3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA
3.1. Nhóm các biện pháp vĩ mô
Nhóm các biện pháp vĩ mô trong vấn đề nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro lãi suất của các NHTM liên quan đến sự điều tiết của NHNN tới hoạt động của các NHTM. Nhóm giải pháp này được thực hiện nhằm mục đích tạo hành lang pháp lý, có tác dụng dẫn đường cho các NHTM hoạt động hiệu quả.
Trƣớc hết, cần phải nhận định ngay rằng trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong giai đoạn thị trƣờng tài chính có nhiều biến động và không ổn định, thì những động thái của Ngân hàng Nhà nƣớc chƣa có đƣợc sự định hƣớng rõ ràng và một tầm nhìn chiến lƣợc mang tính ổn định lâu dài. Tất cả các “biện pháp” mà NHNN đƣa ra chỉ là những biện pháp hành chính đối với các NHTM, thiếu sự định hƣớng trong dài hạn. Biện pháp hành chính tức là đƣa ra một cách đột ngột, ép buộc các NHTM phải tuân theo, không có sự tham khảo và chuẩn bị từ trƣớc. Có thể nói rằng, Ngân hàng Nhà nƣớc luôn ở thế bị động và đẩy các NHTM cũng “bị động” theo. Sự bị động đó thể hiện ở chỗ: Khi mà Ngân hàng Nhà nƣớc tăng lãi suất cơ bản lên 14%, lãi suất cho vay VNĐ tối đa 150% lãi
[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]
suất cơ bản thì các NHTM lúc đầu “không dám” cho vay ở mức 21%(150% lãi suất cơ bản), mà cho vay ở mức thấp hơn và “lách luật” bằng cách thu thêm các khoản phí phụ nhằm làm tăng lợi nhuận (phí tƣ vấn, phí thẩm định, …). Ngay lập tức, Ngân hàng Nhà nƣớc ra quyết định “cấm thu phí phụ” đối với các NHTM. Hoặc trong vấn đề biến động tỷ giá USD/VNĐ, khi mà tỷ giá của Ngân hàng Nhà nƣớc ấn định không phản ánh đúng thị trƣờng (chênh lệch quá cao so với tỷ giá trên thị trƣờng tự do) thì lập tức có quyết định ”cấm giao dịch USD” tại tất cả các NHTM khiến cho hàng loạt các doanh nghiệp Xuất-Nhập khẩu phải lao đao. Tất cả những điều đó thể hiện sự “thiếu tầm nhìn” trong những chính sách thời gian qua của Ngân hàng Nhà nƣớc. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nƣớc chƣa phân loại đƣợc các NHTM. Khi thị trƣờng gặp biến động và có nhiều khó khăn, rất nhiều NHTM mất đi khả năng thanh toán. Vì vậy mà ngay sau khi Ngân hàng Nhà nƣớc tăng lãi suất cơ bản, các NHTM đó lập tức áp dụng việc huy động vốn với lãi suất tối đa. Điều đó tạo nên một áp lực lớn cho các NHTM khác, và họ phải đối mặt với tình huống: “hoặc là tăng lãi suất huy động, hoặc chấp nhận mất khách hàng”. Đó là nguyên nhân gây nên cuộc đua lãi suất.
Trƣớc những nhìn nhận nhƣ vậy về vai trò mang tầm vĩ mô của Ngân hàng Nhà nƣớc đối với hoạt động quản trị rủi ro lãi suất, nhóm nghiên cứu xin đƣa ra 2 giải pháp
sau: