Chính sách về cơ chế huy động và sử dụng vốn cho nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm tạo nguồn cung công nghệ ra thị trường từ đó phát huy vai trò

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tích hiện trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới tổ chức môi giới CGCN (Trang 43 - 45)

công nghệ nhằm tạo nguồn cung công nghệ ra thị trường từ đó phát huy vai trò của các các tổ chức môi giới CGCN thuộc doanh nghiệp.

Có thể thực hiện cho thành lập các tổ chức môi giới CGCN về khoa học công nghệ trong các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam hiện nay. Để các tổ chức này hoạt động tốt cũng cần có chính sách của nhà nước đảm bảo cho chúng. Nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức môi giới CGCN trong các doanh nghiệp hoạt động ăn khớp với hoạt động của các doanh nghiệp, cơ chế về huy động sử dụng nguồn tài chính phục vụ nghiên cứu khoa học công nghệ của doanh nghiệp cũng cần có những sự đổi mới. Từ đó, về lâu dài tạo luồng công nghệ để chuyển giao ra thị trường thông qua các tổ chức môi giới của chúng. Cơ chế đó cần được đổi mới theo một số khía cạnh cụ thể sau:

Trước hết, về cơ chế để huy động nguồn tài chính phục vụ cho nghiên cứu khoa học và công nghệ của doanh nghiệp

Để có thể huy động được vốn phục vụ cho nghiên cứu khoa học công nghệ trong khu vực doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, về phía chính phủ cần có những quy định cụ thể về việc trích quỹ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp và việc trích quỹ này có thể cho phép được tính là một khoản chi phí để xác định chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tránh việc các doanh nghiệp lạm dụng quy định này nhằm tránh thuế thu nhập doanh nghiệp thì có thể quy định mức trần mà doanh nghiệp có thể được phép trích lập quỹ theo quy mô doanh thu. Việc này nhằm khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam chủ động dành những nguồn kinh phí đáng kể để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao sức cạnh tranh của họ. Trước mắt, đối với những doanh nghiệp quy mô nhỏ thì quỹ này có thể không lớn, tuy nhiên, về lâu dài thì đây là những nguồn vốn đáng kể đối với hoạt động khoa học công nghệ của các doanh nghiệp.

Đối với bản thân các doanh nghiệp, để có thể huy động được những nguồn vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, cần đa dạng hóa các nguồn vốn cũng như cách thức để có được các nguồn vốn đó. Trong nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp cần và nhất thiết phải quen với việc vận động tự thân là cơ bản. Bằng sự nhạy bén và linh hoạt của mình mà tìm ra những nguồn vốn từ nội bộ cũng như từ

bên ngoài nhằm phục vụ cho họat động nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm nâng cao được năng lực cạnh tranh tổng hợp của chính mình.

Những nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động được từ bên ngòai doanh nghiệp nhằm phục vụ cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ có thể bao gồm:

Từ nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng. Mặc dù trên thực tế, đây là một kênh có thể dễ dàng huy động phục vụ cho các dự án sản xuất kinh doanh cụ thể song lại khó thực hiện đối với các dự án nghiên cứu khoa học công nghệ thuần túy. Vì vậy, để có thể thực hiện huy động được nguồn vốn từ kên này, các doanh nghiệp cần chủ động có những hạng mục về nghiên cứu khoa học công nghệ trong những dự án sản xuất kinh doanh cụ thể. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức chủ động trong việc lập và họach định dự án cũng như những chiến lược kinh doanh. Vấn đề không phải ở chỗ quy mô của dự án mà mấu chốt là tính khả thi của các dự án sản xuất kinh doanh đó mà thôi. Điều này gần như rất mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp lớn trên thế giới thì việc lồng những công đoạn nghiên cứu khoa học công nghệ mới vào những dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả nhằm tìm kiếm sự đồng thuận từ phía các tổ chức tín dụng là hết sức bình thường.

Việc huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng có thể được thực hiện đối với các tổ chức tín dụng trong nước hoặc những tổ chức tín dụng quốc tế. Thông thường hiện nay các tổ chức tài chính tín dụng khu vực và quốc tế thường có các chương trình cho vay đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tạo lập những cơ sở kinh tế bền vững cho các doanh nghiệp này. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể khai thác thông qua các quỹ này. Tuy nhiên, để có thể thực hiện được những khỏan vay như vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chiến lược và những dự án sản xuất kinh doanh có tính khả thi cao và thuyết phục được những chuyên gia thẩm định của các tổ chức tín dụng quốc tế. Bên cạnh nguồn vốn tín dụng, các doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn cho hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ từ các quỹ đầu tư mạo hiểm. Để thực hiện được nguồn vốn từ các quỹ này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những ý tưởng có triển vọng và khả năng rủi ro thấp. Đó phải là những dự án nghiên cứu nhằm tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh và có triển vọng thị trường tốt. Thông thường các doanh nghiệp thuộc các ngành công nghiệp và

những lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn của nền kinh tế có thể thực hiện được nguồn vốn này. Bởi lẽ những sản phẩm của ngành công nghiệp mũi nhọn thường có những triển vọng thị trường tốt. Trong trường hợp này rất có thể những dự án nghiên cứu tạo sản phẩm và công nghệ mới của doanh nghiệp sẽ thu hút được sự quan tâm của các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tích hiện trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới tổ chức môi giới CGCN (Trang 43 - 45)