Thực trạng về thư viện trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN (Trang 39 - 47)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Thực trạng về thư viện trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn

như sau:

- Cán bộ quản lý: 37 phiếu - Nhân viên: 63 phiếu - Giảng viên: 150 phiếu - Sinh viên: 200 phiếu.

Ngoài ra tác giả đã trực tiếp phỏng vấn giám đốc thư viện và cán bộ quản lý thư viện để kết quả được đầy đủ và khách quan hơn.

Tác giả đã sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý số liệu khảo sát

2.1.4.2. Qui ước cách thức xử lý số liệu khảo sát

- Tương ứng với mỗi mức độ được tính điểm như sau: + Rất thường xuyên/Tốt: điểm 4;

+ Thường xuyên/Khá: điểm 3;

+ Ít thường xuyên/Trung bình: điểm 2; + Không thực hiện/Yếu: điểm 1;

- Quy ước:

+ Điểm trung bình từ 3,5 đến 4,0: Rất thường xuyên/Tốt + Điểm trung bình từ 2,5 - dưới 3,5: Thường xuyên/Khá

+ Điểm trung bình từ 1.5 - dưới 2,5: Ít thường xuyên/Trung bình + Điểm trung bình từ 1 - dưới 1,5: Không thực hiện/Yếu

2.2. Thực trạng hoạt động thư viện ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn Du lịch Sài Gòn

2.2.1. Thực trạng về thư viện trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn Gòn

Thời gian đầu khi mới thành lập, thư viện chỉ mới là Tổ Thư viện trực thuộc Phòng Quản trị với số lượng vỏn vẹn chỉ có 2 người. Đến năm 2010, thư viện mới tách ra để chính thức trở thành một đơn vị độc lập trực thuộc Ban giám hiệu nhà trường. Trong suốt quá trình hình thảnh và phát triển của mình, thư viện trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện về cơ cấu tổ chức, tăng cường đội ngũ cán bộ. Cho đến nay, thư viện đã hình thành một cơ cấu tổ chức tương đối chặt chẽ và khoa học,

bao gồm:

- Bộ phận nghiệp vụ:

+ Phòng bổ sung: có nhiệm vụ xây dựng và bổ sung vốn tài liệu.

+ Phòng xử lý tài liệu: có nhiệm vụ thực hiện các chu trình, xử lý kỹ thuật vốn tài liệu, xây dựng các cơ sở dữ liệu, tổ chức hệ thống tra cứu theo đúng yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ thư viện.

- Bộ phận phục vụ bạn đọc:

+ Phòng mượn sách giáo trình, sách tham khảo: có nhiệm vụ phục vụ bạn đọc mượn tài liệu về nhà. Đây là nơi bố trí phòng mượn sách, bao gồm sách giáo trình, tập bài giảng, sách tham khảo bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

+ Phòng đọc: có nhiệm vụ hướng dẫn, phục vụ bạn đọc tài liệu tại chỗ, giải đáp mọi yêu cầu thông tin của bạn đọc.

+ Phòng đọc điện tử: có nhiệm vụ tổ chức bạn đọc của thư viện khai thác, sử dụng nguồn thông tin điện tử phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của bạn đọc.

+ Phòng lưu trữ tài liệu: bao gồm lưu trữ các đề tài NCKH đã được nghiệm thu, tài liệu Hội thảo, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo thực tập tốt nghiệp, tạp chí...

2.2.1.1. Vốn tài liệu

Vốn tài liệu là một trong những yếu tố rất quan trọng cấu thành nên thư viện, là đối tượng trong hoạt động thư viện như công tác bổ sung, xử lý kho, tổ chức kỹ thuật, tuyên truyền giới thiệu, khai thác sử dụng và phục vụ bạn đọc. Thư viện trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn đã xây dựng và phát triển nguồn tài nguyên thông tin nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng tin đặc biệt cán bộ, giảng viên và sinh viên trong trường.Vốn tài liệu của thư viện trường khá phong phú thuộc tất cả các ngành đào tạo và nghiên cứu của trường và các tài liệu thông tin thuộc về kiến thức chung. Nguồn lực thông tin phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của một thư viện cao đẳng chuyên ngành.

Tính đến cuối tháng 06/2013, tổng số bản sách (bao gồm các loại giáo trình, sách tham khảo, tài liệu khác) là 19.030 bản, trong đó: sách giáo khoa, giáo trình các loại là 7.342 bản; sách tham khảo và các tài liệu khác: 11.688; số đầu báo, tạp chí của thư viện có 47 tên, ngoài ra còn có một số tạp chí tặng của các trường cao đẳng, đại học, viện nghiên cứu (Nguồn: Bảng kiểm kê 6 tháng đầu năm 2013 của thư viện trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn).

quản lý vốn tài liệu của thư viện thể hiện ở các mặt sau:

- Mức độ đáp ứng của thư viện về nội dung vốn tài liệu:

Theo tiêu chuẩn 9 trong kiểm định chất lượng Trường đại học của Bộ GD & ĐT quy định: “Thư viện trường đại học có đầy đủ sách, giáo trình, tài liệu tham khảo tiếng Việt và tiếng nước ngoài đáp ứng yêu cầu sử dụng của cán bộ, giảng viên và người học. Có thư viện điện tử được nối mạng, phục vụ dạy, học và nghiên cứu khoa học có hiệu quả”. Về tiêu chí này tác giả thu nhận ý kiến đánh giá từ các đối tượng là CBQL, NV, GV và SV như sau:

Bảng 2.1. Mức độ đáp ứng nội dung tài liệu của thư viện trường

Nội dung Đánh giá của CBQL, NV, GV Đánh giá của SV ĐTB ĐLC Thứ hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng

Sách chuyên môn, giáo trình 3.34 0.61 3 3.21 0.70 2 Tài liệu tham khảo 2.80 0.40 4 2.80 0.71 4 Khóa luận tốt nghiệp, Báo cáo thực

tập

3.37 0.60 2 3.34 0.65 1

Báo, tạp chí, truyện 3.42 0.70 1 3.10 0.97 3 Tài liệu điện tử 1.90 0.60 5 1.72 0.65 5

Kết quả khảo sát ở bảng trên cho thấy, mức độ đáp ứng nội dung tài liệu của thư viện trường được CBQL, NV, GV đánh giá khá (ĐTB từ 2.8 ~ 3.42) thể hiện rõ nhất ở các nội dung sau:

- “Báo, tạp chí, truyện” (ĐTB = 3.42, xếp hạng 1)

- “Khóa luận tốt nghiệp, Báo cáo thực tập” (ĐTB = 3.37, xếp hạng 2) - “Sách chuyên môn, giáo trình” (ĐTB = 3.34, xếp hạng 3)

- “Tài liệu tham khảo” (ĐTB = 2.80, xếp hạng 4)

Trong khi đó, sinh viên đánh giá mức độ đáp ứng nội dung tài liệu của thư viện xếp hạng như sau:

- “Khóa luận tốt nghiệp, Báo cáo thực tập” (ĐTB = 3.34, xếp hạng 1) - “Sách chuyên môn, giáo trình” (ĐTB = 3.21, xếp hạng 2)

- “Báo, tạp chí, truyện” (ĐTB = 3.10, xếp hạng 3) - “Tài liệu tham khảo” (ĐTB = 2.80, xếp hạng 4)

So sánh mức độ đánh giá giữa các nhóm khách thể CBQL, NV, GV và SV, tác giả nhận thấy CBQL, NV, GV và SV đánh giá cao về mức độ đáp ứng nội dung tài liệu, thông tin tại thư viện như sách chuyên môn, giáo trình, tài liệu tham khảo… Đối với mức độ đáp ứng nội dung tài liệu điện tử thì các nhóm khách thể đều đánh giá ở mức độ thấp.

Nhìn chung, đánh giá mức độ đáp ứng nội dung tài liệu của thư viện giữa CBQL, NV, GV và SV đều có sự thống nhất về thứ hạng ở nhiều hình thức tài liệu.

Bảng 2.2. Mức độ đáp ứng của thư viện trường về chất lượng tài liệu

Nội dung Đánh giá của CBQL, NV, GV Đánh giá của SV ĐTB ĐLC Thứ hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng

Chất lượng của tài liệu đáp ứng nhu cầu của bạn đọc

2.04 0.61 2 2.03 0.70 2

Số lượng tài liệu đủ để mượn về nhà 2.07 0.53 1 1.85 0.64 1

Về số lượng, chất lượng vốn tài liệu tại thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn ở bảng 2.2 CBQL, NV, GV đánh giá chung là chưa phong phú, chỉ mới cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học (ĐTB: từ 2.04 ~ 2.07). Như vậy, so với nhu cầu số lượng, chất lượng tài liệu hiện có ở thư viện chỉ đạt ở mức độ trung bình.

Bên cạnh đánh giá của CBQL, NV, GV thì đánh giá của SV là cơ sở rất quan trọng phản ánh một cách toàn diện về thực trạng vốn tài liệu hiện có tại thư viện trường.

Nhìn bảng 2.2 chúng ta thấy SV đã phản ánh đúng thực trạng vốn tài liệu của thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn hiện nay khi một trong những đối tượng phục vụ chính của thư viện cho rằng vốn tài liệu chỉ mới đáp ứng nhu cầu cơ bản.

- “Chất lượng của tài liệu đáp ứng nhu cầu của bạn đọc” (ĐTB = 2.03) - “Số lượng tài liệu đủ để mượn về nhà” (ĐTB = 1.85)

Đây là một bất cập so với yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ, nâng cao chất lượng giáo dục đòi hỏi việc tự học, tự nghiên cứu của sinh viên ngày càng cao. Bởi vì, đối với SV, để tự nghiên cứu thảo luận, tìm kiếm thông tin cho bài học, đề tài nghiên cứu của mình thì phần lớn thời gian học phải và chỉ có thể ở thư viện “giảng đường thứ

hai” của họ.

Như vậy, đánh giá của CBQL, NV, GV và SV có sự thống nhất với nhau về mức độ đáp ứng nhu cầu số lượng và chất lượng VTL tại thư viện. Nó cho thấy vốn tài liệu hiện có chỉ đạt ở mức trung bình, còn nhiều hạn chế, bất cập trong đáp ứng nhu cầu của bạn đọc.

2.2.1.2. Cơ sở vật chất – kỹ thuật

Thư viện Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn có cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối hiện đại. Hầu hết trang thiết bị của thư viện được đầu tư từ hệ thống máy chủ đến máy trạm, từ bàn ghế dành cho bạn đọc đến bàn ghế làm việc của nhân viên, từ giá sách, kệ để báo tạp chí đến các thiết bị an ninh.

Nằm trong hệ thống toà nhà 4 tầng với tổng diện tích sàn xây dựng là 22.000 m2, thư viện được thừa hưởng mặt bằng rộng hơn 800 m2, bao gồm:

- 2 phòng đọc chung - 1 phòng báo, tạp chí - 1 phòng nghiên cứu - 1 phòng đa phương tiện

- 2 phòng thư viện chuyên ngành cho Khoa Ngoại ngữ và Khoa Đông Phương học.

Tất cả các phòng đều được trang bị máy lạnh, hệ thống máy vi tính phục vụ công tác nghiệp vụ của cán bộ thư viện và công tác tra cứu của bạn đọc. Thư viện có một hệ thống máy in mạng và máy photo bố trí ở 2 phòng đọc đảm bảo tối đa nhu cầu in và photo tài liệu của bạn đọc.

Tất cả các phòng thuộc thư viện đều được lắp đặt các camera có khả năng lưu giữ hình ảnh, được lắp đặt ở những vị trí khác nhau, cán bộ thư viện có thể kiểm soát bạn đọc thuận tiện và dễ dàng.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất của thư viện trường hiện nay chỉ tạm đáp ứng nhu cầu phục vụ trước mắt, còn nhiều bất cập như phần mềm thư viện điện tử không liên kết được với website nhà trường. Trang thiết bị, máy tính vẫn còn thiếu so với nhu cầu tìm tin của sinh viên. Chưa có hệ thống cổng an ninh để kiểm soát bạn đọc không cho mang tài liệu ra ngoài.

Chúng ta sẽ tìm hiểu qua kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.3

Nội dung Đánh giá của CBQL, NV, GV Đánh giá của SV ĐTB ĐLC Thứ hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng Diện tích phòng đọc 3.18 0.74 2 2.81 0.99 3 Chổ ngồi, bàn ghế 3.42 0.49 1 2.93 0.94 2 Quạt, máy lạnh 3.08 0.81 3 3.10 0.77 1 Hệ thống ánh sáng 2.89 0.31 6 2.61 0.48 6 Kệ, giá, tủ đựng tài liệu 2.97 0.88 5 2.80 0.93 4 Máy photocopy 2.84 0.64 7 2.57 0.82 7 Máy tính trang bị đầy đủ 3.01 0.76 4 2.68 0.96 5 Thiết bị đọc tài liệu nghe, nhìn 2.18 0.67 8 2.10 0.69 8 Thiết bị an ninh cảnh báo ở cửa ra

vào thư viện

1.00 0.00 9 1.00 0.00 9

Cột xếp hạng điều tra theo ĐTB các CBQL, NV, GV và SV xác nhận các hạng mục được đáp ứng cho thấy các hạng mục như diện tích và chổ ngồi, hệ thống máy lạnh, ánh sáng, trang thiết bị trong thư viện đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc (ĐTB từ 2.89 ~ 3.42, xếp loại khá). Tuy nhiên thiết bị đọc tài liệu nghe nhìn không được đánh giá cao ở cả 2 nhóm khách thể (CBQL. NV, GV = 2.18 và SV = 2.10)

Qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ thư viện, tác giả đã tìm hiểu thêm về mức độ đáp ứng cơ sở vật chất – trang thiết bị kỹ thuật của Thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn.

- Máy vi tính: thiết bị máy tính không đồng bộ, số lượng nhiều nhưng yếu về cấu hình nên không đủ mạnh online tài liệu trên mạng, việc truy cập internet còn gặp nhiều khó khăn.

- Đèn chiếu sáng được lắp đặt đầy đủ, phòng đọc nhiều cửa sổ nên đủ ánh sáng để phục vụ cho bạn đọc.

- Bàn ghế thư viện sử dụng nhiều kích cỡ khác nhau tạo được sự thoải mái, riêng biệt cho người đọc.

- Kệ sách thư viện cũng đa dạng, đẹp mắt, phù hợp với từng loại hình tài liệu nhưng lại hơi cao so với tầm vóc của người Việt Nam.

hậu và chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc.

- Chưa lắp đặt thiết bị cảnh báo ở cửa ra vào thư viện

2.2.1.3. Đội ngũ cán bộ thư viện

Trong công tác quản lý hoạt động thư viện quan trọng nhất là quản lý cán bộ nhân viên thư viện. Cán bộ thư viện là nhân tố quyết định sự sống còn của thư viện. Muốn phát triển theo chiều sâu, thư viện cần có một đội ngũ cán bộ thư viện có đủ tri thức và năng lực, phẩm chất cần thiết, thành thạo ngoại ngữ, kỹ năng tin học và nghiệp vụ để có thể nghiên cứu nguồn tin, thiết kế các CSDL, tổ chức truy cập thông tin, đáp ứng được nhu cầu phát triển mới trong môi trường công nghệ thông tin phát triển nhanh như vũ bão hiện nay.

Hiện nay, thư viện trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn có 5 cán bộ, bao gồm: 01 thạc sĩ và 04 cử nhân

Số lượng cán bộ thư viện được bố trí như sau: - Ban giám đốc: 1

- Bộ phận nghiệp vụ: 2

- Bộ phận phục vụ bạn đọc: 2

Trình độ cán bộ thư viện đều từ đại học trở lên, 70% cán bộ thư viện là cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện công việc, có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết hỗ trợ nhau trong công việc.

Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ thư viện còn thiếu về số lượng trong khi lại phải đáp ứng một khối lượng công việc lớn nên về mặt tổ chức lao động theo các phòng ban chưa được chuyên môn hóa. Hầu hết đội ngũ cán bộ thư viện còn hạn chế về tin học, ngoại ngữ, nhất là năng lực ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn thư viện nên chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thư viện hiện đại.

Cán bộ giữa các bộ phận nghiệp vụ và bộ phận phục vụ bạn đọc thường xuyên luân chuyển cho nhau. Điều này gây khó khăn cho việc chuyên môn hóa, tập trung hóa cho từng khâu nghiệp vụ cụ thể, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả công việc.

Bảng 2.4. Đánh giá thực trạng về đội ngũ CBTV Nội dung Đánh giá của CBQL, NV, GV Đánh giá của SV ĐTB ĐLC Thứ hạng ĐTB ĐLC Thứ hạng Năng lực của CBTV

đủ về kiến thức chuyên môn

Cán bộ thư viện có khả năng kết hợp tổ chức và quản lý thư viện truyền thống và thư viện hiện đại

1.98 0.79 3 1.90 0.75 3

Cán bộ thư viện xử lý nhanh các tình

huống 2.32 0.65 1 2.15 0.70 2

Phẩm chất của CBTV

Cán bộ thư viện ân cần niềm nở,

nhiệt tình giúp đỡ bạn đọc 2.64 0.82 4 2.43 0.89 4 Cán bộ thư viện trả lời nhanh chóng,

kịp thời những thắc mắc của bạn đọc 2.87 0.69 2 2.61 0.88 3 Cán bộ thư viện tạo điều kiện thuận

lợi để bạn đọc nghiên cứu tài liệu 2.85 0.75 3 2.70 0.92 2 Cán bộ thư viện thường xuyên tiếp

nhận ý kiến phản hồi của bạn đọc 3.10 0.83 1 2.76 1.00 1

Nhìn vào bảng 2.4, chúng ta thấy thực trạng đội ngũ CBTV của Trường Cao đẳng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)