Thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ thư viện

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN (Trang 56 - 57)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ thư viện

Để nâng cao chất lượng công tác phục vụ bạn đọc, chúng ta không thể phủ nhận vai trò của đội ngũ cán bộ thư viện. Có nhiều quan điểm đánh giá khác nhau về vai trò của người CBTV, có những học giả cho rằng trong thư viện, máy móc kỹ thuật mới là điều quyết định sự thành công của thư viện, có quan điểm lại cho rằng trong thư viện người CBTV mới là quan trọng. Thực tiễn cho chúng ta thấy ngày nay với sự xuất hiện một số loại hình thư viện mới như thư viện điện tử, thư viện ảo… song vai trò của người CBTV không mất đi mà trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, đòi hỏi người CBTV luôn phải nâng cao trình độ thì mới có khả năng đáp ứng được các yêu cầu phức tạp và đa dạng của người đọc.

Bảng 2.8. Đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn

Nội dung

Đánh giá của CBQL, NV, GV Đánh giá của SV Mức TH Mức HQ Mức TH Mức HQ ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC ĐTB ĐLC Chọn lựa, sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ trong thư viện 2.40 0.54 2.32 0.54 2.32 0.60 2.26 0.59 Tổ chức tốt môi trường và điều kiện làm việc

2.30 0.67 2.45 0.60 2.24 0.68 2.38 0.66

Phân công lao động 2.54 0.76 2.49 0.60 2.54 0.84 2.31 0.67 Cải tiến tổ chức định

mức lao động

2.30 0.65 2.30 0.62 2.24 0.67 2.14 0.61

Bồi dưỡng trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học

2.39 0.68 2.05 0.69 2.32 0.70 1.95 0.71

Qua bảng 2.8 đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ thư viện gồm các vấn đề:

- “Chọn lựa, sắp xếp, bố trí hợp lý cán bộ trong thư viện” được đánh giá chưa làm tốt, hiện nay toàn bộ thư viện chỉ có 5 người phải làm tất cả mọi hoạt động của thư viện.

- “Việc tổ chức môi trường và điều kiện làm việc” đã cho thấy ban giám hiệu nhà trường đã nhận thức đúng đắn được công tác này là một trong những khuynh hướng chính của tổ chức lao động khoa học, bởi kết quả lao động của cán bộ, nhân viên Thư viện phụ thuộc khá nhiều vào môi trường và điều kiện xung quanh nơi họ làm việc. Thực tế cho thấy nơi làm việc của thư viện rất thoáng mát, sạch sẽ, phòng đọc, phòng xử lý nghiệp vụ… được trang bị đầy đủ quạt và máy lạnh, ánh sáng phù hợp, bàn ghế sạch sẽ, các trang thiết bị được bố trí hợp lý, có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe của CBTV và bạn đọc.

- “Quản lý phân công lao động” trong thư viện cũng được đánh giá tương đối tốt, không phải chia đều công việc cho các thành viên, mà Giám đốc Thư viện đã dựa vào chức năng, nhiệm vụ, năng lực, tính cách của nhân viên mà bố trí công việc cho hợp lý, đảm bảo hiệu quả công việc.

- Tuy vậy, việc “cải tiến tổ chức định mức lao động” được đánh giá chưa tốt, thực tế cho thấy việc vi phạm nội qui, chấp hành giờ giấc, tính tự giác không cao của một vài nhân viên thư viện vẫn đang tồn tại. Mặc dù chiều thứ sáu hàng tuần, mỗi người đều phải báo cáo kết quả các công việc của mình bằng văn bản về cho người quản lý, nhưng kết quả phần lớn vẫn chỉ là những đầu việc, các số liệu vẫn chỉ là hình thức. Nguyên nhân việc định mức lao động chưa có, một phần cũng do định mức chưa rõ ràng, cụ thể, vẫn chỉ bằng định tính. Vì vậy cần phải có biện pháp quản lý việc định mức cụ thể hơn.

Việc “bồi dưỡng nâng cao trình độ như bồi dưỡng chuyên môn, ngoại ngữ, tin học” được đánh giá chưa tốt. Thực tế việc nâng cao trình độ của đội ngũ CBTV chưa được chú trọng, một phần cũng do chế độ, chính sách của nhà trường mới chỉ ưu tiên bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ cán bộ trực tiếp giảng dạy, nhất là trong giai đoạn trường nâng cấp lên đại học. Việc tự học để nâng cao trình độ chưa được nhận thức đúng đắn, phần lớn vẫn còn tâm lý “an bài”, tính tự giác trong học tập, bồi dưỡng chưa tốt.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)