Việt Nam và nước ngoài,
Đi đôi với việc hình thành mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN trong nước cần thiết lập mạng lưới chính thức giữa các tổ chức trong nước với các tổ chức môi giới CGCN ở nước ngoài.
Việc thiết lập mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN trong nước với nước ngoài có thể được thực hiện theo hai cách thức. Cách thứ nhất là thiết lập mạng lưới các tổ chức tham gia cung ứng dịch vụ môi giới CGCN trong nước với các tổ chức môi giới CGCN của Việt Nam ở nước ngoài và với các tổ chức môi giới CGCN nước ngoài; cách thức thứ hai là thiết lập mạng lưới môi giới CGCN giữa các tổ chức môi giới CGCN của Việt Nam ở nước ngoài với các tổ chức môi giới CGCN nước ngoài.
Với cách thức thứ nhất, thiết lập mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN trong nước với các tổ chức của Việt Nam ở nước ngoài được xem là giải pháp có tính khả thi cao.
Theo cách này, mạng lưới được hình thành trên cơ sở sự gắn kết giữa các tổ chức môi giới chuyển giao khoa học công nghệ trong nước với các đại diện khoa học
của Việt Nam ở nước ngoài và với các đại diện khoa học hay tham tán khoa học trong các đại sứ quán của Việt Nam ở nước ngoài.
Mạng lưới này đòi hỏi có sự chỉ đạo phối hợp về mặt nhà nước giữa các tổ chức môi giới CGCN trong nước và các cơ quan đại diện khoa học của Việt Nam ở nước ngoài.
Chức năng của mạng lưới là cung cấp thông tin về công nghệ trên thế giới, tính năng của công nghệ, khả năng áp dụng công nghệ trong điều kiện Việt Nam. Thông qua đó, các tổ chức môi giới CGCN trong nước được hưởng thông tin do nhà nước đầu tư mà có để từ đó cung cấp cho hệ thống cần hấp thu công nghệ trong nước.
Căn cứ để hình thành mạng lưới môi giới CGCN trong nước với các đại diện công nghệ hoặc tham tán công nghệ của Việt Nam ở nước ngoài là các quy định của nhà nước về quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức tham gia môi giới công nghệ trong nước và quyền hạn, trách nhiệm của các đại diện công nghệ Việt Nam tại nước ngoài cũng như các tham tán khoa học công nghệ của Việt Nam tại các sứ quán Việt Nam trên thế giới.
Cách thức thực hiện xây dựng mạng lưới môi giới CGCN giữa các tổ chức môi giới công nghệ trong nước với các tổ chức môi giới CGCN nước ngoài cũng là mạng lưới có tính khả thi cao. Tuy nhiên, mạng lưới này sẽ không thể chủ động được cho phía Việt Nam vì còn phụ thuộc vào đối tác nước ngoài trong việc sẵn sàng hợp tác với các tổ chức trong nước.
Chức năng của mạng lưới môi giới CGCN giữa các tổ chức môi giới CGCN trong nước với các tổ chức nước ngoài là cung ứng dịch vụ môi giới CGCN cho các đơn vị có nhu cầu của Việt Nam.
Tính ưu việt của mạng lưới giữa các tổ chức môi giới CGCN trong nước và các tổ chức nước ngoài là phía các tổ chức Việt Nam có thể khai thác được những thông tin công nghệ cần thiết và trực tiếp mà không tốn nhiều công sức để tìm hiểu và đánh giá về trình độ công nghệ nhất là trong điều kiện năng lực đánh giá công nghệ của Việt Nam còn yếu như hiện nay.
Hạn chế của mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN trong nước với các tổ chức nước ngoài là tính bền vững kém. Cơ bản có thể được hình thành trên cơ sở các thương vụ kinh doanh giữa các bên mà khó có thể hình thành các liên kết chặt chẽ.
Để hình thành các liên kết chặt chẽ đòi hỏi năng lực về môi giới và thị trường dịch vụ môi giới CGCN trong nước phát triển đủ có thể hấp dẫn các đối tác nước ngoài.
- Xây dựng mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN Việt Nam ở nước ngoài với các tổ chức môi giới CGCN nước ngoài.
Với mạng lưới này đòi hỏi tính phức tạp cao, có sự chủ động của các tổ chức đại diện công nghệ Việt Nam ở nước ngoài với các tổ chức cung ứng dịch vụ môi giới CGCN nước ngoài. Đặc biệt phải kể tới vai trò của các đại diện công nghệ và các tham tán khoa học của Việt Nam tại nước ngoài, cùng các kênh khai thác thông tin công nghệ khác của các ngành nghiệp vụ.
Việc hình thành mạng lưới theo cách thức này nhìn chung đòi hỏi có sự phối hợp của nhiều ngành bao gồm cả các ngành nghiệp vụ chứ không chỉ đơn thuần là ngành khoa học công nghệ.
Tính hiệu quả của mạng lưới này thể hiện ở việc những thông tin công nghệ có được có độ tin cậy cao và có thể cung ứng cho nhiều cấp độ nhu cầu trong nước.
Hạn chế của mạng lưới này là sự liên kết giữa các tổ chức Việt Nam ở nước ngoài với các tổ chức cung ứng dịch vụ môi giới chuyển giao khoa học công nghệ nước ngoài sẽ chỉ có thể là các tổ chức doanh nghiệp kinh doanh là chủ yếu. Các tổ chức mang tính nhà nước khác cần phải thiết lập các kênh khác để thực hiện các hoạt động môi giới CGCN.
Như vậy, với trình độ kinh tế thị trường như Việt Nam hiện nay có thể có nhiều cách thức xây dựng và phát triển các mạng lưới môi giới CGCN khác nhau, với các cấp độ phát triển khác nhau dựa trên yếu tố khách quan và vai trò thúc đẩy của nhân tổ chủ quan là chính phủ. Có thể thực hiện tổng hợp nhiều cách thức phát triển mạng lưới khác nhau chứ không nhất thiết phải tuân theo sự phát triển một cách tuần tự. Tuy nhiên, dù đi theo các phương án nào thì cũng phải tuân thủ sự phát triển khách quan của thị trường chứ không phải căn cứ vào ý chí chủ quan của nhà nước. Cần có sự kết hợp vai trò của nhà nước và thị trường trong việc hình thành các mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN ở Việt Nam. Trong đó vai trò của nhà nước thể hiện trước hết ở việc tạo lập cơ chế chính sách tạo tiền đề cho sự phối hợp giữa các tổ chức môi giới CGCN trong nước cũng như giữa các tổ chức trong nước với các tổ chức môi giới CGCN nước ngoài. Từ đó tạo thành một hệ thống liên hoàn, nhịp
nhàng trong thị trường công nghệ phục vụ sự phát triển của đất nước. Các đề xuất về chính sách cần được xem xét cụ thể dưới đây.