người con, 2 vợ chồng + 2 người con (www.taichinhvietnam.com). Như vậy với nhu cầu này hằng năm, Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu lớn của thế giới nói chung và đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng gỗ và các sản phẩm gỗ nói riêng.
Cũng giống như những ngành khác, ngành sản xuất giấy, ván dăm của Nhật Bản rất phát triển, nhưng do vị trí địa lý mà lượng gỗ trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu nên Nhật Bản đã phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu giấy từ các nước chiếm trên 80% tổng khối lượng nguyên liệu. Nguồn cung cấp hàng chủ yếu là Úc, Mỹ, Brazil, Việt Nam và các nước khác. Do đòi hỏi về chất lượng dăm của Nhật thường khắt khe hơn các thị trường nhập khẩu khác nên giá dăm nhập khẩu cao hơn khoảng 3USD/tấn, giá FOB trung bình nhập vào đây khoảng 115USD/tấn. Tuỳ chất lượng dăm của từng nước mà giá nhập có thể chênh lệch vài USD.
Bảng 4.1 Sản lượng dăm gỗtiêu thụcủa Nhật Bản qua 3 năm
ĐVT: 1000 tấn
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Cung trong nước 2.258 2.250 2.230
Nhập khẩu 11.130 11.151 11.230
Tổng 13.388 13.401 13.460
(Nguồn: State of the World's Forest, FAO)
67% 33%
Nội địa Nhập khẩu
Hình 4.1 Tỷtrọng sảnlượng tiêu thụdăm gỗcủaNhật Bản
4.1.2 Cơ cấu mặt hàng gỗ và các quốc gia xuất khẩu gỗ vào Nhật Bản
Về cơ cấu mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản khá đa dạng gồm có mặt hàng ghế gỗ, đồ gỗ sử dụng trong văn phòng, đồ gỗ sử dụng trong nhà bếp…nhập khẩu từ nhiều nước khác hau như Mỹ, Ý, Đức,…Những năm gần đây, Nhật đã chuyển hướng tăng mạnh nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Việt Nam. Do khu vực Đông Nam Á là nơi có nhân công rẻ, nguồn nguyên liệu dồi dào, chi phí nhập khẩu thấp, nỗ lực của nhà nhập khẩu Nhật Bản giảm chi phí trong khâu phân phối đã cho phép giảm giá bán đồ gỗ nhập khẩu.
Mặc dù hầu hết người Nhật truyền thống đã quen với việc ngồi trực tiếp lên sàn nhà trải chiếu tatami (chiếu cói), việc sử dụng bàn ghế đã trở nên thông dụng do việc phổ biến nhà theo phong cách phương tây từ hơn 50 năm nay. Theo báo cáo của Cục Kế hoạch kinh tế Nhật Bản về xu hướng tiêu thụ đồ gỗ trong gia đình, năm 1961 bàn ghế được sử dụng trong 6,2% gia đình Nhật, năm 1992 69,7% gia đình Nhật có bàn ghế ăn, năm 1995 36,3% gia đình Nhật có bàn ghế trong phòng khách. Tỷ lệ này ít thay đổi trong những năm gần đây.
Đặc điểm của người tiêu dùng Nhật Bản là tính đồng nhất, 90% người tiêu dùng cho rằng họ thuộc về tầng lớp trung lưu.
Đồ gỗ nội thất nhập khẩu vào Nhật Bản được chia làm hai nhóm: đồ gỗ nội thất cao cấp và đồ gỗ nội thất giá rẻ.
Đồ gỗ nội thất cao cấp được nhập khẩu chủ yếu từ Châu Âu và Mỹ. Đồ gỗ nội thất của các quốc gia này thu hút người tiêu dùng Nhật Bản do kiểu cách đẹp, chất lượng tốt, uy tín với nhãn hiệu nổi tiếng. Trong số các thị trường nói trên thì đồ gỗ nội thất xuất xứ từ Mỹ ngày càng tăng. Sở dĩ như vậy là vì các nhà sản xuất Mỹ bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới thị trường Nhật Bản, hơn nữa người tiêu dùng Nhật quan tâm hơn đến hệ thống đồ đạc gia dụng kiểu Bắc Mỹ.
Đồ nội thất giá rẻ được nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN (Việt Nam, Indonesia, Malaysia). Các nước ASEAN cũng có tiến bộ rất nhiều về chất lượng và kiểu dáng, tuy nhiên các sản phẩm trước khi nhập khẩu vào Nhật Bản phải trải qua quá trình kiểm tra khắt khe.
Xét về chất lượng hàng hoá, người tiêu dùng Nhật Bản nằm trong số những quốc gia có đòi hỏi cao nhất thế giới. Những khiếm khuyết mà ở các quốc gia khác không thành vấn đề như một vết xước nhỏ, màu sơn bịmờ của sản phẩm thì ở Nhật Bản đều bị coi là hàng bỏ đi. Ngườitiêu dung đề ra các tiêu chuẩn về độ bền và chất lượng cao cho những hàng hoá công nghiệp và tạora yêu cầumà các sản phẩmkhác nhau phải tuân thủtheo. Ngoài ra người Nhật cũng rất quan tâm đến vấn đề giá cả với tính năng sản phẩm họ mong muốn. Trước đây, ngườiNhật có thói quen sẵn sang chấp nhận trả giá dắt cho những sản phẩm cao cấp có nhãn mác nổi tiếng, song hiện nay xu hướng này đang ngày một giảm đi mà thay vào đó là sử dụng các sản phẩm giá rẻ, tiện dụng, hình thức, mẫu mã hiện đạinhưng chu kỳngắn.
Bên cạnhcác yếu tốvề chất lượng, giá cả, văn hoá tiêu dùng người Nhật còn chú trọng đến tính mùa vụ và đa dạng sản phẩm, với hầu hết các chủng loạivà màu sắc ngườiNhật đều lựachọn theo mùa. Do vậy, khi xuất khẩuvào Nhật, doanh nghiệp nên chú trọng việc thay đổi thườngxuyên chủng loại, tính năng, màu sắc sản phẩm. Nếu đã tiếp nhận được với thị trường Nhật cũng đồng nghĩa sẽ còn tiếp tục nhận được nhiều cơ hội làm ăn lớn từ thị trường này và các thị trườngkhác.
4.2 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU DĂM GỖ TẠI CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2011 – 6/2014 ĐOẠN 2011 – 6/2014
4.2.1 Tình hình thu mua nguyên liệu đầu vào của công ty
Hiện nay công ty Thúy Sơn (TSG) sở hữu trên 1,200 ha rừng đang trồng và khai thác các loại cây Tràm, Keo lai và Bạch đàn. Liên kết với các lâm trường như U Minh Hạ, Cà Mau với diện tích trên 29.000 ha. Kế hoạch khai thác, chế biến năm 2014 là 800.000 tấn. Riêng hai nhà máy chế biến dăm gỗ của Thúy Sơn đạt năng suất 1.600 tấn/ca, 8 giờ/ngày, với vốn đầu tư 3.542 triệu đồng. Hiện nay, công ty có sẵn dây chuyền sản xuất dăm gỗ tại chỗ nên chủ động được rất nhiều trong sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào luôn ổn định nên khả năng cạnh tranh luôn cao.
Hình thức tổ chức sản xuất của công ty được thực hiện theo đúng kỹ thuật đúng quy trình công nghệ. Trọng lượng và chất lượng dăm gỗ sẽ căn cứ trên kết quả kiểm định của VINACONTROL, FCC, VFC, SGS hoặc một cơ quan có chức năng kiểm định. Hiện Công ty đã đạt được chứng nhận ISO 9001- 2008 (sản xuất và cung cấp dăm gỗ) và COC (chuỗi hành trình sản phẩm).
Hình 4.2 Quy trình sản xuất dăm gỗ
4.2.2 Kim ngạch xuất khẩu dăm gỗ theohình thức của công ty
Bảng 4.2Kim ngạch xuất khẩu của công ty 2011- 6/2014
ĐVT: Tấn, nghìn USD
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị
XK trực tiếp 19.169.23 2.561,86 23.033,58 3.345,16 12.643,97 1.885,57 Uỷ thác XK 11.460.83 1.768,22 4.787,45 768,10 - - Tổng 30.630,06 4.330,08 27.821,03 4.113,26 12.643,97 1.885,57 Vật liệu thô Máy băm Thành phẩm Kho chứa Xuất hàng Máy tách vỏ NVL
Chỉtiêu Sản lượn6T/2013g Giá trị Sảnlượn6T/2014g Giá trị Xuất khẩu trực tiếp 5.236,55 805,09 4.732,95 732,34
Uỷ thác xuất khẩu - - 3.488,04 558,72
Tổng 5.236,55 805,09 8.220,99 1.291,06
(Nguồn:P.Kinh Doanh XNK, 2014)
Hình 4.3 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩutheo hình thức giai đoạn 2011- 6T/2014
Công ty xuất khẩu dăm gỗ qua hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác, xuất khẩu trực tiếp chiếm tỷ trọng cao qua các năm. Năm 2011 công ty xuất khẩu được 30.630,06 tấn với tổng trị giá 4.330,08 nghìn USD, trong đó hình thức xuất khẩu trực tiếp chiếm 59,16%, hình thức uỷ thác chiếm 40,84% trong tổng giá trị. Sang năm 2012, do khủng hoảng kinh tế thế giới nên thị trưường dăm gỗ đang chững lại và có chiều hướng suy giảm sức tiêu thụ nên công ty chỉ thu về được 4.113,26 nghìn USD, giảm 5,01% về giá
2012 81% 19% 2013 100% 0% 2011 59% 41% Trực tiếp Uỷ thác 6T/2014 57% 43%
trị và giảm 9,17% về khối lượng tương ứng với27.821,03 tấn. Trong đó hình thức xuất khẩu trực tiếp tăng 30,58% chiếm tỷ trọng 81,33% còn hình thức uỷ thác giảm 56,56% trong tổng giá trị, chiếm 18,67% trong tỷ trọng xuất khẩu. Theo báo cáo tài chính đây là năm đạt doanh thu cao nhất trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013, công ty đầu tư thêm nhà máy sản xuất nên sản lượng xuất khẩu cũng tăng lên. Tuy nhiên trong năm 2012 giá mặt bằng chung xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh khoảng 20% so với bình thường nên cho dù sản lượng xuất khẩu có tăng nhưng giá trị thu về lại giảm so với năm trước. Năm 2012 cũng là năm mà ngành kinh doanh dăm gỗ cạnh tranh gay gắt. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu dăm lớn nhất thế giới, trước đó nhiều DN thấy ngành