Thuế gián thu

Một phần của tài liệu KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG MỖI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG (Trang 72 - 76)

II. NỘI DUNG CHƯƠNG 5 5.1 Mô hình cân bằng cục bộ

5.1.1 Thuế gián thu

Để đơn giản cho việc phân tích, chúng ta xem xét thuế gián thu là thuế đơn vị. Thuế đơn vị (thuế tuyệt đối) là loại thuế được tính theo một lượng cố định trên mỗi đơn vị hàng hóa bán ra và không phụ thuộc vào giá bán của hàng hóa; ví dụ: chính phủ đánh thuế vào rượu là 3$/ 1 lít; thuế thuốc lá là 0,2$/ 1 bao,...

Giả sử thị trường của 1 hàng hóa nào đó là thị trường cạnh tranh hoàn hảo và đang trong trạng thái cân bằng. (E: Q0; P0)

Xét 1 chính sách thuế là thuế tuyệt đối là T đơn vị tiền/ đơn vị hàng hóa đánh vào hàng hóa X được mua trên thị trường. Điều này có nghĩa là, người mua (người tiêu dùng) là người chịu thuế theo luật định. Nhưng liệu trong thực tế, có phải bao giờ người tiêu dùng cũng phải trả giá cao hơn cho mỗi đơn vị hàng hóa X là T đồng hay không?

Sau khi áp thuế T, đường cầu dịch chuyển song song xuống dưới 1 khoảng đúng bằng T trở thành D'. Vì sao? Chú ý rằng, đường cầu D của người tiêu dùng là đường thể hiện mức giá tối đa mà các cá nhân sẵn sàng trả cho mỗi đơn vị hàng hóa X, không cần biết số tiền phải trả đó là cho ai: nhà sản xuất hay chính phủ. Khi không có thuế, người tiêu dùng chỉ phải trả tiền cho người sản xuất cho nên đường cầu D phản ánh đầy đủ mức độ sẵn sàng chi trả cho việc tiêu dùng của họ cho

nhà sản xuất. Tuy nhiên, khi có thuế, người tiêu dùng phải trả cho chính phủ 1 khoản thuế T/mỗi đơn vị hàng hóa tiêu dùng, do vậy khả năng chi trả tối đa cho nhà sản xuất đối với mỗi đơn vị hàng hóa giảm đi 1 khoản T. Cứ như vậy mọi điểm trên đường cầu D, khả năng sẵn sàng chi trả cho mỗi đơn vị hàng hóa giảm xuống T, kết quả là đường cầu dịch chuyển song song xuống dưới trở thành đường D'.

Giao điểm của đường cầu mới và đường cung xác lập điểm cân bằng mới của thị trường. (F).

P S PTD= P'1 H P0 E PSX = P1 F T D D' O Q1 Q0 Q So sánh: - Sản lượng cân bằng Q1 < Q0

- Giá P1 là giá mà người tiêu dùng trả cho người sản xuất, tức là giá mà người sản xuất nhận được. Giá này chưa bao gồm thuế.

- Tổng số tiền mà người tiêu dùng phải trả để có được mỗi đơn vị hàng hóa X (bao gồm cả thuế) là P1' ( được xác định chính là hình chiếu của điểm cân bằng mới xuống đường cầu ban đầu theo chiều giá cả.

Nhận xét:

- Thuế làm cho giá cả bị phân biệt trong đó người tiêu dùng phải trả giá cao hơn (thu nhập của họ sẽ bị giảm đi); người sản xuất nhận được giá thấp hơn (thu nhập của họ cũng bị giảm đi).

- Thuế làm cho quy mô thị trường bị thu hẹp: Q1<Q0.

Lưu ý: các giá trị sau thuế được xác định như sau: T= PTD - PSX

QD(PTD) = QS(PSX)  Q1 = QD(PTD) or QS(PSX) Tổng số tiền thuế mà chính phủ thu được: Q1*T

Số thuế mà người tiêu dùng phải chịu: TTD = Q1*(PTD - P0) Số thuế mà nhà sản xuất phải gánh chịu: TSX = Q1*(P0 - PSX)

Kết luận: về ảnh hưởng pháp lý thì người tiêu dùng là người chịu ảnh hưởng nhưng thực tế

cả nhà sản xuất và người tiêu dùng đều phải chịu thuế. Tức là, thuế hàng hóa điều tiết thu nhập của cả người bán và người mua.

* Đến đây, có người sẽ hỏi nếu người trả thuế theo luật định là người sản xuất thì phân tích trên có gì thay đổi không ? Giả sử Chính phủ vẫn đánh thuế T/ mỗi đơn vị hàng hóa X nhưng không thu thuế này ở khâu tiêu thụ nữa mà thu ngay ở khâu sản xuất (khi xuất xưởng) 

người bán là người chịu thuế theo luật định.

- Cân bằng thị trường trước thuế vẫn tại điểm E.

- Đường cung S thể hiện mức giá tối thiểu mà người sản xuất sẵn sàng bán hàng hóa của mình cho người tiêu dùng. Sau khi có thuế, người sản xuất biết rằng họ không được giữ lại toàn bộ số tiền mà người tiêu dùng trả cho họ mà phải trích Tđ/ mỗi đơn vị hàng hóa để trả thuế cho chính phủ. Vì thế, tại mọi điểm dọc theo đường cung bây giờ người sản xuất chỉ sẵn sàng bán cho người tiêu dùng với mức giá cao hơn trước khi có thuế một khoản bằng T.

P S' F T S PTD Psx E D O Q1 Qo Q Phân tích tương tự, ta thấy:

- Thuế đánh vào hàng hóa sẽ làm giá cả mà người tiêu dùng phải trả cao hơn và giá mà người sản xuất nhận được thấp hơn. Quy mô thị trường cũng bị thu hẹp.

Tác động của thuế đánh vào hàng hóa không phụ thuộc vào phạm vi ảnh hưởng của thuế. Tức là, xét về ảnh hưởng kinh tế thuế đánh vào người bán và người mua đều gây ra tác động như nhau (cả người bán và người mua đều bị thiệt).

Còn về phạm vi ảnh hưởng pháp lý (tức là ai sẽ là người chịu trách nhiệm nộp thuế) thì sao? Tổ chức thu thuế ở nhà sản xuất hay người tiêu dùng sẽ hiệu quả hơn? Thực tế cho thấy, tổ chức thu thuế ở người sản xuất sẽ hiệu quả hơn so với tổ chức thu thuế ở người tiêu dùng. Điều này được ví như: bắt gà trong chuồng sẽ dễ dàng hơn là thả gà ra rồi bắt lại.

* Tác động của thuế phụ thuộc vào độ co giãn của cung và cầu hàng hóa.

Khi cả người sản xuất và người tiêu dùng đều chịu thuế, ai chịu thuế nhiều hơn sẽ phụ thuộc vào tương quan co giãn cung cầu. (trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi)

TTD/ TSX = [(PTD- P0)*Q1]/[(P0 - PSX)*Q1] = - ΔPTD/ΔPSX

= - [ΔPTD/ΔQ*Q/P] / [ΔPSX/ΔQ*Q/P] = - [ΔQ/ΔPSX*P/Q] / [ΔQ/ΔPTD*P/Q] = - ES/ED

( Ta có: Độ co giãn E= % thay đổi Q/ % thay đổi P = [ΔQ/Q] / [ΔP/P] = [ΔQ/ΔP]*[P/Q] ) Vậy, ta có công thức xác định mối quan hệ giữa việc phân chia gánh nặng thuế với tương quan co giãn của cung và cầu như sau:

TTD/ TSX = - ES/ED = ES / |ED|

Nhắc lại: E = 1, co giãn đơn vị; E = ∞ co giãn hoàn toàn (nằm ngang), trong trường hợp này, khi tăng giá lượng cầu sẽ giảm tới 0, có nghĩa là không bán được một sản phẩm nào; E = 0, hoàn toàn không co giãn (nằm dọc), dù giá tăng nhưng lượng cầu luôn không thay đổi.

Ví dụ minh họa:

- ES > |ED|: Cung co giãn nhiều hơn cầu  TTD/ TSX >1  gánh nặng thuế rơi vào người tiêu dùng nhiều hơn.

- ES < |ED|: Cung ít co giãn hơn cầu → TTD/ TSX < 1 → gánh nặng thuế rơi vào nhà sản xuất nhiều hơn. P P S PTD S PTD PSX

Một phần của tài liệu KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG MỖI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w