Nhóm biện pháp nền tảng để tổ chức, quản lý hoạt động thư viện

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN (Trang 74 - 79)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Nhóm biện pháp nền tảng để tổ chức, quản lý hoạt động thư viện

3.2.1.1. Biện pháp 1: Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực a) Mục đích

Lý luận và thực tiễn chỉ ra rằng, thành công của công tác quản lý giáo dục có liên quan đến trình độ về nghiệp vụ quản lý của các cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Thông qua việc tổ chức thực hiện tốt biện pháp nhằm xây dựng một đội ngũ CBTV chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động hiệu quả, góp phần thực hiện chiến lược phát triển của trường.

b) Nội dung và cách thực hiện

Để nâng cao năng lực và tạo động lực trong công tác quản lý hoạt động thư viện, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố con người. Đó là: kiến thức, phẩm chất, kỹ năng, kỹ xảo, lòng nhiệt tình của cán bộ với công tác được giao. Theo kết quả khảo sát ở chương 2, nhìn chung, đội ngũ cán bộ thư viện Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật và Du lịch Sài Gòn được đào tạo cơ bản, tiếp cận được những vấn đề mới, hiện đại của ngành; có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn về tổ chức và quản lý hoạt động của thư viện truyền thống khá vững vàng và vận dụng khá thành thạo vào điều kiện sẳn có của thư viện. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ thư viện của trường vẫn còn bộc lộ một số hạn chế về kiến thức thông tin, tin học và các kỹ năng ứng dụng CNTT, sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại vào hoạt động thư viện. Chẳng những thế, đa số cán bộ thư viện được đào tạo chuyên ngành thư viện chỉ được trang bị chủ yếu những kiến thức cơ bản về khoa học xã hội và nhân văn, về tổ chức và hoạt động của thư viện truyền thống. Cán bộ thư viện được đào tạo ở các ngành khác, đặc biệt là về CNTT chiếm tỷ lệ khá thấp. Trong khi đó, yêu cầu xử lý nội dung các tài liệu khoa học nhất là khoa học công nghệ phục vụ cho phát triển kinh tế khá lớn, đội ngũ cán bộ chuyên ngành thư viện không thể đáp ứng được. Ngoài ra rất ít cán bộ có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ trong việc xử lý, khai thác và phục vụ bạn đọc các tài liệu tiếng nước ngoài. Những hạn chế này của đội ngũ cán bộ là một trong những nguyên nhân cơ bản làm giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thư viện, cũng như hiệu quả phục vụ của thư viện.

Vì vậy. để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện, đáp ứng yêu cầu phát triển thư viện trong thời kỳ mới, tác giả luận văn cho rằng, công tác bồi dưỡng, đào

tạo lại, đào tạo tiếp tục đội ngũ cán bộ thư viện hiện nay phải được coi là giải pháp then chốt. Để triển khai công tác này, tác giả xin đề xuất một số nội dung và cách thực hiện sau:

* Phân công lao động hợp lý:

Khi phân công công việc cho cán bộ thư viện, không chia đều công việc cho mọi người, mà cần dựa theo chức năng, nhiệm vụ và năng lực mà phân công. Công tác hành chính quản trị đối với Giám đốc Thư viện cần nhiều hơn là đối với thủ thư. Ngược lại công tác phục vụ bạn đọc thì thủ thư cần nhiều hơn Giám đốc, cụ thể:

- Công tác xử lý nghiệp vụ: biên mục, mô tả, tóm tắt…

- Công tác hành chính quản trị: bổ sung VTL, mua sắm trang thiết bị, lập kế hoạch, thống kê, báo cáo…

- Công tác phục vụ bạn đọc: cho mượn sách, báo tại phòng đọc, phòng mượn, sắp xếp lại kho…

- Công tác quản trị mạng: duy trì hoạt động của mạng máy tính; xây dựng CSDL, cập nhật và lưu trữ dữ liệu…

* Phân loại đối tượng đào tạo, bồi dưỡng:

Đối tượng đào tạo bồi dưỡng chủ yếu hiện nay trong hệ thống thư viện gồm: cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn nghiệp vụ và cán bộ công nghệ. Mỗi đối tượng, do có chức năng, nhiệm vụ và mức độ yêu cầu về chuyên môn quản lý và chuyên môn nghiệp vụ khác nhau, nên về mặt tổ chức, không thể thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng chung cho toàn hệ thống, mà cần có sự chỉ đạo thống nhất và phân cấp để tránh chồng chéo lãnh phí.

* Chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển của hoạt động thư viện:

- Hiện cán bộ quản lý còn thiếu kiến thức pháp luật trong lĩnh vực văn hóa, kiến thức về tổ chức, quản lý thư viện hiện đại trong xu thế tự động hóa, số hóa các hoạt động thư viện. Do vậy, nội dung chương trình đào tạo cần đáp ứng được các yêu cầu kiến thức tổng hợp trong quản lý, điều hành thư viện, tạo cho họ khả năng kết hợp nhuần nhuyễn giữa thực tế tổ chức và quản lý thư viện truyền thống và thư viện hiện đại, khả năng thích ứng với xu thế phát triển của xã hội và của ngành; cung cấp kiến thức quản lý thông tin-thư viện trong nền kinh tế thị trường, tạo khả năng tiếp cận và vận dụng sáng tạo tri thức mới để tổ chức hoạt động thư viện, biết sử dụng phương tiện hiện đại trong hoạt động chuyên môn cũng như trong quản lý.

- Trang bị kỹ năng sử dụng máy tính, khai thác thông tin trên Internet. Phải coi đây là một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ thư viện. Để có được những kỹ năng này, trước mắt, nhà trường cần phổ cập chương trình tin học cơ bản cho toàn thể cán bộ thư viện.

* Hình thức và phương pháo đào tạo, bồi dưỡng:

- Chú trọng đào tạo lại và đào tạo tiếp tục bằng hình thức tập trung ngắn hạn hoặc tại chức. Đặc biệt, phải đưa việc đào tạo lại trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với cán bộ thư viện, thậm chí đưa thành tiêu chuẩn điều kiện để thực hiện việc lên lương theo định kỳ.

- Tăng cường công tác tự bồi dưỡng và bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn, cập nhật liên tục các kiến thức, kỹ năng quản lý mới trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệ để vận dụng vào thực tiễn công tác quản lý hoạt động thư viện theo hướng hiện đại một cách hiệu quả nhất.

- Cử cán bộ đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện nâng cao như tin học cơ sở và tin học ứng dụng, các quy trình xử lý tài liệu và công tác người dùng tin trong điều kiện tin học hóa thông tin – thư viện, các khóa đào tạo tiếng Anh chuyên ngành thư viện, hệ thống thông tin – thư viện điện tử… để có đủ tri thức khoa học, có khả năng nắm bắt thông tin, phân tích, tổng hợp, định hướng thông tin nhằm hướng dẫn, tư vấn thông tin cho ban đọc, điều hành và bảo trì toàn bộ hệ thống mạng và máy tính của Thư viện.

Muốn vậy, lãnh đạo nhà trường cần có chiến lược, kế hoạch phát triển toàn diện cán bộ thông qua các hình thức và nội dung đào tạo khác nhau, tùy thuộc vào từng cán bộ cụ thể, nhằm phát huy khả năng sẳn có của họ, đồng thời khắc phục các khiếm khuyết.

Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thư viện gắn bó chặt chẽ với việc đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn những năm gần đây đã có nhiều thay đổi về nội dung chương trình giảng dạy. Hy vọng rằng, cùng với sự tiếp tục đổi mới và hoàn thiện của các chương trình này đội ngũ cán bộ thư viện của Trường sẽ đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong tương lai.

3.2.1.2. Biện pháp 2: Đầu tư xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, trang bị cơ sở hạ tầng CNTT

a) Mục đích

Bản chất của thư viện cao đẳng, đại học là một công trình văn hóa, nó đòi hỏi phải có những cảnh quan và không gian văn hóa để phục vụ bạn đọc. Việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và trang bị hạ tầng CNTT mang tính bền vững và chia xẻ nguồn tài nguyên thông tin là một trong những nhân tố cần thiết thúc đẩy hoạt động thông tin phát triển.

b) Nội dung và cách thực hiện

Để đáp ứng nhu cầu của đào tạo theo học chế tín chỉ, là nơi cung cấp nguồn tri thức cho GV và SV thì ngoài vốn tài liệu phong phú, đa dạng, thư viện cần phải mở rộng diện tích và hiện đại hóa các trang thiết bị để có không gian phù hợp, phòng đọc rộng rãi, thoáng mát, hệ thống máy tính trang bị đầy đủ đảm bảo cho sinh viên truy cập thông tin phục vụ việc tự học, tự nghiên cứu…

Hiện trạng cơ sở vật chất của Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn cho thấy trang thiết bị, máy tính vẫn còn thiếu so với nhu cầu học tập của SV và nhu cầu NCKH đối với GV. Vì vậy, thư viện phải được tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị đảm bảo tính chuyên dụng, phù hợp, từng bước hiện đại hóa, có khả năng đáp ứng các yêu cầu đa dạng và ngày càng cao của bạn đọc Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn. Muốn vậy:

- Nâng cấp đường truyền Internet, trang bị cơ sở vật chất cho phòng đa phương tiện, phòng học nhóm, máy tính nối mạng, kho mở và diễn đàn cho người sử dụng. Mua sắm các trang thiết bị và kỹ thuật đi kèm như các phần mềm cài đặt trên máy tính hỗ trợ việc tra cứu, lưu trữ tài liệu và soạn thảo văn bản hoặc việc học ngoại ngữ của người sử dụng.

- Thư viện phải trang bị các thiết bị kỹ thuật tối thiểu phục vụ cho việc bảo quản tài liệu và sữa chữa nhỏ như máy hút bụi, máy đóng gáy sách, giá chuyên dụng trưng bày báo, tạp chí, máy scanner, hệ thống an toàn chống mất sách, chíp điện từ và dây từ gắn vào tài liệu…

- Các thiết bị hiện đại rất cần cho một thư viện của trường cao đẳng, đại học hiện đại, không có những thiết bị điện tử hiện đại thì thư viện không thể thực hiện quá trình hiện đại hóa được. Các trang thiết bị thư viện phải đáp ứng đủ số lượng và chất lượng thiết bị. Khi đầu tư thiết bị phải tính toán kỹ trên số lượng công việc, CBNV và cấu hình kỹ thuật để trang bị không thiếu, không thừa và phải mang tính đồng bộ.

- Cần xây dựng chính sách đầu tư trang thiết bị phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của thư viện. Tránh đầu tư những trang thiết bị mang tính chất khoa trương không cần thiết gây lãng phí và không mang lại hiệu quả.

3.2.1.3. Biện pháp 3: Phát triển và đa dạng hóa nguồn tài liệu a) Mục đích

Nhằm tăng cường vốn tài liệu để Thư viện là nơi cung cấp thông tin đáng tin cậy

“giảng đường thứ hai” phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập của cán bộ, GV và SV, đảm bảo chất lượng và hiệu quả giáo dục của nhà trường,

b) Nội dung và cách thực hiện

Bổ sung tài liệu là công đoạn đầu tiên và rất quan trọng trong qui trình nghiệp vụ thư viện. Nếu bổ sung tài liệu không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng sách bị chết hoặc bị lãng quên trong thư viện vì không phù hợp với yêu cầu của giảng viên và sinh viên. Việc xây dựng vốn tài liệu có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau nhưng dù bổ sung bằng cách nào thì việc phải tuân thủ đúng theo danh mục và sách tham khảo dùng cho thư viện trường cao đẳng, đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định.

Công tác bổ sung vốn tài liệu của Thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn là việc sưu tầm, nghiên cứu nhằm lựa chọn những tài liệu có nội dung tư tưởng tốt, có giá trị khoa học, thực tiễn, nghệ thuật cao để đáp ứng được các nhu cầu đọc và thông tin của CBNV, giảng viên, HSSV nhà trường. Các tài liệu bổ sung phải đảm bảo các yếu tố:

* Tính hệ thống: Bao hàm một hệ thống tri thức nhất định.

* Tính mở: Vốn tài liệu không ngừng được bổ sung, tăng cường bổ sung sách, giáo trình phục vụ cho nghiên cứu, học tập.

* Tính bền vững: Các tài liệu bổ sung phải được tồn tại cùng Thư viện.

* Tính thông tin: Chứa đựng những thông tin mới nhất, đầy đủ nhất về một chuyên ngành nào đó.

Do VTL của Thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn hiện nay còn hạn chế, không cân đối giữa các chuyên ngành, trong khi nhu cầu của bạn đọc ngày càng tăng nên Thư viện cần sớm xây dựng một chiến lược bổ sung VTL đảm bảo tính phù hợp, đa dạng, phong phú và có cơ cấu hợp lý. Để thực hiện biện pháp này Thư viện Trường Cao đẳng VHNT & DL Sài Gòn cần phải tiến hành những công việc như sau:

- Hình thành chính sách phát triển bộ sưu tập của thư viện trường trên cơ sở thăm dò ý kiến cán bộ giảng dạy, sinh viên nhằm bổ sung tài liệu phù hợp của các ngành đào tạo với xu hướng đổi mới phương pháp dạy – học; chọn lọc nhiều loại hình tài liệu mới, đa dạng hóa nguồn tài liệu chú ý tài liệu số hóa nhưng đảm bảo thực hiện tốt Luật Sở hữu trí tuệ. Chính sách phát triển bộ sưu tập đóng vai trò tiên quyết trong việc xây dựng nguồn tài liệu và hiệu quả sử dụng tài liệu của thư viện.

- Phải đảm bảo tính tương quan giữa các chuyên ngành đào tạo trong nhà trường; đảm bảo ngôn ngữ nào mà chuyên ngành tri thức đó được xuất bản nhiều nhất. Hiện tại, Thư viện nhà trường cần tăng cường bổ sung sách ngoại ngữ như sách tiếng Trung, tiếng Nhật.

- Sử dụng hợp lý và phân bổ nguồn ngân sách; tăng cường tìm tài trợ từ các dự án trong và ngoài nước về các nguồn tài liệu với nhiều loại hình tài liệu ưu tiên nguồn tài liệu thông tin số hóa.

- Có biện pháp đánh giá tính hiệu quả của nguồn tài liệu đã bổ sung đưa vào sử dụng sau một thời gian sử dụng để hoàn thiện dần và nâng chất lượng chính sách phát triển bộ sưu tập của thư viện mình.

- Đa dạng hóa nguồn tài liệu bằng việc phối hợp giữa các thư viện bằng các hình thức trao đổi thông tin: dịch vụ mượn liên thư viện, mục lục liên hợp trực tuyến, vấn đề hợp tác trong công tác bổ sung tài liệu, chia xẻ nguồn thông tin số. Trên cơ sở đó, xây dựng một cơ chế hợp tác cho hoạt động chia xẻ thông tin cũng như dự tính những thuận lợi và khó khăn khi triển khai các dịch vụ này hay sử dụng dịch vụ tích hợp các ứng dụng CNTT và thư viện cho bạn đọc.

- Xây dựng quy chế sử dụng tài liệu thư viện, nội quy bảo quản kho tài liệu. - Tăng cường giáo dục ý thức bảo quản tài liệu thư viện cho bạn đọc.

- Tăng cường công tác thông tin thư mục trên cơ sở hoàn thiện bộ máy tra cứu truyền thống, từng bước tiến tới hiện đại hóa bộ máy tra cứu tìm tin.

- Đổi mới hình thức phục vụ bạn đọc, thực hiện tốt kế hoạch phục vụ tài liệu học tập, nghiên cứu cho CBNV, GV và SV.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THƯ VIỆN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG VĂN HÓA NGHỆ THUẬT VÀ DU LỊCH SÀI GÒN (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)