7. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất
Để xác định tính cần thiết và khả thi của các giải pháp, tác giả đã tiến hành tham khảo ý kiến đánh giá của đại diện là Ban giám hiệu, cán bộ quản lý các phòng ban và giảng viên Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Thống kê đối tượng khảo sát ý kiến về các biện pháp
Ban giám hiệu Lãnh đạo các đơn vị Giảng viên các khoa
6 31 150 3.0 17.0 80.0 Tổng số 187 100.0
Trên phiếu hỏi ghi rõ các biện pháp cụ thể của hai nhóm biện pháp, mỗi biện pháp đều được hỏi về tính cần thiết và tính khả thi với ba mức độ: rất cần thiết, cần thiết và không cần thiết; rất khả thi, khả thi và không khả thi (phụ lục 3).
Khi nhập số liệu, nếu người trả lời đánh dấu X vào ô “Rất cần thiết”, tác giả nhập điểm 3; ô “ Cần thiết”, nhập điểm 2; ô “Không cần thiết”, nhập điểm 1. Phần “tính khả thi” cũng nhập điểm tương tự.
Sau khi xử lý số liệu, kết quả được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 3.2. Kết quả điều tra về tính cần thiết của các biện pháp
Nhóm biện pháp Biện pháp cụ thể ĐTB Xếp
hạng
1/ Nhóm biện pháp nền tảng để tổ chức, quản lý hoạt động thư viện
1. Biện pháp đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực 2.22 2 2. Biện pháp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của
thư viện 2.08 6
3. Biện pháp trang bị và đa dạng hóa vốn tài liệu 2.07 7
2/ Nhóm biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện
4.Biện pháp tăng cường công tác xây dựng kế
hoạch cho các hoạt động của thư viện 2.32 1 5. Biện pháp tăng cường công tác tổ chức, chỉ
đạo hoạt động của thư viện 2.21 3 6. Biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh
giá hoạt động của thư viện 2.19 4 7. Biện pháp tăng cường hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin tại thư viện 2.08 5
Bảng trên cho thấy, tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình lớn hơn 2, nghĩa là được đánh giá từ mức “cần thiết” trở lên; trong đó có 7 trong tổng số 7 biện pháp được 100% ý kiến đánh giá là rất cần thiết hoặc cần thiết. Cụ thể như:
- Biện pháp “Tăng cường công tác xây dựng kế hoạch cho các hoạt động của thư viện”và biện pháp “Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực”được xếp hạng 1, hạng 2. Điều này hoàn toàn phù hợp với lý luận và thực tiễn. “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển” là hành động đầu tiên của nhà quản lý, giúp nhà quản lý có ý thức về mục tiêu chung và “Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực” là biện pháp bảo đảm điều kiện nguồn lực để đạt được các mục tiêu mà quy hoạch, kế hoạch đã đề ra.
- Biện pháp “Trang bị và đa dạng hóa vốn tài liệu”có thể do những bất cập khi triển khai thực hiện trong thời gian qua nên vị trí xếp hạng nằm ở cuối cùng của các giải pháp: hạng 7, mặc dù điểm trung bình là 2,08.
Về tính khả thi của các biện pháp, bằng cách nhập và xử lý số liệu như ở phần “tính cần thiết”, tác giả thu được kết quả trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Kết quả điều tra về tính khả thi của các biện pháp
Nhóm biện pháp Biện pháp cụ thể ĐTB Xếp hạng 1/ Nhóm biện pháp nền tảng để tổ chức, quản lý hoạt động thư viện
1. Biện pháp đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực 2.13 4 2. Biện pháp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của
thư viện 2.00 7
3. Biện pháp trang bị và đa dạng hóa vốn tài liệu
2.03 6
2/ Nhóm biện pháp quản lý nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện
1.Biện pháp tăng cường công tác xây dựng kế
hoạch cho các hoạt động của thư viện 2.21 1 2. Biện pháp tăng cường công tác tổ chức, chỉ
đạo hoạt động của thư viện 2.15 3 3. Biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh
giá hoạt động của thư viện 2.16 2 4. Biện pháp tăng cường hoạt động ứng dụng
công nghệ thông tin tại thư viện 2.10 5
Về tính khả thi, tất cả các biện pháp đều có điểm trung bình lớn hơn 2, nghĩa là được đánh giá từ mức “khả thi” trở lên.
“Tính khả thi” của các biện pháp được xếp hạng theo điểm trung bình của từng biện pháp. Các thứ hạng được đánh giá tương đồng với bảng xếp hạng về tính cần thiết ở bảng 3.2, cụ thể:
- Biện pháp “tăng cường công tác xây dựng kế hoạch cho các hoạt động của thư viện” được xếp hạng 1; “tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của thư viện” được xếp hạng 2; “tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động của thư viện” được xếp hạng 3.
- Biện pháp “đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực” được xếp hạng 2 về tính cần thiết và hạng 4 về tính khả thi. Kết quả này có thể do cơ chế, năng lực thực tế của các cấp quản lý giáo dục cho nên nhiều đối tượng điều tra chưa thật sự tin tưởng vào khả năng thực hiện biện pháp trên.
- Biện pháp “tăng cường hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện” đều được xếp hạng 5 về tính cần thiết và tính khả thi. Điều đó cho chúng ta thấy rằng biện pháp này có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý hoạt động thư viện. Vì vậy các đối tượng điều tra đều đánh giá khá cao và tin tưởng vào khả năng thực hiện biện pháp này của các nhà quản lý giáo dục.
Qua tổng hợp kết quả khảo sát, tác giả nhận thấy hầu hết Cán bộ quản lý và giảng viên đều cho rằng các biện pháp được đưa ra là cần thiết và mang tính khả thi cao nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của Thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn theo hướng hiện đại “thống nhất, chuẩn hóa, chia xẻ và hội nhập”. Những biện pháp cải tiến này trước hết áp dụng cho Thư viện ở trường Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn, với tiêu chí phải đảm bảo đúng quy chế đào tạo của Bộ, quy định của Ngành và nhà trường, có tính ứng dụng cao, không gây khó khăn, lãng phí tài chính, thời gian cho cán bộ quản lý, người phục vụ và người sử dụng thông tin của Thư viện, nâng cao được chất lượng phục vụ của công tác Thư viện.
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
STT Nội dung Tính cần thiết Tính khả thi Hiệu số % X1 % Y1 D D2
1 Biện pháp đào tạo và bồi dưỡng
2 Biện pháp đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất của thư viện 86.1 6 84.9 7 -1 1
3 Biện pháp trang bị và đa dạng
hóa vốn tài liệu 84.5 7 85.3 6 1 1
4
Biện pháp tăng cường công tác xây dựng kế hoạch cho các hoạt động của thư viện
95.2 1 90.9 1 0 0
5
Biện pháp tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động của thư viện
87.7 4 88.2 3 1 1
6
Biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của thư viện
89.8 3 89.8 2 1 1
7
Biện pháp tăng cường hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện
86.6 5 85.8 5 0 0
Với kết quả tổng hợp ta có được hệ số tương quan thứ bậc Spearman Rho (Phương pháp phi tham số) giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, theo công thức:
R = 1 - ) 1 ( 6 2 2 − ∑ N N D
Trong đó, R: hệ số tương quan
D: hiệu số thứ bậc giữa hai tập hợp dữ liệu đem so sánh N: số các biện pháp đề xuất Thay các giá trị ta có: R = 1 - ) 1 49 ( 7 6 6 − x = 1 - 336 36 = 1- 0,107 R = 0,89
Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy hệ số tương quan R = 0,89 thể hiện tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau.
Qua kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp mà tác giả đưa ra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động của Thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn là cần
thiết và có tính khả thi cao. Mặt khác giả thuyết khoa học mà tác giả đề ra khi thực hiện đề tài đã được chứng minh có cơ sở khoa học và thực tiễn cao.
Tiểu kết chương 3
Trong giai đoạn hiện nay, xu hướng phát triển của sự nghiệp thư viện đại học Việt Nam là xây dựng các thư viện trở thành thư viện hiện đại, trong đó ứng dụng CNTT chỉ là một nội dung rất cơ bản. Khái niệm hiện đại ở đây bao hàm cả việc xây dựng cơ sở vật chất, phát triển vốn tài liệu, công tác tổ chức, quản lý và các công tác truyền thống của thư viện theo hướng "thống nhất, chuẩn hoá, hội nhập":
- Thống nhất trong chỉ đạo nghiệp vụ.
- Thực hiện nghiêm túc các chuẩn mực về nghiệp vụ.
- Các phần mềm thư viện có khả năng kết nối Internet để hội nhập rộng rãi với cộng đồng thư viện.
Với mong muốn làm thế nào để quản lý Thư viện Trường Cao đẳng VHNT và DL Sài Gòn hoạt động có hiệu quả, phục vụ bạn đọc ngày càng tốt hơn, tác giả luận văn đã nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng công tác quản lý hoạt động thư viện của nhà trường và từ đó đưa ra 7 biện pháp đổi mới công tác quản lý là:
1. Biện pháp đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực 2. Biện pháp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của thư viện 3. Biện pháp trang bị và đa dạng hóa vốn tài liệu
4. Biện pháp tăng cường công tác xây dựng kế hoạch cho các hoạt động của thư viện 5. Biện pháp tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động của thư viện
6. Biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của thư viện 7. Biện pháp tăng cường hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện.
Theo kết quả khảo nghiệm thì các biện pháp này đều rất cần thiết và có tính khả thi cao. Do các biện pháp này có mối quan hệ biện chứng với nhau nên đòi hỏi phải tiến hành thực hiện đồng bộ mới phát huy hiệu quả hoạt động của thư viện, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, hoàn thành sứ mệnh của nhà trường đã đề ra.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thư viện là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, là một bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường. Thư viện sẽ là nơi khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của giảng viên và sinh viên. Hơn thế nữa, thư viện còn là trung tâm thông tin văn hóa cộng đồng.
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả đã tìm hiểu và làm sáng tỏ một số khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý thư viện. Từ những cơ sở lý luận này đã giúp tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm đổi mới công tác quản lý hoạt động Thư viện ở Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn.
Những nội dung quản lý hoạt động thư viện bao gồm: - Quản lý đội ngũ cán bộ thư viện.
- Quản lý cơ sở vật chất – thiết bị kỹ thuật. - Quản lý vốn tài liệu.
- Quản lý hoạt động phục vụ bạn đọc.
- Quản lý việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của thư viện.
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu. Đây là cơ hội hết sức thuận lợi, song cũng không ít khó khăn cần phải vượt qua của ngành giáo dục đại học nói chung và Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn nói riêng.
Thư viện là một nhân tố không thể thiếu được trong quá trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Hiện nay Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn đang trong quá trình nâng cấp thành trường Đại học, cần phải có sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác đào tạo. Nhất là trong bối cảnh giáo dục Đại học đang có sự chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo tín chỉ. Một trong những mục tiêu quyết định sự khác biệt giữa đào tạo tín chỉ với đào tạo niên chế là việc giảm bớt giờ lên lớp lý thuyết và tăng giờ tự học, tăng tính chủ động cho sinh viên, giúp SV sáng tạo tư duy trong học tập. Trong điều kiện như vậy, Thư viện phải trở thành “Giảng đường thứ hai” của SV.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, cơ sở thực tiễn, luận văn đánh giá khái quát về thực trạng công tác quản lý hoạt động thư viện của nhà trường trên các mặt: Lập kế hoạch; Tổ chức, chỉ đạo hoạt động thư viện; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của thư
viện; Công tác phục vụ bạn đọc; Công tác bổ sung và phát triển vốn tài liệu; Quản lý nhân lực; Ứng dụng CNTT.
Qua kết quả khảo sát cho thấy công tác quản lý thư viện của nhà trường đã có những cố gắng nhất định, song còn nhiều mặt hạn chế. Các dịch vụ của Thư viện trường còn có khuynh hướng đóng hơn là mở, còn đơn điệu, hình thức phục vụ chủ yếu chỉ là mượn đọc tài liệu, các dịch vụ thông tin mang tính định hướng cá nhân chưa được chú trọng, chưa phát huy được năng lực độc lập trong khám phá và tư duy sáng tạo ...Những tồn tại trên dẫn đến chất lượng và hiệu quả hoạt động Thư viện chưa cao, rất cần có những biện pháp quản lý phù hợp, hữu hiệu.
Trong những năm qua, Thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn đã có nhiều cố gắng trong việc cải tiến công tác quản lý hoạt động thư viện để phục vụ tốt công tác giảng dạy, học tập và NCKH, góp phần vào sự nghiệp phát triển chung của nhà trường. Nhưng để đáp ứng nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay thì việc tổ chức quản lý hoạt động của Thư viện còn nhiều bất cập. Vì vậy, cần phải tiếp tục đổi mới các biện pháp quản lý hoạt động thư viện của trường theo hướng vừa phát huy hiệu quả hoạt động của thư viện truyền thống kết hợp với từng bước hiện đại hóa thư viện tiến tới xây dựng Trung tâm học liệu.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động thư viện và công tác quản lý hoạt động thư viện của Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn, luận văn đã đề xuất các biện pháp như sau:
- Biện pháp đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực - Biện pháp đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của thư viện - Biện pháp trang bị và đa dạng hóa vốn tài liệu
- Biện pháp tăng cường công tác xây dựng kế hoạch cho các hoạt động thư viện - Biện pháp tăng cường công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động của thư viện
- Biện pháp tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động của thư viện - Biện pháp tăng cường hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại thư viện.
Theo kết quả khảo nghiệm thì các biện pháp đề xuất đều rất cần thiết và có tính khả thi cao. Các biện pháp có mối quan hệ biện chứng với nhau, thực hiện tốt biện pháp này là cơ sở, tiền đề để thực hiện biện pháp khác và ngược lại. Vì vậy, đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ các biện pháp mới đạt được hiệu quả, nếu không sẽ khó phát huy hiệu quả của nó.
Các biện pháp đề xuất trên là kết quả quá trình nghiên cứu nghiêm túc kết hợp với