Phương pháp phổ tán sắc năng lượng (EDX) 49 

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng xúc tác trên cơ sở aluminophotphat (AlPO) (Trang 50)

Phổ tán sắc năng lượng là kỹ thuật phân tích thành phần hóa học của vật rắn dựa vào việc ghi lại phổ tia X phát ra từ vật rắn do tương tác với các bức xạ.

2.2.4.1. Ứng dụng:

- Phân tích định tính và định lượng thành phần nguyên tố hóa học trong mẫu. Xác định sự phân bố các nguyên tố trên bề mặt mẫu.

- Độ chính xác vài chục ppm

- Có thểđo mẫu bột, mẫu màng và mẫu khối.

2.2.4.2. Nguyên tắc

Khi chiếu chùm electron vào mẫu, các electron sẽ tương tác với hạt nhân nguyên tử, kết quả là lực hút của hạt nhân làm lệch đường đi của các electron, một số electron va chạm đàn hồi bị phản xạ ngược trở lại, số khác tương tác với các electron của nguyên tử làm phát ra các electron thứ cấp (các electron này cho biết thông tin về bề mặt), một số lại bị mất năng lượng và nằm lại trên mẫu. Các hạt electron sơ cấp sau khi tương tác với các hạt nhân nguyên tử có trong mẫu sẽđi đến detector được ghi lại. Do góc tán xạ của các hạt sơ cấp phụ thuộc mạnh vào sốđiện tích hạt nhân (hay số thứ tự của nguyên tố nguyên tửđó) mà từđó có thể thu được những thông tin về số thứ tự của nguyên tố. Mặt khác, khi dòng electron tốc độ cao va chạm đột ngột với bề mặt vật liệu, năng lượng bức xạ ra dưới dạng tia Rơngen, khi so sánh cường độ tia Rơngen thu được với mẫu chuẩn trong thư viện thì có thể

xác định được hàm lượng của chúng trong mẫu nghiên cứu.

2.2.4.3. Thực nghiệm:

Phổ tán sắc năng lượng trong đề tài này được sử dụng để do hàm lượng các nguyên tố cần thiết trong mẫu, được chụp tại khoa Khảo cổ học, trường ĐH UCL, London, Vương Quốc Anh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tổng hợp và đặc trưng xúc tác trên cơ sở aluminophotphat (AlPO) (Trang 50)