Định nghĩa gánh nặng phụ trộ

Một phần của tài liệu KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG MỖI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG (Trang 88 - 89)

II. NỘI DUNG CHƯƠNG

6.2.1 Định nghĩa gánh nặng phụ trộ

Nền kinh tế sẽ bao gồm: Chính phủ và thị trường (người mua và người bán)

* Chính phủ đánh thuế vào thị trường thì thị trường phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho chính phủ  lợi ích của thị trường bị giảm đi.

- Nếu lợi ích bị giảm đi ấy đúng bằng số thuế phải nộp thì không có tổn thất xảy ra.

- Nếu thị trường nộp thuế cho chính phủ mà phần lợi ích của thị trường giảm đi lớn hơn số thuế đã nộp cho chính phủ  điều này làm cho nền kinh tế bị thiệt hại và các nhà kinh tế gọi đây là khoản mất trắng (DWL: death weight lost).

Đối với người nộp thuế thì việc nộp thuế cho chính phủ là một gánh nặng, như vậy khi họ mất mát lớn hơn số thuế phải nộp thì gánh nặng của họ tăng lên  phần tăng lên này gọi là gánh nặng phụ trội của thuế. Gánh nặng phụ trội là phần tổn thất phúc lợi xã hội vượt quá số thuế mà chính phủ thu được (tổn thất vô ích - mất trắng).

* Xác định gánh nặng phụ trội của thuế bằng hành vi tiêu dùng

- Một người đang tối đa hóa thỏa dụng của họ bằng điểm tiếp xúc giữa đường bàng quan và đường ngân sách. (điểm tiêu dùng tối ưu là E1: là điểm tiếp xúc giữa đường ngân sách AD và đường tổng lợi ích là TU0). Quần áo A G H M Q2 E2 TU0 Q3 N E3 TU1 E1 O LT2 LT3 I D Lương thực

- Chính phủ đánh thuế lên 1 hàng hóa nào đó làm cho đường ngân sách dịch chuyển về gần góc tọa độ về phía hàng hóa ấy.

- Đường ngân sách mới tiếp xúc với đường bàng quan thấp hơn. Như vậy, người tiêu dùng sẽ bị thiệt thòi vì độ thỏa mãn giảm đi. Điểm tiêu dùng sẽ là E2 và mức thỏa mãn là TU1. GE2 chính là khoản thuế tính bằng hàng hóa còn lại mà người đó phải nộp cho chính phủ.

- Để xác định phần tổn thất xã hội như đã định nghĩa, chúng ta có thể tìm ra một khoản tổn thất tương đương bằng cách: với đường bàng quan TU1 khi dịch chuyển đường ngân sách song song với đường ngân sách ban đầu ta có điểm tiếp xúc là E3. Người tiêu dùng sẽ bàng quan giữa E2 và E3 (E2 và E3 cùng nằm trên 1 đường bàng quan).

- Như vậy, trường hợp chính phủ đánh thuế vào 1 hàng hóa sẽ tương đương với trường hợp thu nhập giảm làm cho đường ngân sách dịch chuyển từ AD  HI.

- Xét đường HI và đường TU1 tại điểm E2: GN là lượng hàng hóa còn lại bị giảm đi do thu nhập của người tiêu dùng bị giảm (tương đương với việc chính phủ đánh thuế lên hàng hóa) trong đó GE2 là lượng hàng hóa còn lại phải nộp cho chính phủ dưới dạng thuế. Gánh nặng phụ trội của thuế là E2N chính là lượng hàng hóa còn lại bị mất trắng.

* Có phải tất cả các loại thuế đều gây ra gánh nặng phụ trội hay không? Có thể xem xét trường hợp thuế khoán có mức thu cố định bất chấp hành vi của người nộp thuế (thuế tỷ lệ đánh vào hàng lương thực phụ thuộc vào mức tiêu dùng của ông K). Từ hình trên, chúng ta vẽ thêm đường ngân sách phụ. Đường ngân sách này có hai đặc tính: (1) song song với AD (bởi vì thuế khoán chỉ điều tiết số tiền của ông K, nó không làm thay đổi giá cả của hàng hoá, hai đường ngân sách có cùng một tỷ số giá cả nên song song với nhau); (2) do điều kiện ràng buộc ông K vẫn phải đạt được mức thoả dụng như trong điều kiện đánh thuế vào lương thực, nên đường ngân sách tiếp tuyến với đường đẳng dụng TU1.

Trên hình, có thể thấy đường ngân sách HI tiếp tuyến với đường TU1 tại điểm E3 đáp ứng được hai tính chất trên. Ở đường ngân sách HI, ông K tiêu thụ LT3 lương thực và Q3 quần áo. Tiền thu thuế khoán là khoảng cách thẳng đứng giữa E3 và đường ngân sách trước thuế, tức là ME3. ME3 cũng là phép biến đổi tương đương của sự dịch chuyển đường đẳng dụng từ TU0 đến TU1. Bởi vì số thu thuế khoán bằng phép biến đổi tương đương, nên thuế khoán không gây nên gánh nặng phụ trội.

Như vậy, nếu chính sách thuế khoán làm cho ông A nằm trên đường đẳng dụng như là đánh thuế vào lương thực thì thuế khoán mang lại cho chính phủ nguồn thu nhập từ thuế nhiều hơn.

Một phần của tài liệu KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG MỖI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG (Trang 88 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w