Vai trò, nhiệm vụ của thư viện trường cao đẳng, đại học

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN (Trang 25 - 26)

7. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Vai trò, nhiệm vụ của thư viện trường cao đẳng, đại học

1.3.1.1. Vai trò của thư viện trường cao đẳng, đại học

Tác giả Lê Ngọc Oánh đã phát biểu: “những thư viện trên thế giới ngày nay đã thoát khỏi khía cạnh tĩnh của những kho chứa sách để trở nên năng động hơn với ba vai trò chính yếu sau đây:

- Thư viện là một cơ quan truyền thông đại chúng;

- Thư viện là một trung tâm phát triển văn hóa;

- Thư viện là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục.

Giữa ba vai trò trên, thư viện trường đại học đã làm nổi bật vai trò là một động lực đóng góp vào việc đổi mới giáo dục” [27, tr.92].

Đúng vậy, thư viện ngày nay không chỉ là nơi lưu giữ, bảo quản sách mà nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác học tập và giảng dạy. Thư viện đại học giúp rất nhiều cho việc thay đổi phương pháp học tập ở bậc cao đẳng, đại học. Sinh viên cần phải tăng cường tính tự học, tự đọc giáo trình, đọc tài liệu tham khảo – điều này hiện nay sinh viên nước ta còn rất yếu. Thư viện đại học sẽ cung cấp cho sinh viên nhiều nguồn thông tin, tri thức khác nhau, sinh viên phải làm công việc chọn lựa, phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp những thông tin tri thức này để đưa ra nhận xét, rút ra kết luận riêng của mình.

Thư viện và môi trường học thuật thuận lợi, tài liệu phong phú, công tác tra cứu, mượn trả tài liệu thuận lợi và thời gian phục vụ dài hơn, thái độ và trình độ nghiệp vụ của cán bộ thư viện ngày một tốt hơn sẽ góp phần thay đổi lề lối học tập trước đây của sinh viên, kết hợp với phương pháp giảng dạy mới, đổi mới hình thức thi cử… chất lượng đào tạo sẽ được nâng lên một bước, phát huy hiệu quả, phù hợp với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học và thực tiễn phát triển kinh tế xã hội ở nước ta, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.

1.3.1.2. Nhiệm vụ của thư viện trường cao đẳng, đại học

- Cung ứng cho giảng viên và sinh viên đầy đủ các loại sách giáo trình, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu và các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường

xuyên của giảng viên và sinh viên.

- Sưu tầm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giảng viên và sinh viên những sách báo cần thiết của Đảng và Nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.

- Tổ chức thu hút toàn bộ giảng viên và sinh viên tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch giảng dạy, tìm hiểu nhu cầu của giảng viên và sinh viên, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết sử dụng bộ máy, biết tra cứu sách, tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách, nhất là sách nghiệp vụ và sách tham khảo.

- Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành và các thư viện địa phương để chủ động khai thác, sử dụng vốn sách báo, trang thiết bị chuyên dùng, giúp đỡ kinh nghiệm, tổ chức đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ; liên hệ với các cơ quan phát hành trong và ngoài ngành, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các nhà tài trợ… nhằm huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách và các loại sách báo, tạp chí, tư liệu để đảm bảo nguồn bổ sung, làm phong phú nội dung kho sách và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật thư viện.

- Tố chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lý chặt chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo an toàn, tránh hư hỏng mất mát, thường xuyên thanh lọc sách báo cũ, rách nát, lạc hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu, tư liệu mới, sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được vào đúng mục đích, có kế hoạch chủ động đón đầu tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thông tin – thư viện điện tử, từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện phục vụ tốt bạn đọc.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)