Thuế trong luồng lưu chuyển thu nhập và chi tiêu của xã hộ

Một phần của tài liệu KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG MỖI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG (Trang 55 - 57)

II. NỘI DUNG CHƯƠNG 4 Lịch sử hình thành và phát triển

4.1 Thuế trong luồng lưu chuyển thu nhập và chi tiêu của xã hộ

Khi đặt sự phân tích chính sách thuế vào quá trình luân chuyển thu nhập và chi tiêu trong nền kinh tế, có thể nhận thấy rằng về nguyên tắc, chính sách thuế với nhiều loại thuế khác nhau tác động bao trùm toàn bộ quá trình tái sản xuất xã hội. Chúng ta có thể minh họa 1 cách giản đơn như sau: 1 phần thu nhập để hình thành tài sản thuế tài sản

Nguồn gốc sâu xa của thuế chính là thu nhập. Hệ thống thuế với nhiều sắc thuế khác nhau lấy thu nhập làm căn cứ cuối cùng. Thuế đánh từ khi thu nhập được hình thành cho đến khi nó được sử dụng bằng hình thức này hay hình thức khác:

+ Hình thành thu nhập: thuế này gọi chung là thuế thu nhập.

Thị trường hàng hóa và dịch vụ

Thuế hàng hoá Thuế TNDN

Doanh nghiệp Hộ gia đình Thuế hàng hoá Thuế TNCN Thị trường các yếu tố sản xuất Tài sản

+ Sử dụng thu nhập: thuế hàng hoá.

+ Chuyển hoá thu nhập: thuế tài sản. Chẳng hạn: thuế trước bạ: đánh trên quyền sở hữu tài sản hoặc sở hữu pháp nhân nào đó….

* Chúng ta đã nhắc nhiều đến thu nhập, vậy thu nhập là gì? (Khái niệm) Có thể khái niệm thu nhập trên hai góc độ: góc độ kinh tế và góc độ thu thuế. - Thu nhập trên giác độ kinh tế:

+ Tổng giá trị của cải hàng năm bổ sung cho từng cá nhân hay doanh nghiệp, từ nguồn hoạt động kinh doanh hay lao động (theo lý thuyết về nguồn tài sản). Ví dụ: năm ngoái có 1 tỷ năm nay có 1,5 tỷ  thu nhập năm nay là 0,5 tỷ.

+ Tổng các giá trị trên thị trường của các lợi ích được hưởng dưới dạng tiêu dùng và giá trị tăng thêm trong tổng các quyền sở hữu của 1 chủ thể trong 1 khoảng thời gian nhất định. (lý thuyết về tăng tài sản thuần túy). Ví dụ: tranh, đồ cổ càng để lâu càng có giá.

- Thu nhập trên góc độ thu thuế: đây chính là khoản tiền hay hiện vật mà một chủ thể nhận được do hoạt động sản xuất kinh doanh hay do 1 quan hệ xã hội nào đó mang lại. Có hai nguồn phát sinh thu nhập: sản xuất kinh doanh (sản xuất, thương mại, dịch vụ,...) và quan hệ xã hội ( thừa kế, chuyển nhượng, lao động, cho thuê, tặng,...).

* Lưu ý: + theo thông lệ chung thì các chủ thể trong nền kinh tế được phân biệt thành pháp nhân (là một thực thể không tồn tại thực nhưng tồn tại theo sự thừa nhận của pháp luật) và thể nhân (là một thực thể tồn tại trước pháp luật, tồn tại thực trong xã hội và tự mình chịu trách nhiệm về hoạt động của mình) → do điều kiện và tính chất của pháp nhân và thể nhân không giống nhau nên thu nhập cũng được phân biệt theo pháp nhân và thể nhân.

+ nhìn chung trên quan điểm của chính phủ thì đánh thuế trên cơ sở trực tiếp hay gián tiếp vào thu nhập đều là nhằm đảm bảo công bằng xã hội (thuế thu nhập là loại thuế thể hiện tính công bằng xã hội), tuy nhiên cách tính thuế như thế nào lại tùy thuộc vào điều kiện của từng quốc gia → chính sách thuế của các nước ít nhiều sẽ có sự phân biệt. Ví dụ:

Kết luận: trong luồng luân chuyển thu nhập các loại thuế khác nhau được đánh xen lẫn vào nhau. Do vậy:

- Thuế chính là công cụ mạnh nhất của nhà nước. Đặc biệt là thuế gián thu (hay thuế hàng hoá) do bởi thuế hàng hoá thường ít thể hiện ra bên ngoài mà được cộng vào giá bán do vậy công cụ này ít gây ra phản ứng trong dân chúng.

- Thuế tác động lên tất cả các giai đoạn của quá trình tái sản xuất.

→ Chính phủ hoàn toàn có thể sử dụng công cụ này để điều tiết nền kinh tế xã hội.

Trên đây thì chúng ta đã làm rõ cơ sở kinh tế của hệ thống thuế. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu phạm vi ảnh hưởng của thuế. Đây chính là nền tảng để nghiên cứu thuế và phân phối thu nhập xã hội (chương 6).

Một phần của tài liệu KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG MỖI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w