Đo lường gánh nặng phụ trội bằng phương pháp thặng dư người tiêu dùng

Một phần của tài liệu KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG MỖI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG (Trang 89 - 92)

II. NỘI DUNG CHƯƠNG

6.2.2Đo lường gánh nặng phụ trội bằng phương pháp thặng dư người tiêu dùng

Có thể phân tích gánh nặng phụ trội bằng cách dựa vào khái niệm thặng dư người tiêu dùng. Đây là khái niệm dùng để phản ánh chênh lệch giữa số tiền mà người tiêu dùng sẵn sàng chi trả để mua hàng hoá và số tiền mà họ thực sự phải chi trả. Thặng dư tiêu dùng được đo lường bởi diện tích giữa đường cầu và đường nằm ngang tại mức giá thị trường.

* Xét thuế hàng hóa đánh vào thị trường lương thực

Hình dưới đây, đường cầu lương thực là DLT. Để đơn giản trong phân tích, chúng ta giả sử chi phí biên xã hội của lương thực là cố định (PLT) và vì thế đường cung SLT là đường nằm ngang. Tại điểm cân bằng, sản lượng Q0 được tiêu thụ và giá cả P0.

P B P1 A E1 S' t%*P0 P0 C D E0 S D O Q1 Q0 Q

Với thuế tỷ lệ đánh vào lương thực t%, đường cung lương thực sẽ dịch chuyển lên trên (S') và cách đường cung cũ 1 khoản t%*P0. Khi đó, cung và cầu cắt nhau tại mức sản lượng là Q1 và mức giá cân bằng mới là (1+t)*P0.

- Khi chưa có thuế: PS = 0 và CS = diện tích tam giác BCE0 (1) - Sau thuế: PS = 0 và CS = diện tích tam giác BAE1 (2)

So sánh: (2) - (1) = - (diện tích ACE1E0)= - ( diện tích ACDE1 + diện tích E1DE0 ) Trong đó: + số thuế mà chính phủ thu được = diện tích ACDE1

+ DWL = diện tích E1DE0

Mô hình trên đã thiết lập một khuôn khổ khá dễ dàng để tính toán số tiền của gánh nặng phụ trội theo đó:

DWL = SE1DE0 = 1/2 E1D * DE0 = 1/2 ΔQ * ΔP = 1/2 ΔQ * (t%*P) = 1/2 ΔQ/ΔP (ΔP)2 *P.Q/P.Q = 1/2 ΔQ/ΔP * P/Q * t2*P2 * Q/P = 1/2 |ED|*P*Q*t2

+ ED là độ co giãn của cầu theo giá, nếu như ED có trị tuyệt đối càng cao thì số lượng cầu hoàn toàn nhạy cảm đối với những thay đổi của giá cả. Với sự hiện diện của ED ta thấy, thuế càng làm bóp méo những quyết định tiêu dùng, giá cả càng thay đổi thì gánh nặng phụ trội càng lớn.

+ t2 hàm ý: khi thuế suất tăng thì gánh nặng phụ trội tăng theo số bình phương (chẳng hạn: gấp đôi thuế thì gấp 4 lần gánh nặng phụ trội (với điều kiện là các yếu tố khác không đổi).

+ P và Q là giá cả và sản lượng cân bằng trước thuế. Nếu như chi tiêu ban đầu cho hàng hóa bị đánh thuế càng lớn thì gánh nặng phụ trội càng nhiều.

* Xét thuế thu nhập đánh vào thị trường lao động

Có thể vận dụng lý thuyết về gánh nặng phụ trội đối với thuế hàng hóa vào trong nghiên cứu thuế đánh trên các yếu tố sản xuất (lao động).

Tiền lương (W) S W0 B E W1 C A Giờ lao động L1 L0

Hình trên, trục hoành thể hiện số giờ làm việc của ông A và trục tung thể hiện tiền lương trả theo giờ làm việc. Đường cung lao động của ông A (S) phản ánh mức tiền lương thấp nhất để đòi hỏi ông A phải làm việc thêm mỗi giờ. Đường cầu lao động nằm ngang thể hiện việc ông A có thể dễ dàng tìm kiếm được công việc khác với mức lương tương tự.

Xét tiền lương lúc đầu của ông A là W0 và tương ứng số giờ làm việc là L0. Có thể suy luận hợp lý rằng, nếu thặng dư của người tiêu dùng là diện tích giới hạn giữa đường cầu với giá cả thị trường thì thặng dư của người lao động là diện tích giữa đường cung lao động và giá cả tiền lương theo cơ chế giá thị trường. Với tiền lương là W0, thặng dư của ông A là diện tích W0AE.

Giả sử chính phủ đánh thuế vào thu nhập với thuế suất (t), tiền lương sau thuế (1-t)*W0. Với đường cung cho trước (S) thì số giờ lao động cung ứng giảm xuống ở mức L1. Như vậy, thặng dư sau thuế của ông A là diện tích W1AC và số thuế mà chính phủ thu được bằng W0W1CB. Thuế bóp méo quyết định lựa chọn việc làm và gánh nặng phụ trội của thuế có thể đo lường bằng diện tích BCE. Diện tích BCE (DWL) có thể tính bằng công thức 1/2 ES*t2*W*L (chứng minh tương tự như công thức ở trên) Trong đó, ES là độ co giãn giữa số giờ làm việc với tiền lương.

Ví dụ: có 1 công trình nghiên cứu ở Mỹ đã tính toán ES của một người đàn ông Mỹ lập gia đình vào khoảng 0,2 (Browing, 1985). Giả sử ông A làm việc 2000 giờ mỗi năm với đơn giá tiền lương trước thuế 20$/ giờ; thuế TN 40%. Từ phương trình trên ta tính được gánh nặng phụ trội của thuế khoảng 640$/năm (DWL= ½*0,2*(0,4)2*2000*20), vào khoảng 4% số thu thuế (640/16000). Như vậy, trung bình mỗi $ thuế thu được tạo ra 1 gánh nặng phụ trội là 4 xu.

Kết luận: tính hiệu quả kinh tế được đánh giá bởi gánh nặng phụ trội do thuế tạo ra. Thuế được coi là đạt hiệu quả kinh tế khi gánh nặng phụ trội tiến tới min.

Một phần của tài liệu KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG MỖI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG (Trang 89 - 92)