khoa học công nghệ với nhau
Xuất phát từ các phương án xây dựng hệ thống mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN trên đây, ứng với mỗi phương án đều có những điều kiện cụ thể thể hiện vai trò của nhà nước trong việc tạo lập cơ chế chính sách để cho mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN hình thành và phát triển. Trên cơ sở đó, trong thời gian tới các giải pháp về cơ chế, chính sách cần được chính phủ quan tâm ban hành gồm:
Thứ nhất, nhà nước ban hành cơ sở pháp lý thúc đẩy sự phối hợp giữa các
tổ chức môi giới CGCN.
- Khi chưa có luật về môi giới và tổ chức môi giớic CGCN thì Chính phủ cần ban hành Nghị định về thúc đẩy sự liên kết giữa các tổ chức môi giới CGCN trong nước theo đó, nội dung của nghị định cần được xác định cụ thể là:
Đối tượng điều chỉnh: hệ thống các tổ chức tham gia cung ứng dịch vụ môi giới CGCN trong nước
Nội dung cụ thể của nghị định cần nêu bật sự ưu đãi của nhà nước đối với các tổ chức tham gia cung ứng dịch vụ môi giới CGCN tham gia hệ thống mạng lưới môi giới CGCN, định hướng hình thành các tổ chức mạng lưới môi giới CGCN;
- Nghị định về chức năng nhiệm vụ của các đại diện công nghệ của Việt Nam ở nước ngoài trong đó cần nêu bật quyền hạn và nghĩa vụ của các đại diện khoa học công nghệ của Việt Nam ở nước ngoài, nguồn ngân sách dành cho đại diện khoa học công nghệ ở nước ngoài và những cơ sở xác định tính hiệu quả của hoạt động các đại diện khoa học công nghệ của Việt Nam ở nước ngoài để từ đó đánh giá được những đóng góp thực tế của các đại diện công nghệ Việt Nam ở nước ngoài vào lĩnh vực môi giới CGCN phục vụ sự phát triển trong nước.
- Nghị định quy định quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức chủ trì điều tiết mạng lưới các tổ chức môi giới chuểyn giao công nghệ, quy định chức năng nhiệm vụ của các sở khoa học công nghệ trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN.
Để thúc đẩy sự hình thành mạng lước các tổ chức môi giới CGCN hoạt động một cách nhịp nhàng và minh bạch, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường công nghệ trong nước, chính phủ cần ban hành các chính sách hỗ trợ các tổ chức tham gia mạng lưới môi giới CGCN trong nước.
Các chính sách cụ thể cần được ban hành gồm:
Chính sách đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng công nghệ thông tin cho các trung tâm môi giới CGCN trong nước để các trung tâm này có thể chia sẻ thông tin và dữ liệu công nghệ trong hoạt động môi giới CGCN.
Chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các tổ chức tham gia mạng lưới môi giới CGCN
Chính sách về hộ trợ đào tạo nguồn nhân lực và cơ hội được thụ hưởng thông tin từ các kênh khách nhau về công nghệ đối với các tổ chức tham gia mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN về công nghệ.
Tóm lại, để thúc đẩy sự phát triển và hình thành mạng lưới giữa các tổ chức môi giới CGCN về công nghệ ở nước ta cần có sự hỗ trợ đặc biệt của nhà nước trong phát huy vai trò nhà nước trong việc thúc đẩy hình thành mạng lưới. Tuy nhiên, sự thúc đẩy phát triển đó đòi hỏi phải căn cứ trên sự phát triển của nhu cầu thị trường công nghệ trong nước cũng như trình độ phát triển của nền kinh tế.
KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
Đề án đã hoàn thành theo đúng tiến độ, mục tiêu, nội dung và kết quả của thuyết minh phê duyệt, đề án đã phân tích đánh giá thực trạng, nhu cầu và vai trò của các tổ chức môi giới CGCN hiện nay ở Việt Nam, đồng thời đề xuất các cơ chế chính sách nhằm phát triển các tổ chức môi giới CGCN về KHCN, ngoài ra chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến cụ thể như sau:
- Xây dựng và Phát triển các tổ chức trung gian (tư vấn, môi giới, đào tạo, đánh giá, giám định...) về công nghệ nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường công nghệ
- Xây dựng sàn giao dịch công nghệ: nhằm hỗ trợ thông tin công nghệ và liên kết cung -cầu
- Quan hệ đối tác với các tổ chức KH&CN quốc tế và nhiều nước trong việc hỗ trợ tìm nguồn, chuyên gia công nghệ, đặc biệt đã xúc tiến CGCN với Trung tâm CGCN châu Á - Thái Bình Dương, Trung tâm Nghiên cứu chung EU, các nước: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia. Từng bước hình thành mạng lưới các tổ chức đầu mối nước ngoài hỗ trợ việc tìm kiếm nguồn và chuyên gia công nghệ.
- Nghiên cứu xây dựng hình thành Trung tâm Ươm tạo doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam, trước hết khai thác nguồn nhân lực và tri thức, kỹ năng công nghệ từ phía bạn.
- Triển khai các hoạt động kết nối cung - cầu công nghệ. Xây dựng và triển khai bước đầu cơ sở dữ liệu và thử nghiệm liên kết, kết nối nguồn và chuyên gia công nghệ. Triển khai các dự án thí điểm xúc tiến CGCN.
- Cục Ứng dụng và phát triển công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện Đề án Phát triển các tổ chức trung gian (tư vấn, môi giới, đào tạo, đánh giá, giám định...) về công nghệ nhằm đẩy mạnh phát triển thị trường công nghệ và có giải pháp cụ thể hình thành mạng lưới các tổ chức trung gian. Tích cực tìm kiếm, chủ động hỗ trợ hoạt động ươm tạo công nghệ của các tổ chức KH&CN.
- Xác định đối tác, lĩnh vực ưu tiên trong CGCN và tham gia phối hợp xây dựng bản đồ công nghệ và kế hoạch tổng thể về thúc đẩy chuyển giao và đổi mới công nghệ.
- Tổ chức xúc tiến chuyển giao và đổi mới công nghệ với các nước trên thế giới và trong khu vực.