Hình thành mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN trong nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tích hiện trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới tổ chức môi giới CGCN (Trang 59 - 66)

Quá trình hình thành mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN trong điều kiện nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào nhiều nhân tố, trong đó phải kể tới hai nhân tố có vai trò quyết định đó là: 1) sự phát triển của nền kinh tế trong nước đòi hỏi sự phát triển của thị trường dịch vụ môi giới CGCN và 2) sự thúc đẩy và tạo điều kiện của chính phủ.

Trong hai nhân tố đó thì trước hết phải kể tới sự phát triển khách quan của nền kinh tế thị trường trong nước. Khi nhu cầu đổi mới công nghệ của khu vực doanh nghiệp trở thành động lực thường trực do phải đối mặt với sức ép cạnh tranh thì khi đó nhu cầu về cung ứng dịch vụ môi giới CGCN mới thực sự tạo ra cầu để thúc đẩy hoạt động môi giới CGCN phát triển. Mặt khác, khi năng suất của hệ thống sáng tạo trong nước đạt trình độ phát triển nhất định theo đó, nguồn công nghệ có khả năng cung ra thị trường lớn, thường xuyên sẽ tạo ra cầu về dịch vụ môi giới CGCN. Khi đó, hoạt động môi giới CGCN phát triển và tạo tiền đề để hình thành các mạng lưới tổ chức môi giới CGCN.

Trình độ phát triển của nền kinh tế thị trường nói chung và của hệ thống sáng tạo của Việt Nam chịu ảnh hưởng thúc đẩy của vai trò chủ quan của nhà nước song chắc chắn không thể duy ý chí muốn đẩy đến sự phát triển theo ý muốn mà được. Do

đó, việc phát triển kinh tế thị trường và hệ thống sáng tạo trong nước đòi hỏi trước hết chính bản thân sự phát triển của sức sản xuất trong nước, nội tại của Việt Nam. Vì vậy, đây là quá trình phát triển khách quan. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, Việt Nam có thể đi tắt đón đầu rút ngắn quá trình phát triển đó để rút ngắn lộ trình sự hình thành các nhân tố chín muồi của hệ thống thị trường công nghệ và môi giới CGCN. Với ý nghĩa đó, trong điều kiện Việt Nam hiện nay, việc thúc đẩy cho sự ra đời của các tổ chức môi giới CGCN và hình thành mạng lưới giữa chúng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống này trong việc thúc đẩy các dòng, các hình thức CGCN là cần thiết.

Vì vậy, phương pháp luận cho việc thúc đẩy sự hình thành hệ thống mạng lưới các tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ thể hiện đặc thù Việt Nam cần căn cứ vào trình độ phát triển khách quan của nền kinh tế Việt Nam đồng thời thấy rõ vai trò hết sức quan trọng của chính phủ.

Việc phát triển mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN về khoa học công nghệ cần được tiến hành dưới nhiều hình thức và các cấp độ phát triển khác nhau, thực hiện từng bước, có lộ trình, căn cứ vào tình hình phát triển của thị trường công nghệ, nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, và đặc biệt phải chú ý tới trình độ phát triển mang tính vùng miền của Việt Nam. Đối với Việt Nam hiện nay có thể lựa chọn các phương án mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN như sau:

Cấp độ phát triển, nội dung hoạt động

Chia sẻ thông tin Phối hợp hoạt động

Mạng lưới môi giới

CGCN tỉnh thành I II Mạng lưới tổ chức môi giới CGCN vùng, quốc gia III IV Bảng 12. Cấp độ phát triển mạng lưới CGCN

Căn cứ vào mô hình các phương án trên, có thể lựa chọn các cấp độ phát triển khác nhau của mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN.

- Cấp độ mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN địa phương

Với cấp độ này, mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN có thể được tổ chức phát triển theo các phương án khác nhau, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển và nhu cầu thị trường về môi giới CGCN của địa phương.

Phương án 1: hình thành mạng lưới môi giới CGCN tỉnh thành phố với chức năng hoạt động của mạng lưới là chia sẻ thông tin công nghệ và nhu cầu thị trường công nghệ với nhau. Đây là phương án hoạt động mang thể hiện trình độ phát triển thấp nhất.

Những thông tin được chia sẻ giữa các tổ chức môi giới CGCN với nhau là hệ thống thông tin công nghệ, các thông tin về công nghệ ngành, tình hình quản trị thông tin của các tổ chức môi giới CGCN.

Đây là phương án có tính khả thi nhất trong trình độ phát triển của thị trường môi giới chuyển giao công nghệ ở Việt Nam hiện nay. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các tổ chức môi giới CGCN có thể có những thế mạnh riêng của mình tuỳ vào khu vực thị trường và ngành công nghệ mà tổ chức đó thực hiện môi giới. Vì vậy có những thời điểm mà năng lực thẩm định công nghệ, đánh giá công nghệ của tổ chức này không đáp ứng được yêu cầu về cung ứng dịch vụ thì các tổ chức có thể chia sẻ thông tin lẫn nhau hoặc có sự chia sẻ về chuyên gia đánh giá, thẩm định công nghệ nhằm cung ứng cho khách hàng một cách tốt nhất với những thông tin và cách thức môi giới CGCN hiệu quả nhất.

Tuy nhiên đây là phương án có tính bền vững kém nhất vì sức ép cạnh tranh giữa các tổ chức môi giới CGCN, có thể là các cá nhân môi giới CGCN cạnh tranh với nhau và không thực hiện chia sẻ thông tin với nhau.

Để đảm bảo tính bền vững của mạng lưới chia sẻ thông tin về môi giới CGCN địa phương cần có những thoả thuận cần thiết giữa các tổ chức đó. Đi liền với những thoả thuận đó là những cơ chế ràng buộc giữa các tổ chức với nhau. Cơ sở pháp lý cho sự ràng buộc đó là hệ thống các quy định của Nhà nước. Do đó, ở đây rõ ràng xuất hiện nhu cầu về vai trò của nhà nước trong việc tạo lập cơ sở pháp lý cần thiết cho sự điều chỉnh quan hệ giữa các tổ chức môi giới CGCN theo phương án I.

Phương án 2: Phối hợp hoạt động trong hệ thống mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN cấp địa phương.

Đối với cấp độ phát triển này các tổ chức hoạt động môi giới CGCN không mang tính đơn lẻ mà là một hệ thống liên kết chặt chẽ trong hoạt động môi giới CGCN. Phạm vi hoạt động của hệ thống mạng lưới này từ việc chia sẻ thông tin đến phối hợp các hoạt động liên quan đến quá trình môi giới CGCN cho địa phương.

Việc phối hợp hoạt động đi liền với chia sẻ lợi ích giữa các tổ chức tham gia môi giới CGCN. Cơ chế của sự phân chia lợi ích giữa các tổ chức này hình thành trên cơ sở tự nguyện và thoả thuận giữa các tổ chức với nhau.

Sự phối hợp hoạt động của các tổ chức thuộc mạng lưới môi giới CGCN của địa phương ở mức độ bền chặt cao hay thấp phụ thuộc vào cơ chế thoả thuận giữa các tổ chức tham gia hệ thống mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN.

Với phương án này, nếu được thực hiện, tính bền vững của mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN cao hơn so với phương án 1 Tuy vậy, điều kiện để thực hiện phương án này tại các địa phương là giữa các tổ chức tham gia mạng lưới môi giới CGCN phải thể hiện tinh thần hợp tác với nhau và có một tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm điều phối và chủ trì các hoạt động phối hợp hoạt động trong hệ thống mạng lưới môi giới CGCN. Dĩ nhiên, trong thời kỳ đầu của việc thực hiện phương án này đòi hỏi tính phi lợi nhuận cao trong quá trình hình thành mạng lưới. Dĩ nhiên, điều này là khó trong điều kiện kinh tế thị trường và nếu sự điều tiết của tổ chức chịu trách nhiệm chủ trì mạng lưới thì tất yếu mạng lưới khó hình thành và vận hành tốt. Do đó, để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của mạng lưới theo phương án II tại các địa phương thì vai trò hỗ trợ của Nhà nước trong việc tạo lập cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hệ thống thông tin cũng như tạo ra tổ chức có đủ thẩm quyền chủ trì hoạt động của mạng lưới là hết sức quan trọng.

Xây dựng mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN vùng miền.

Việc xây dựng mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN vùng miền nhằm khắc phục tình trạng manh mún trong hoạt động của các tổ chức môi giới CGCN tại các địa phương và nhằm tăng thêm hiệu quả hoạt động của mạng lưới này tại các vùng, nhất là vùng kinh tế trọng điểm.

Trước mắt, cần hình thành mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN giữa hai vùng kinh tế trọng điểm. Đó là xây dựng mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiếp đến là chú ý đến xây dựng mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN cho các vùng sản xuất thâm canh nông nghiệp quy mô lớn, tiềm năng về cầu công nghệ cho các hoạt động sản xuất và chế biến cao.

Mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN vùng được xây dựng dựa trên những nghiên cứu tiền khả thi một cách có căn cứ khoa học và kỹ lưỡng. Từ đó tạo luận cứ

để tìm ra giải pháp tối ưu và mô hình vận hành tối ưu đối với các tổ chức môi giới CGCN vùng.

Để có thể thành lập các mạng lưới môi giới CGCN vùng cần chú ý tới sự gắn kết hoạt động tổng hợp của hệ thống dịch vụ CGCN. Chức năng của các tổ chức cung ứng dịch vụ CGCN trong đó có hoạt động môi giới CGCN được chú ý. Như vậy tránh được sự chồng chéo trong các mạng lưới hoạt động cung ứng dịch vụ môi giới CGCN với các tổ chức hoạt động cung ứng dịch vụ CGCN nói chung, gây lãng phí về nguồn lực và không hiệu quả trong quá trình vận hành.

Mạng lưới môi giới CGCN vùng, miền có thể phát triển ở trình độ từ thấp tới cao.

Các phương án có thể thực hiện là phương án III và phương án IV. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với phương án III, hoạt động của mạng lưới được xác lập tương tự chức năng của mạng lưới của các địa phương tỉnh, thành phố như đã phân tích trên đây. Chỉ có điều phạm vi và quy mô của các tổ chức tham gia mạng lưới môi giới CGCN vùng rộng hơn các mạng lưới tham gia môi giới công nghệ tại các địa phương.

Tuy nhiên, mặc dù nội dung hoạt động có thể tương tự nhau ở mức độ chia sẻ thông tin song với mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN vùng có thể còn dung hợp được mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN địa phương.

Viề điều kiện để thực hiện phương án III là giữa các tổ chức phải thực hiện sự liên thông về hệ thống chia sẻ thông tin. Trong điều kiện phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, các tổ chức này cần được kết nối với nhau dựa trên một hệ thống mạng và cần phải chia sẻ cơ sở dữ liệu về công nghệ và thông tin công nghệ cung cũng như cầu công nghệ.

Về mặt số lượng thì tại mỗi vùng kinh tế trọng điểm cần hình thành mạng lưới gồm từ 3 đến 5 tổ chức thực hiện chức năng môi giới CGCN. Số lượng như vậy để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động và không gây ra tình trạng phong trào trong hoạt động môi giới CGCN từ đó mà không hiệu quả trong hoạt động và vận hành mạng lưới.

Để tiến hành hình thành mạng lưới thì trước hết nhà nước cần đóng vai trò là trung tâm xúc tiến việc hình thành hệ thống, trong đó gồm việc công nhận tính hợp pháp của các tổ chức trong mạng lưới môi giới CGCN.

Để có căn cứ thực tiễn cho việc ra quyết định thành lập mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN cần thực hiện các bước gồm:

Bước 1. Nghiên cứu tiềm năng về thị trường môi giới CGCN

Nội dung cơ bản của bước này là tìm hiểu nhu cầu thực tế về hoạt động môi giới CGCN của vùng, miền thông qua việc khảo sát và phân tích dữ liệu thực tế về trình độ phát triển của sản xuất trong khu vực, nhu cầu về CGCN, nhu cầu về cung ứng dịch vụ CGCN, nguồn công nghệ và hệ thống sáng tạo có được trên địa bàn. Kết quả của bước này là căn cứ quan trọng cho việc tiến hành các bước tiếp theo

Bước 2. Xác định địa điểm, quy hoạch mạng lưới trên địa bàn vùng miền

Trên cơ sở có được kết quả của bước 1, cơ quan có thẩm quyền thành lập đề án quy hoạch mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN căn cứ trên tình hình thị trường loại hình dịch vụ này. Kiên quyết loại bỏ tư duy chủ quan duy ý chí theo kiểu kế hoạch hóa tập trung trong quá trình xây dựng quy hoạch mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN.

Bước 3. Xây dựng tổ chức, rà soát năng lực và thiết lập mạng lưới các tổ

chức môi giới CGCN

Nội dung của bước này là cho thành lập các tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ của vùng, miền căn cứ trên các đề án mà các tổ chức đề nghị phê duyệt. Vai trò quản lý nhà nước thể hiện rất rõ trong quá trình tạo điều kiện cho sự thành lập các tổ chức này.

Sau khi các tổ chức được thành lập cần tạo lập cơ sở thúc đẩy hình thành mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN.

Sự chuẩn bị về mặt nguồn nhân lực, đầu tư kết cấu hạ tầng thông tin và phát huy vai trò của nhà nước trong quá trình xúc tiến hình thành mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN cần được xem xét đến trong bước này.

Cần chú ý tới việc rà soát năng lực xây dựng các tổ chức môi giới CGCN theo quy hoạch mạng lưới của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ là Bộ Khoa học và công nghệ.

Bước 4, chuẩn hoá hoạt động và vận hành hệ thống mạng lưới các tổ chức

môi giới CGCN

Nội dung của bước này là sự điều chỉnh mang tính quản lý nhà nước đối với mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN. Hoạt động của bước này sẽ góp phần vào

việc thúc đẩy những nhân tố tích cực trong quá trình hoạt động của mạng lưới môi giới chuyển giao công nghệ trong sự gắn kết với hoạt động sáng tạo và CGCN trên thị trường.

Với phương án IV, phương án này là trình độ phát triển cao nhất của mạng lưới môi giới CGCN. Với tư cách là mạng lưới hoạt động của cả nước và chức năng cung ứng dịch vụ môi giới CGCN thành một mạng lưới chặt chẽ có sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong mạng lưới, thống nhất trên phạm vi toàn quốc và có sự quản lý về mặt nhà nước của chính phủ và trực tiếp là Bộ Khoa học và Công nghệ.

Về mặt khách quan thì việc hình thành mạng lưới các tổ chức có sự gắn kết với nhau trên phạm vi cả nước phụ thuộc vào trình độ phát triển của thị trường và tính hiệu quả của mạng lưới hoạt động. Sẽ khó có thể áp đặt ý chí chủ quan của cơ quan quản lý nhà nước về việc thiết lập một mạng lưới phối hợp hoạt động trên cả nước khi mà bản thân các tổ chức tham gia cung ứng dịch vụ môi giới CGCN chưa thực sự có nhu cầu. Bởi lẽ động cơ lợi ích mới là động lực trực tiếp nhất thúc đẩy sự hình thành mạng lưới ở các cấp độ khác nhau chứ không phải ý chí chủ quan của cơ quan quản lý. Do đó, trước mắt thì việc hình thành mạng lưới phối hợp hoạt động trên phạm vi cả nước của các tổ chức môi giới CGCN sẽ chưa chín muồi. Cần chú ý tới phương án này trong quá trình phát triển tới đây của hệ thống các tổ chức cung ứng dịch vụ môi giới CGCN.

Hình thành hiệp hội các doanh nghiệp và tổ chức môi giới CGCN về khoa học công nghệ

Ngoài cách thức thực hiện xây dựng mạng lưới các tổ chức môi giới CGCN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phân tích hiện trạng hoạt động và đề xuất giải pháp phát triển mạng lưới tổ chức môi giới CGCN (Trang 59 - 66)