Tầm quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất ở thời điểm hiện tại

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản trị rủi ro lãi suất đối với các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 52)

2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

2.2.Tầm quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất ở thời điểm hiện tại

HIỆN TẠI

Trƣớc tình hình biến động lãi suất phức tạp trong thời gian vừa qua, cộng với việc NHNN chƣa có đƣợc những cơ chế quản lý phù hợp nhằm hạ nhiệt thị trƣờng tài chính, trƣớc hết là các ngân hàng, sau là các doanh nghiệp đang phái đổi mặt với bài toán nan giải – rủi ro lãi suất (RRLS). Chƣa bao giờ vấn đề quản trị RRLS lại đƣợc đề cập một cách cấp thiết đến nhƣ vậy.

Chúng ta hãy đứng trên phƣơng diện của các ngân hàng, những vận động viên điền kinh trong cuộc đua tăng lãi suất, để cùng nhận định xem họ đuợc và mất những gì. Tính đến 1/7/2008, lãi suất huy động VNĐ của Ocean Bank đã chạm mốc 19%/năm, VIB Bank tăng lãi suất huy động 18,3%/năm, SCB tăng lãi suất huy động VNĐ lên 18,8%*,... Nhiều nhận định cho rằng các ngân hàng vẫn đẩy lãi suất huy động lên cao vì họ vẫn có thể cho vay với lãi suất tối đa 21%, liệu điều đó có chính xác? Chúng tôi xin trả lời câu hỏi đó bằng vài nhận định sau:

Thứ nhất, các NHTM đang ở thế bị động, cho dù họ không muốn tăng lãi suất nhƣng vẫn phải tăng theo thị trƣờng nếu không muốn mất khách hàng. Nhƣng trên thực tế thì không phải cứ tăng lãi suất thì sẽ huy động đƣợc thêm nhiều vốn. Xét trên tổng thể, tổng lƣợng vốn của các NHTM huy động đƣợc không tăng lên nhiều, mà thực chất chỉ có sự dịch chuyển các dòng tiền giữa các NHTM (do khách hàng rút tiền từ NH có lãi suất thấp gửi sang NH có lãi suất cao để kiếm lời).

Thứ hai, dù huy động vốn với lãi suất cao nhƣng các ngân hàng cũng không có vốn để cho vay, hoặc không “dám” cho vay bởi những nguyên nhân sau: Đầu tiên, đó là mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính Phủ, Chính Phủ chỉ thị cho các NHTM hạn chế lƣu thông VNĐ, đồng thời khống chế tăng trƣởng tín dụng của các NH quốc doanh ở mức 30%; tiếp đến, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các NHTM quốc doanh và ngoài quốc doanh đều phải tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng vốn điều lệ nhằm đáp

*

[ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.]

ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Điều đó cũng góp phần làm giảm lƣợng tiền dành cho nghiệp vụ tín dụng của các NHTM.

Thứ ba, khi các NHTM phải huy động vốn với lãi suất cao dẫn đến phải cho vay tín dụng với lãi suất cao (trên 20%). Chính vì vậy chỉ có những dự án có lợi nhuận cao mới có khả năng vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, đi kèm với những dự án có lợi nhuận cao là rủi ro cũng cao tƣơng ứng. Khi đó các NHTM sẽ phải chịu rủi ro về tín dụng rất lớn. Hay nói cách khác thì rủi ro lãi suất dẫn đến rủi ro tín dụng cho các NHTM.

Từ ba nhận định trên đã cho thấy rõ ràng rằng các NHTM gặp rất nhiều rủi ro từ cuộc đua tăng lãi suất. Rủi ro lãi suất xuất phát từ thực tế các NH hầu nhƣ chỉ huy động đƣợc vốn ngắn hạn (1 tháng, 3 tháng, hoặc 1 năm), trong khi đó các dự án đầu tƣ hầu hết đều là trung và dài hạn. Chính sự chênh lệch lớn về kì hạn giữa tài sản có và tài sản nợ khiến các NHTM chịu rủi ro lớn về lãi suất.

Từ thực tế đó, vấn đề nghiên cứu và áp dụng các công cụ phòng ngừa RRLS đang là vấn đề cấp thiết đối với các ngân hàng. Vậy, thực trạng áp dụng những công cụ đó tại các NHTM Việt Nam hiện nay ra sao? Chúng ta hãy cùng làm rõ trong phần tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản trị rủi ro lãi suất đối với các Ngân hàng Thƣơng mại Việt Nam hiện nay (Trang 51 - 52)