Vai trò của các tổ chức môi giới CGCN về KHCN trong lĩnh vực thẩm định công nghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tích hiện trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới tổ chức môi giới CGCN (Trang 27 - 32)

Hỗ trợ tìm kiếm thông tin công nghệ và kết nối cung cầu công nghệ

Hiện trạng viêc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động môi giới CGCN tại Viêt Nam hiện nay đã phát triên ở một số mô hình nhất định. Các tỉnh thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh đã có các trung tâm thông tin trực thuộc các sở KHCN không chỉ cung cấp các thông tin về KHCN mà đã từng bước ghép nối cung cầu công nghệ từ khối doanh nghiệp và các nguồn cung công nghệ khác nhau trên phạm vi toàn quốc. Các trung tâm thông tin này đã đóng vai trò môi giới CGCN trong dịch vụ ghep nối thông tin. Việc phát triển của mạng Internet đã tạo ra một công cụ hết sức tiện lợi cho việc tìm kiếm thông tin công nghệ. Qua biểu đồ phân tích chúng ta thấy có 89,3% các đơn vị môi giới công nghệ đã sử dụng Internet như một công cụ hiệu quả nhất để tìm kiếm thông tin công nghệ.

Hình 9: Phương thức tiếp cận thông tin công nghệ của các tổ chức môi giới CGCN

3.2. Vai trò của các tổ chức môi giới CGCN về KHCN trong lĩnh vực thẩm định công nghệ công nghệ

Qua số liệu điều tra khảo sát chúng ta thấy một trong các dịch vụ cung cấp còn yếu của các tổ chức môi giới CGCN là Đánh giá, Định giá, Giám định công nghệ. Các lĩnh vực này là khá mới đối với các doanh nghiêp Việt Nam khi thực hiệt hoạt động CGCN cũng như nghệp vụ định giá đánh giá, giám định công nghệ là lĩnh vưc

khó, đói hỏi nhiều kiến thức kỹ năng đối với các tổ chức môi giới công nghệ tại Việt Nam

Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra khảo sát

Hình 10: Tỉ lệ các dịch vụ CGCN của các tổ chức môi giới CGCN tại Việt Nam

Sự cần thiết của việc đánh giá công nghệ Ở các nước đang phát triển, đánh giá công nghệ gồm các mục đích sau:

- Đánh giá công nghệ để chuyển giao hay áp dụng một công nghệ. Để đạt được mục đích này, đánh giá công nghệ phải xác định được tính thích hợp của công nghệ đối với môi trường nơi áp dụng nó.

- Đánh giá công nghệ để điều chỉnh và kiểm soát công nghệ. Thông qua đánh giá công nghệ để nhận biết các lợi ích của một công nghệ, trên cơ sở đó phát huy, tận dụng các lợi ích này, đồng thời tìm ra các bất lợi tiềm tàng của công nghệ để có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục.

- Đánh giá công nghệ cung cấp một trong những đầu vào cho quá trình ra quyết định:

• Xác định chiến lược công nghệ khi có thay đổi lớn trong chính sách kinh tế - xã hội quốc gia.

• Khi quyết định chấp nhận các dự án tài trợ công nghệ của nước ngoài. • Quyết định triển khai một công nghệ mới hay mở rộng một công nghệ

đang hoạt động.

• Xác định thứ tự ưu tiên phát triển công nghệ của quốc gia trong từng giai đoạn.

Đánh giá công nghệ thường diễn ra với 4 bước: Đánh giá sơ bộ, đánh giá khả năng chuyển giao, đánh giá thị trường, đánh giá thương mại. Ở đây có nhiều yếu tố phải xem xét đến. Chẳng hạn, trong đánh giá thị trường, tức là nghiên cứu sản phẩm được tạo ra từ công nghệ đáp ứng thị trường tiềm năng như thế nào, những yếu tố có liên quan là thị trường (nội địa, khu vực, toàn cầu; hiện nay, mới, có tính chiến lược) mà công nghệ hoặc sản phẩm tạo ra có thể đáp ứng; đánh giá thị phần (giá trị và khối lượng) của sản phẩm tạo ra do công nghệ trong vòng đời công nghệ; chi phí lưu thông và tiếp thị; độ nhậy của công nghệ/sản phẩm đối với biến động/thay đổi của thị trường/công nghệ; các chiến lược cạnh tranh; các đối tác tiềm năng/ có tính chiến lược để đảm bảo thành công trên thị trường...

Vai trò của định giá để phát triển thị trường công nghệ

Định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ Có 5 phương pháp định giá công nghệ thường được sử dụng:

- Định giá công nghệ : Theo dòng tiền khấu hao - Định giá công nghệ: Định giá theo số liệu - Định giá công nghệ: Định giá theo chi phí

- Định giá công nghệ: Phương pháp chia sẻ lợi nhuận - Định giá công nghệ: Định giá theo thị trường

Để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt trong xu thế hội nhập thì việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm là xu thế tất yếu. Muốn vậy phải đổi mới công nghệ. Để đổi mới công nghệ, một trong những vấn đề doanh nghiệp quan tâm là giá thành công nghệ cần được chuyển giao. Tuy nhiên, hoạt động định giá công nghệ ở Việt Nam mới được đề cập trong thời gian gần đây và đang chuẩn bị cho những bước đi đầu tiên

Ở các nước phát triển, đặc biệt là các nước thuộc nhóm G7, thị trường công nghệ đã có từ lâu nên hoạt động định giá công nghệ rất phát triển. Một số nước như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc... hoạt động này cũng rất phát triển. Theo thống kê, Hàn Quốc đã nhanh chóng trở thành nước công nghiệp mới phát triển nhờ việc đổi mới công nghệ. Trong vòng 17 năm (từ 1962 đến 1979), có trên 1.500 hợp đồng CGCN (CGCN) mới nhập vào với nhịp độ ngày càng gia tăng. Từ năm 1962 đến 1966 có 31 hợp đồng CGCN; từ năm 1967 đến 1972 có 325 hợp đồng CGCN; từ năm 1973 đến 1977 có 538 hợp đồng CGCN và từ 1978 đến 1979 có 573

hợp đồng CGCN. Họ rút ra kết luận: muốn đẩy nhanh tốc độ CGCN và hiệu quả tốt ngoài việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thì định giá công nghệ là hoạt động tất yếu và cấp bách phục vụ cho hoạt động CGCN.

Hiện nay trên thế giới có một số phương pháp định giá công nghệ có thể áp dụng ở Việt Nam như: phương pháp so sánh với một công nghệ tương tự đã chuyển giao trước; phương pháp cạnh tranh giữa các nhà cung cấp công nghệ; phương pháp quy tắc ngón tay cái, phương pháp "giá trần" (một số Chính phủ công bố giới hạn tối đa cho phí CGCN); phương pháp phân chia lợi nhuận, phương pháp chi phí, phương pháp thị trường; phương pháp thu nhập... Trong số này, theo kinh nghiệm của các nước, phương pháp thu nhập được áp dụng phổ biến nhất. Mặc dù mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng và điều kiện áp dụng khác nhau, điều quan trọng là khi vận dụng cụ thể cho từng trường hợp định giá công nghệ cần xem xét điều kiện của từng phương pháp.

Ở Việt Nam trước đây, khi phê duyệt hợp đồng CGCN đều thực hiện theo Nghị định số 45/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về CGCN, trong đó giá công nghệ luôn bị khống chế bởi "giá trần" là 5% giá bán tịnh; trường hợp đặc biệt có thể lên đến 8% (giá bán tịnh là tổng giá bán sản phẩm hoặc dịch vụ, tính theo hóa đơn bán hàng, trừ các khoản: thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, chiết khấu thương mại, chi phí cho việc mua các linh kiện, chi tiết...). Tuy nhiên, đến nay Nghị định 45/1998/NĐ-CP được thay thế bởi Nghị định số 11/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết về CGCN (sửa đổi). Theo quy định tại Nghị định này, Chính phủ không quy định "giá trần" nữa, mà giá của công nghệ khi chuyển giao do các bên thỏa thuận.

Định giá công nghệ là hoạt động phức tạp và tốn kém, bởi công nghệ là tài sản vô hình. Hơn nữa, chi phí để tạo ra công nghệ chưa chắc đã phản ánh hoàn toàn đúng với giá trị của công nghệ. Vì vậy, theo tính toán của các chuyên gia nước ngoài, chi phí cho việc định giá công nghệ rất tốn kém, trung bình khoảng 20 - 30.000USD. Như vậy, không nên và không thể định giá công nghệ tràn lan, phải có mục đích và địa chỉ áp dụng cụ thể. Hơn nữa, giá cả công nghệ trong các hợp đồng CGCN do bên mua và bên bán thỏa thuận. Việc định giá công nghệ chỉ mang tính tham khảo cho các bên. Mặc dù vậy, cá nhân, tổ chức tiến hành định giá công nghệ phải chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mình. Nhưng để thúc đẩy phát triển thị trường công

nghệ thì việc hình thành các tổ chức định giá công nghệ mang tính chuyên sâu, đặc biệt là tổ chức môi giới CGCN là rất cần thiết và cần có sự quản lí thống nhất trong toàn quốc về hoạt động định giá để hoạt động này thực sự thúc đẩy CGCN và phát triển thị trường công nghệ của Việt nam trong tương lai.

3.3.Vai trò của các tổ chức môi giới CGCN về KHCN trong lĩnh vực thẩm định công nghệ

Thẩm định công nghệ là hoạt động kiểm tra xác định các chỉ tiêu công nghệ đã được chuyển giao so với các chỉ tiêu công nghệ quy định trong hợp đồng CGCN.

Thẩm định trang thiết bị công nghệ: Là cơ sở hỗ trợ cho cơ quan quản lý hoặc chủ đầu tư về hiện trạng chất lượng, giá trị, tổn thất,…các trang thiết bị công nghệ theo yêu cầu.

Điều dễ nhận thấy nhất là khó khăn của doanh nghiệp trước sự phức tạp trong CGCN. Xung quanh vấn đề công nghệ, các học giả đã từng đưa ra nhiều tranh luận. Chẳng hạn, các bàn thảo dai dẳng về những điều cơ bản như định nghĩa về công nghệ và CGCN (hàm chứa đằng sau là cách tiếp cận khác nhau), đánh giá đóng góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế, ... Các doanh nghiệp có thể không quan tâm tới những gì mang tính học thuật, hoặc tác động ở tầm vĩ mô, nhưng còn có cả những phức tạp khác liên quan trực tiếp đến hoạt động CGCN của doanh nghiệp.

Có nhiều phương thức CGCN khác nhau mà doanh nghiệp phải lựa chọn: Mua thiết bị, hợp đồng chìa khoá trao tay, liên doanh, mua lixăng,... Các phương thức này có liên quan tới lợi ích của các bên và đặc điểm công nghệ. Thông thường, người bán thích được tham gia cổ phần để có thể giám sát được nhiều hơn đối với người mua công nghệ, nhất là đối với những công nghệ quan trọng, hoặc đang ở giai đoạn đầu của vòng đời sản phẩm. Trái lại, nếu công nghệ thuộc loại không quan trọng, hoặc ở vào giai đoạn cuối của vòng thì người bán thích phương thức bán lixăng. Về phía người mua, quyết định lựa chọn phương thức chuyển giao nào phụ thuộc chủ yếu bởi năng lực công nghệ và các nguồn lực hiện có. Nếu công nghệ định mua đòi hỏi nguồn lực quá cao, người mua thích phương thức liên doanh; nếu người mua có năng lực công nghệ cao, họ không thích việc tham gia cổ phần, trừ khi có những lý do như để tiếp cận thị trường. Lựa chọn đúng phương thức CGCN có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp.

Qua số liệu điều tra khảo sát chúng ta thấy được nhu cầu rất lớn 92% cho việc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tích hiện trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới tổ chức môi giới CGCN (Trang 27 - 32)