Vấn đề 2 thuế nên được phân bổ giữa các loại hàng hóa hay chỉ tập trung đánh vào hầu hết hàng hóa không co giãn để tối thiểu hóa gánh nặng phụ trộ

Một phần của tài liệu KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG MỖI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG (Trang 93 - 95)

hàng hóa không co giãn để tối thiểu hóa gánh nặng phụ trội

Giả sử có 2 thị trường với tính chất và quy mô giống hệt nhau, để thu được cùng 1 lượng thuế chính phủ sẽ có 2 cách:

+ Cách 1: đánh thuế trên mỗi thị trường với thuế suất là t

+ Cách 2: đánh thuế trên 1 thị trường với thuế suất là 2t và thị trường còn lại đánh thuế bằng 0.

Chính phủ nên chọn cách nào để tối thiểu gánh nặng phụ trội? P C S'' t F A S' t P0 E S D B Q

Với cách 1: DWL1 = 2 Diện tích tam giác ABE Với cách 2: DWL2 = Diện tích tam giác ECD

Ta có gánh nặng phụ trội DWL2 = SABDF + SCFA + SABE = SABDF + 2SABE = SABDF + DWL1

Vậy, DWL2>DWL1

Nhận xét: - để hiệu quả thì thuế nên được phân bổ giữa các loại hàng hóa chứ không nên tập trung vào những hàng hóa ít co giãn.

- khi đánh thuế trên diện rộng thì DWL là nhỏ nhất.

* Lưu ý: quy tắc Ramsey cũng hàm ý như sau:

- Để chi tiêu cho dự án công thì số tiền mà nền kinh tế phải trả hoặc tổng chi phí dưới dạng này hay dạng khác vượt quá số tiền cần thiết để có được dự án công. Do vậy, nếu chính phủ chi tiêu càng lớn thì chi phí của việc chi tiêu chính phủ ngày càng tăng lên.

Ví dụ: cần 10 tỷ để làm đường  thu thuế 10 tỷ  tổng chi phí xã hội mất đi lớn hơn 10 tỷ do DWL của thuế.

- Việc đưa gánh nặng phụ trội của thuế vào đánh giá dự án công với mục đích để chi phí dự án công phản ánh càng chính xác chi phí xã hội biên.

Vậy, khi chính phủ chi tiêu thì mục đích chi tiêu phải được cân nhắc thật kỹ bởi chi phí của việc chi tiêu sẽ vượt quá số tiền dùng để chi tiêu.

Một phần của tài liệu KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG MỖI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG (Trang 93 - 95)