Quốc Hội và Chính phủ phân cấp quản lý điều tra cho cơ quan thuế 7 8-

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi tại thành phố hồ chí minh (Trang 80)

6. Bố cục của luận văn 8-

3.4.5. Quốc Hội và Chính phủ phân cấp quản lý điều tra cho cơ quan thuế 7 8-

Về lâu dài, khi lực lượng công chức thuế đã được đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng đòi hỏi của chức năng điều tra thì TCT có thể mở rộng quyền điều tra cho Cục thuế TP. Hồ Chí Minh. Việc giao quyền điều tra không chỉ giúp Cục thuế TP. Hồ Chí Minh có điều kiện làm tốt hoạt động chống chuyển giá mà còn tạo điều kiện làm tốt hiệu quả quản lý thuế nói chung.

Ngoài việc thành lập bộ phận tình báo thuế ở TCT, cũng cần nghiên cứu thành lập bộ phận tình báo thuế ở Cục thuế TP. Hồ Chí Minh. Đây chính là cơ quan có chức năng chuyên trách thu thập thông tin phục vụ quản lý thuế ở TP. Hồ Chí Minh. Tình báo thuế không chỉ cần thiết cho hoạt động chống chuyển giá, mà còn rất hữu ích cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế.

3.4.6. Thực hiện các biện pháp cưỡng chế

Ngoài các biện pháp về tuyên truyền giáo dục, các biện pháp cưỡng chế cũng cần phải được áp dụng nhằm đảm bảo tuân thủ kê khai đúng đắn các giao dịch liên kết. Thực hiện biện pháp cưỡng chế cùng với hoàn thiện cơ chế chính sách và công tác quản lý của TP. Hồ Chí Minh về chuyển giá được coi là các nhóm giải pháp về công tác tổ chức thực hiện hoạt động chuyển giá trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Theo đó, cần quy định về quyền của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh được ấn định mức giá sử dụng để kê khai tính thuế hoặc ấn định thu nhập chịu thuế hay số thuế thu nhập phải nộp. Việc ấn định dựa trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế phù hợp quy định về ấn định thuế hoặc theo giá trị không thấp hơn giá trị trung bình của biên độ giá thị trường chuẩn được cơ quan thuế ấn định. Cơ chế ấn định giá trong trường hợp này chưa được quy định rõ vì tiêu chuẩn lựa chọn để định giá nào sẽ được xem là phù hợp một khi những thông tin mà đối tượng nộp thuế cung cấp được xem là giả mạo, hoặc không có giao dịch độc lập tương tự để so sánh. Từ đây có thể xảy ra việc cơ quan quản lý có thể tùy nghi vận dụng.

3.4.7. Tăng cường giám sát, thanh tra và kiểm tra hoạt động chuyển giá

Tăng cường giám sát, thanh tra và kiểm tra hoạt động chuyển giá là nhóm giải pháp liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động chuyển giá của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh. Một số nội dung chính của nhóm giải pháp này bao gồm:

- Bên cạnh công tác thanh tra thuế, cần tăng cường giám sát, thanh tra, kiểm tra chuyển giá, tập trung vào các giao dịch liên kết có rủi ro cao như giao dịch của các doanh nghiệp thường xuyên báo lỗ, báo lỗ mà liên tục mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có giá trị vốn âm, doanh nghiệp có lợi nhuận thấp bất thường so với mức chung của ngành, giao dịch với bên liên kết với mức giá thấp hơn giá thị trường khi bên liên kết hoạt động ở môi trường có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp…

- Cục thuế TP. Hồ Chí Minh cần tiến hành thanh tra, kiểm tra thuế một số doanh nghiệp điển hình có dấu hiệu chuyển giá để xây dựng thành phương pháp, kinh nghiệm cho các cán bộ ngành thuế của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh. Từ đó, hỗ trợ các Chi cục thuế địa phương về việc phân tích, thu thập thông tin, làm rõ một số quan hệ giao dịch không được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật; phương pháp và các bước cụ thể để tiến hành thanh tra.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lí để đánh giá rủi ro về chuyển giá. Một cuộc thanh tra về chuyển giá thông thường rất phức tạp, tốn kém. Do vậy, chỉ nên thực hiện khi có các dấu hiệu rõ ràng và giá trị số thuế có thể thu thêm lớn. Những vụ nhỏ không cần thực hiện vì chi phí bỏ ra có thể nhiều hơn số thuế có thể thu được.

- 80 -

Việc đánh giá phải dựa trên cơ sở xem xét các yếu tố rủi ro như: giá trị các giao dịch với bên liên kết trên tổng doanh thu, chi phí, tỉ lệ lợi nhuận so với các doanh nghiệp trong ngành, tổng doanh thu/lợi nhuận … Để có thể đánh giá được các tiêu chí này thì cần thiết phải có một hệ thống để thu thập và xử lí thông tin tập trung; đồng thời xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá rủi ro để phân tích lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Từ đó xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở đối tượng nộp thuế được chính xác, sát với thực tế và kết quả thanh tra kiểm tra đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá có hiệu quả cao hơn.

- Thanh kiểm tra hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn FDI cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan Thuế với cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư, cơ quan công an đối với những rủi ro có mức hệ trọng cao, cơ quan Hải quan (đối với các giao dịch với bên liên kết qua biên giới), hoặc với cơ quan kiểm toán (để xác minh hoạt động chuyển giá).

- Đào tạo và xây dựng nguồn nhân lực cho Cục thuế TP. Hồ Chí Minh. Do quản lý hoạt động chuyển giá là vấn đề phức tạp do vậy cần phải xây dựng một đội ngũ cán bộ thuế chuyên về chuyển giá để thực hiện các cuộc kiểm tra chống chuyển giá. Do vậy, cần có các khóa đào tạo chuyên sâu cho nhóm này. Ngoài ra nên tổ chức các khóa đào tạo cơ bản về chuyển giá cho các cán bộ thuế địa phương ở các Chi cục thuế, mục đích là để phát hiện ra các trường hợp có dấu hiệu chuyển giá với giá trị lớn để thông báo về cho nhóm chuyên gia về chuyển giá để tiếp tục nghiên cứu/xem xét và lựa chọn các đối tượng bị thanh tra.

- Tăng cường kiểm toán, thẩm định giá đối với hoạt động có rủi ro về chuyển giá. Cần nghiên cứu sửa đổi pháp luật về kiểm toán, tăng cường nghĩa vụ pháp lý của tổ chức kiểm toán trong kiểm toán hoạt động chuyển giá khi kiểm toán báo cáo tài chính của doanh nghiệp FDI, các tổ chức kiểm toán yêu cầu phải chịu trách nhiệm về các kết quả kiểm toán trên các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp. Cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư có thể mời công ty kiểm toán độc lập thẩm tra các giao dịch với bên liên kết của doanh nghiệp FDI theo hợp đồng kiểm toán; hoặc có thể phối hợp với cơ quan Kiểm toán Nhà nước trong việc xác định kế hoạch và nội dung kiểm toán hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có phần vốn góp Nhà nước.

Chương 3 luận văn đã dựa vào các chủ trương chính sách của Chính Phủ trong giai đoạn 2012-2015, trong đó có những nhiệm vụ chủ yếu 1) nghiên cứu sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách để kiểm soát, ngăn ngừa hạn chế hoạt động chuyển giá 2) xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tỷ suất lợi nhuận, danh mục giá giao dịch trên thị trường hàng hoá trên cơ sơ tham khảo giá hàng hoá cùng loại ở các nước để làm cơ sở chung cho Cục thuế sử dụng 3) thu thập, nghiên cứu các dấu hiệu chuyển giá phát sinh 4) xây dựng tài liệu đào tạo, quy trình thanh tra, kiểm tra thuế đối với hoạt động chuyển giá 5) đào tạo, trang bị kiến thức chuyên môn sâu, rộng cho công chức làm công tác quản lý giá chuyển nhượng 6) tập trung đẩy mạnh công tác thanh tra đối với hoạt động chuyển giá 7) xây dựng và thực hiện các chương trình hợp tác quốc tế về tăng cường năng lực quản lý nhà nước, kiểm soát hoạt động chuyển giá 8) xây dựng và thực hiện các chương trình về giá chuyển nhượng để tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức tuân thủ của các doanh nghiệp, cán bộ thuế và các cơ quan quản lý Nhà nước 9) tăng cường phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nhằm nhận diện, đấu tranh có hiệu quả đối với hành vi lợi dụng chuyển giá và chống thất thu ngân sách nhà nước.

Trên cơ sở các nhiệm vụ chủ yếu trong chủ trương chính sách của Chính phủ nêu trên, các giải pháp đã được đưa ra nhằm ngăn ngừa hiện tượng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam nói chung và tại TP. HCM nói riêng như 1) kiện toàn tổ chức bộ máy, thành lập phòng chuyển trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá 2) xây dựng quy trình nghiệp vụ và tài liệu hướng dẫn kỹ năng năng thanh tra đối với hoạt động chuyển giá 3) Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ giúp công chức và người nộp thuế dễ dàng tiếp cận, nhanh chóng nắm bắt được các nội dung liên quan đến vấn đề chuyển giá 4) Kịp thời đôn đốc, nhắc nhở và xử lý nghiêm khắc những doanh nghiệp không chấp hành nghĩa vụ kê khai thông tin giao dịch liên kết 5) hoàn thiện hệ thống dữ liệu về người nộp thuế và cơ sở dữ liệu chung cho phép doanh nghiệp có thể truy cập và thu thập thông tin, phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ xác định giá chuyển nhượng, cung cấp cho cơ quan thuế khi có yêu cầu 6) bổ sung, tăng cường đào tạo, trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức về giá chuyển nhượng cho công chức thuế làm công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra thuế.

- 82 -

Ngoài những giái pháp đưa ra nêu trên dành cho cơ quan thuế, luận văn còn đưa ra các kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về một số nội dung như sau 1) hoàn thiện hành lang pháp lý của Nhà nước về chống chuyển giá 2) ổn định chính sách kinh tế vĩ mô và xây dựng kế hoạch chống chuyển giá 3) xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu so sánh giá thị trường 4) ban hành các khung giá hay khung tỉ lệ lợi nhuận hợp lý 5) Quốc hội và Chính phủ phân cấp quản lý điều tra cho cơ quan thuế 6) thực hiện các biện pháp cưỡng chế 7) tăng cường giám sát, thanh tra và kiểm tra hoạt động chuyển giá.

KẾT LUẬN

Hành vi chuyển giá xảy ra phổ biến tại các công ty đa quốc gia. Các công ty đa quốc gia thuờng sử dụng giá giao dịch liên kết như là công cụ để tối thiểu hoá số thuế phải nộp. Nó tác động mạnh mẽ đến nguồn thu của ngân sách.

Quản lý và kiểm soát hoạt động chuyển giá ở TP. Hồ Chí Minh là một nhiệm vụ quan trọng của TCT nói chung và của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã thực hiện được những kết quả chủ yếu sau đây:

Hệ thống cơ sở lý luận về quản lý và kiểm soát hoạt động chuyển giá các doanh nghiệp có vốn FDI qua các nội dung như: Hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn FDI; Nội dung quản lý và kiểm soát hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp; Cơ quan quản lý hoạt động chuyên giá và kinh nghiệm chống chuyển giá tại một số quốc gia trên thế giới.

Phân tích thực trạng quản lý và kiểm soát hoạt động chuyển giá các doanh nghiệp có vốn FDI tại TP. Hồ Chí Minh nói riêng và của cả nước nói chung. Từ đó rút ra các mặt làm được và các mặt chưa làm được của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh nói riêng và TCT nói chung trong công tác quản lý và kiểm soát hoạt động chuyển giá các doanh nghiệp có vốn FDI tại TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý và kiểm soát hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp có vốn FDI tại Cục thuế TP. Hồ Chí Minh về một số nội dung cụ thể sau 1) Về bộ máy tổ chức 2) Về công tác thanh tra, kiểm tra 3) Về công tác tuyên truyền - hỗ trợ 4) Về công tác kê khai và kế toán thuế 5) Về xây dựng cơ sở dữ liệu 6) Về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Từ đó đưa ra 6 giải pháp và 7 kiến nghị cho công tác quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá tại TP. Hồ Chí Minh.

Trên cơ sở phân tích những mặt làm được và chưa làm được và cơ sở phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý và kiểm soát hoạt động chuyển giá của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, luận văn đề ra 6 nhóm giải pháp nâng cao công tác quản lý và kiểm soát nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn FDI tại TP. Hồ Chí Minh là 1) kiện toàn tổ chức bộ máy, thành lập phòng chuyển trách quản

- 84 -

dẫn kỹ năng năng thanh tra đối với hoạt động chuyển giá 3) Đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ giúp công chức và người nộp thuế dễ dàng tiếp cận, nhanh chóng nắm bắt được các nội dung liên quan đến vấn đề chuyển giá 4) Kịp thời đôn đốc, nhắc nhở và xử lý nghiêm khắc những doanh nghiệp không chấp hành nghĩa vụ kê khai thông tin giao dịch liên kết 5) hoàn thiện hệ thống dữ liệu về người nộp thuế và cơ sở dữ liệu chung cho phép doanh nghiệp có thể truy cập và thu thập thông tin, phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ xác định giá chuyển nhượng, cung cấp cho cơ quan thuế khi có yêu cầu 6) bổ sung, tăng cường đào tạo, trang bị đầy đủ kỹ năng, kiến thức về giá chuyển nhượng cho công chức thuế làm công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra thuế và 7 kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước về một số nội dung như sau 1) hoàn thiện hành lang pháp lý của Nhà nước về chống chuyển giá 2) ổn định chính sách kinh tế vĩ mô và xây dựng kế hoạch chống chuyển giá 3) xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu so sánh giá thị trường 4) ban hành các khung giá hay khung tỉ lệ lợi nhuận hợp lý 5) Quốc hội và Chính phủ phân cấp quản lý điều tra cho cơ quan thuế 6) thực hiện các biện pháp cưỡng chế 7) tăng cường giám sát, thanh tra và kiểm tra hoạt động chuyển giá.

TÀI LIỆU THAM KHẢO



1. Bộ tài chính, “Thông tư 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010”. 2. Bộ tài chính, “Thông tư 201/2013/TT-BTC ngày 20/12/2013”.

3. Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý thuế hoat động chuyển giá tại Việt Nam - Tổng Cục Thuế - Năm 2011.

4. Báo cáo tình hình kinh tế - văn hoá – xã hội và quốc phòng – an ninh năm 2013; phương hướng, nhiệm vụ năm 2014 - Ủy ban nhân dân TP. HCM – Năm 2014. 5. Báo cáo tình hình kinh tế - văn hoá – xã hội và quốc phòng – an ninh năm 2014;

phương hướng, nhiệm vụ năm 2015 - Ủy ban nhân dân TP. HCM – Năm 2015. 6. Chuyên đề “Quản lý nhà nước về tài chính” – PGS.TS. Đỗ Đức Minh – Trường

bồi dưỡng cán bộ tài chính – Năm 2012

7. Cục thuế TP. Hồ Chí Minh (2009), “Tổng kết công tác thuế năm 2009, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2010”.

8. Cục thuế TP. Hồ Chí Minh (2010), “Tổng kết công tác thuế năm 2010, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2011”.

9. Cục thuế TP. Hồ Chí Minh (2011), “Tổng kết công tác thuế năm 2011, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2012”.

10. Cục thuế TP. Hồ Chí Minh (2012), “Tổng kết công tác thuế năm 2012, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2013”.

11. Cục thuế TP. Hồ Chí Minh (2013), “Tổng kết công tác thuế năm 2013, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2014”.

12. Cục thuế TP. Hồ Chí Minh (2014), “Tổng kết công tác thuế năm 2014, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác thuế năm 2015”.

13. Giáo trình Quản trị chiến lược – GS.TS. Đoàn Thị Hồng Vân – NXB Tổng hợp

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi tại thành phố hồ chí minh (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)