Những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế tốt

Một phần của tài liệu KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG MỖI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG (Trang 61 - 62)

II. NỘI DUNG CHƯƠNG 4 Lịch sử hình thành và phát triển

4.3.2Những tiêu chuẩn của một hệ thống thuế tốt

Adam Smith là một trong những nhà kinh tế đầu tiên đưa ra các tiêu chuẩn cho một hệ thống thuế tốt. Bốn tiêu chuẩn của Adam Smith là: tính công bằng, dễ áp dụng, thuận tiện cho người nộp thuế, tính kinh tế trong việc thu thuế của chính phủ (chi phí thu phải nhỏ và người ta không trốn được). Ba tiêu chuẩn 2,3,4 gọi chung là thuế hiệu quả.

Sau đó, có nhiều nhà kinh tế đề cập đến các tiêu thức của một hệ thống thuế tốt (Stiglitz, 1988), (Sally M. John, 2004)… Thật ra, do các quan niệm về giá trị cơ bản xã hội có khác nhau và thay đổi theo thời gian nên các tiêu chuẩn đánh giá hệ thống thuế tốt cũng có thay đổi nhất định. Dưới đây có thể khái quát các tiêu thức của hệ thống thuế tốt như sau:

* Tính hiệu quả ( thuế hiệu quả)

Thuế được coi là một loại giá của hàng hóa công cộng mà chúng ta được hưởng.

Vậy, câu hỏi là: đánh thuế như thế nào để "cái bánh thu nhập" có khả năng to ra?, mọi người có được phúc lợi lớn hơn sau quá trình thu thuế. Liệu chính sách thuế có làm kìm hãm tiết kiệm và việc làm hay không? Và nó có bóp méo hành vi kinh tế hay không?

Muốn cái bánh thu nhập to ra có 2 quan điểm (thuế hiệu quả là thuế): - Không gây ảnh hưởng đến hành vi kinh tế của người nộp thuế.

- Không gây ra phản ứng của tổ chức hay cá nhân bằng việc thay đổi hành vi kinh tế của họ. Tuy nhiên, thật sự có phải như vậy không, khi chính phủ đánh thuế sẽ gây ra: (1) tác động thu nhập và (2) tác động thay thế.

(1) tác động thu nhập xuất hiện do thuế làm cho người ta nghèo đi và người ta sẽ giảm tiêu dùng tất cả các loại hàng hóa. Thuế đánh vào thu nhập tiết kiệm có thể làm giảm cung tiết kiệm

(2) tác động thay thế là tác động khi chính phủ đánh thuế vào một hàng hóa nào đó thì làm cho mức sử dụng các hàng hóa khác tăng lên. Ví dụ: khi thuế đánh vào ôtô quá cao thì người ta không mua ôtô nữa mà mua xe máy.

Kết luận: đánh thuế sẽ gây ra gánh nặng phụ trội (tổn thất không đáng có) bởi lẽ các cá nhân đã phải tiêu dùng những thứ hàng hóa hoặc phải làm những việc mà họ " ít ưa thích" hơn so với trước khi có thuế hoặc thuế suất cao để trốn thuế, do đó phúc lợi của họ bị giảm sút ( không có hệ thống thuế hoàn hảo).

- Tiêu chuẩn hiệu quả cổ điển

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh, để đảm bảo phân bổ tối ưu nguồn lực xã hội yêu cầu thuế hiệu quả phải có tính trung lập trong các tác động của nó đến thị trường tự do. Theo quan điểm này, chính sách thuế mà làm cho các tác nhân thị trường điều chỉnh hành vi kinh tế của họ là không hiệu quả bởi vì nó bóp méo thị trường và có thể dẫn đến sự phân bổ dưới mức tối ưu về hàng hóa và dịch vụ. Trong tác phẩm “Của cải quốc gia”, Adam Smith đã kết luận rằng: “Thuế có thể ngăn cản việc kinh doanh của mọi người và không khuyến khích họ tập trung, mở rộng kinh doanh. Trong khi đó, thuế bắt mọi người phải nộp, vì thế nó làm thu hẹp hoặc phá hoại nguồn lực tài chính mà đáng lý ra mọi người có thể dễ dàng hơn để thực hiện kinh doanh”.

Theo Adam Smith thì hệ thống laissez – faire tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các cá nhân và tổ chức, hoạt động theo lợi ích của riêng họ. Khi chính phủ can thiệp vào hệ thống bằng việc đánh thuế vào các hoạt động kinh tế, thì sân chơi sẽ bị cản trở khiến các doanh nghiệp sẽ không tăng cường đầu tư. Như vậy, hoạt động kinh doanh bị thu hẹp và kinh tế không phát triển.

Một phần của tài liệu KHU VỰC CÔNG VÀ TÀI CHÍNH CÔNG MỖI QUAN HỆ GIỮA HIỆU QUẢ VÀ CÔNG BẰNG (Trang 61 - 62)