Các hành vi chuyển giá chủ yếu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi tại thành phố hồ chí minh (Trang 48)

6. Bố cục của luận văn 8-

2.3.Các hành vi chuyển giá chủ yếu trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại TP.

nước ngoài tại TP. HCM:

2.3.1. Chuyển giá thông qua nâng cao giá trị tài sản góp vốn:

Điển hình một khách sạn liên doanh giữa tổng công ty Du Lịch Sài Gòn và Vina Group đã xác định giá trị đưa vào góp vốn của Vina Group là 4,34 triệu USD. Nhưng theo sự thẩm định giá của một công ty giám định Quốc tế thì giá trị tài sản góp vốn của Vina Group chỉ có giá trị là 2,99 triệu USD. Việc nâng khống giá trị vốn góp sẽ đem đến một số lợi ích kinh tề cho nhà đầu tư nước ngoài như: Nhà đầu tư nước ngoài có thể có một phần lợi ích kinh tế ngược lại cho mình thông qua việc trích khấu hao tài sản cố định, và phân chia lợi nhuận trên tỉ lệ góp vốn gây thiệt hại cho nhà nước và các bên liên doanh Việt Nam.

2.3.2. Chuyển giá thông qua mua/bán nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm với công ty mẹ nước ngoài hoặc các công ty liên kết:

Liên quan đến ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, tại liên doanh MecedesBenz trước khi đàm phán với Việt Nam đòi chi phí bản quyền chuyển giao công nghệ là 42 triệu USD. Sau khi đàm phán giảm xuống còn 9,6 triệu USD. Tiếp đến do tỷ lệ nội địa thấp nên các linh kiện chủ yếu phải nhập khẩu từ các công ty đa quốc gia được định giá do công ty mẹ. Việc định giá cao bộ linh kiện nhập khẩu sẽ khiến cho chi phí đội lên, làm giá thành tăng, giảm lợi nhuận, giảm nộp thuế TNDN, trong khi các công ty mẹ vẫn có lãi lớn về bán linh kiện.

2.3.3. Chuyển giá bằng việc nâng chi phí đầu vào thông qua nâng chi phí cho vay, bảo lãnh:

Bằng phương pháp này, doanh nghiệp QMI Industrial Việt Nam liên tục báo cáo lỗ (qua báo cáo thuế), nhưng thực tế lại mở rộng hoạt động. Cụ thể: năm 2004, doanh thu của doanh nghiệp đạt 47,3 tỷ đồng thì chi phí giá vốn lên đến 50,5 tỷ đồng. Năm 2005, doanh thu 45,8/46,1 tỷ đồng giá vốn; năm 2006, 2007, 2008, 2009, con số này lần lượt là 51,7/52,2 tỷ đồng giá vốn, 58/58,7 tỷ đồng giá vốn, 56,4/56,47 tỷ đồng giá vốn và 48/51,4 tỷ đồng. Như vậy, kết quả kinh doanh đến 2009 của Công ty QMI Industrial Việt Nam bị “âm” đến 8,4 tỷ đồng, chiếm 52,7% vốn pháp định.

2.3.4. Chuyển giá thông qua việc trả lương, đào tạo, chi phí quảng cáo, bán hàng…:

Ví dụ điển hình về việc chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ là Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam. Đó là liên doanh hoạt động theo Luật Đầu tư Nước ngoài được Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp phép số 287/GP ngày 09 tháng 12 năm 1991. Hai đối tác liên doanh là Công ty Thực phẩm II tại TP Hồ Chí Minh và Công ty Heneiken International Behler (Hà Lan). Đến năm 1994 thì giấy phép liên doanh được chuyển nhượng sang giấy phép số 287/GPDCI ngày 27/10/1994 liên doanh 56 với Asia Pacific Breweries PTE.LTD (Singapore). Tổng vốn đầu tư là 49,5 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 17 triệu USD. Bên liên doanh Việt Nam chiếm 40% và bên liên doanh Singapore chiếm 60% vốn, ngành nghề của liên doanh là sản xuất bia để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Khi đi vào hoạt động SXKD, tình trạng kinh doanh của công ty bị thua lỗ kéo dài qua nhiều năm, nguyên nhân chủ yếu là do phải trả cho chi phí bản quyền quá, chi phí

- 48 -

xuyên thua lỗ, phía liên doanh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng ngược lại phía liên doanh nước ngoài vẫn không hề hấn gì vì họ vẫn nhận đủ tiền bản quyền từ nhãn hiệu và tiền bản quyền lại có xu hướng ngày càng tăng.

Trường hợp khác là kết quả thanh tra Công ty TNHH Adidas Việt Nam cho thấy, có rất nhiều khoản chi phí bất hợp lý được trả cho các đối tác, trong đó nổi bật nhất là chi phí tiếp thị quốc tế. Công ty mẹ thuê người nổi tiếng chụp hình quảng cáo cho sản phẩm, các tấm hình quảng cáo này khi được treo tại cửa hàng của Adidas Việt Nam thì phải trả tiền cho công ty mẹ bằng 4% doanh thu ròng của sản phẩm. Bên cạnh đó giá thành sản phẩm của Adidas còn bị đội lên do khoản chi phí quản lý, tại Adidas Việt Nam ngoài chi phí quản lý tại Việt Nam còn có thêm chi phí cho quản lý vùng tại Singapore và Đức. Ngoài ra, Adidas Việt Nam chuyển tiền hỗ trợ vật dụng cho nhà bán lẻ như cung cấp tủ kệ, đồ nội thất, ngoại thất… cho nhà bán lẻ sử dụng, nhưng không yêu cầu thanh toán. Nếu nhà bán lẻ có bất kỳ hành vi vi phạm nào đến quyền sở hữu của Adidas Việt Nam đối với các thiết bị này thì phải bồi thường. Điều đáng nói ở đây là, Adidas Việt Nam là nhà bán buôn nhưng lại hạch toán chi phí cho bán lẻ trên vào tài sản cố định, trích khấu hao và hạch toán vào chi phí bán hàng được trừ trong kỳ.

2.4. Chính sách quản lý hoạt động chuyển giá của Nhà nước

2.4.1.Lịch sử hình thành chính sách kiểm soát chuyển giá tại TP.HCM:

Chính sách kiểm soát chuyển giá ở nước ta ra đời như là một nhu cầu khách quan trước hiện tượng chuyển giá nảy sinh trong đời sống xã hội. Pháp luật về kiểm soát chuyển giá hình thành với mục đích thiết lập lại giá thị trường trong quan hệ liên kết nhằm lập lại trật tự trong quản lý Nhà nước về thuế.

Quy định về kiểm soát chuyển giá lần đầu được quy định trong Điều 9 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Điều này quy định giá trị góp vốn mỗi bên liên doanh phải được xác định theo giá thị trường của thời điểm góp vốn nhưng không hướng dẫn việc áp dụng giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết được quy định cho luật này. Chỉ đến Thông tư số 74TC/TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính, lần đầu tiên Việt Nam hướng dẫn thực hiện chế độ thuế đối với các hình thức đầu tư nước ngoài (áp dụng quy định kiểm soát chuyển giá thông qua áp dụng giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết cho mục đích tính thuế). Thông tư 74TC/TCT

chứa đựng quy định chung về “biện pháp chống chuyển giá” nhằm mục đích quy định giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các bên có quan hệ. Một lý do chính để tổng hợp quy định “biện pháp chống chuyển giá” là một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trốn thuế tại Việt Nam qua chuyển giá đã được cơ quan thuế xem xét và mục đích quy định nhằm bảo vệ nguồn thuế thu được của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thông tư quy định ba phương pháp: phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, phương pháp giá bán lại và phương pháp giá vốn cộng lãi để xác định giá thị trường cho giao dịch liên kết giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các bên có quan hệ của các doanh nghiệp này.

Tiếp theo đến ngày 16/7/1999, Bộ Tài chính có Thông tư 89/1999/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Giống như Thông tư 74TC/TCT, Thông tư 89/1999/TT-BTC chỉ áp dụng duy nhất cho nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996.

Sau hai năm, những quy định kiểm soát chuyển giá đã được giữ lại và sửa đổi trong Thông tư số 13/2001/TT-BTC ngày 08/03/2001 của Bộ Tài chính. Thông tư 13/2001/TT-BTC thay thế cụm từ “biện pháp chống chuyển giá” trong các thông tư trước bằng cụm từ “các biện pháp xác định giá thị trường”. Khái niệm giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết có quan hệ liên kết và các phương pháp để xác định giá thị trường chứa đựng trong các thông tư trước được giữ lại không có sự thay đổi trong Thông tư 13/2001/TT-BTC. Tuy nhiên, các thông tư vẫn chưa có sự hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng và thực hiện giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết, khái niệm các bên liên kết, yêu cầu cung cấp tài liệu chứng minh cho việc áp dụng giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết và các khía cạnh chuyển giá khác. Có lẽ vì những lý do này mà những quy định kiểm soát chuyển giá đã không thực sự phát huy trong thực tế.

Trước hiện tượng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kê khai lỗ nhiều năm nhưng vẫn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và có dấu hiệu chuyển giá, năm 2001 TCT ban hành công văn số 3138 TCT/NV5 ngày 14/08/2001 về việc tăng cường các

- 50 -

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các địa phương có hiện tượng chuyển giá và yêu cầu cơ quan thuế địa phương lựa chọn một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thanh tra chuyển giá. Tuy nhiên, trong thực tế thanh tra chuyển giá đã không thực hiện tại các cơ quan địa phương.

Đến năm 2003, lần đầu tiên quy định kiểm soát chuyển giá thông qua giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết được quy định trong Luật thuế TNDN. Nội dung này được quy định tại Điều 30 Nghị định 164/2004/NĐ-CP ngày 22/12/2003 hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật thuế TNDN 2003 khi yêu cầu các tổ chức kinh doanh phải tuân thủ giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết. Luật thuế TNDN 2003 và các quy định hướng dẫn thực hiện đã áp dụng bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Luật thuế TNDN 2003 và các quy định thực hiện đã không chứa đựng nhiều hướng dẫn về thực hiện và áp dụng giá thị trường như thế nào. Từ ngày 1/1/2004, do ảnh hưởng pháp luật của Luật thuế TNDN 2003, Thông tư 13/2001/TT-BTC đã bị bãi bỏ và do đó hiệu lực pháp lý các quy định chuyển giá trong thông tư này đã không được thực hiện.

Quy định kiểm soát chuyển giá tiếp tục được đề cập trong Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/1/2005, hướng dẫn chế độ thuế áp dung đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Đến ngày 19/12/2005, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 117/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Hiện nay các vấn đề chuyển giá được quy định trong Thông tư 66/2010/TT-BTC. Thông tư này chính thức hướng dẫn, giải thích việc áp dụng giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết. Nội dung chính của Thông tư 66/2010/TT-BTC bao gồm định nghĩa giá thị trường, các bên có mối quan hệ liên kết, hướng dẫn các phương pháp xác định chuyển giá, quy định phương pháp phù hợp nhất, so sánh phân tích, cách tính biên độ giá thị trường chuẩn, giá trị trung vị trong biên độ giá thị trường, kê khai và nộp báo cáo hàng năm, các tài liệu yêu cầu, nghĩa vụ chứng minh của người nộp thuế về các vấn đề quan hệ khác.

2.4.2. Đối tượng áp dụng của các quy định kiểm soát chuyển giá:

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 66/2010/TT-BTC tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi là doanh nghiệp) thực hiện giao dịch kinh doanh

với các bên có quan hệ liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế TNDN. Đối tượng bị kiểm soát hoạt động chuyển giá hiện nay là bất kỳ tổ chức nào có hoạt động kinh doanh thỏa mãn 3 điều kiện:

Một là, điều kiện về hoạt động, tức là tổ chức kinh doanh có hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Chủ thể bị kiểm soát chuyển giá theo pháp luật Việt Nam không nhất thiết phải thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Yếu tố địa điểm không mang tính quyết định trong việc xác lập hành vi chuyển giá, bởi vì nếu như chủ thể này đã là đối tượng nộp thuế TNDN thì nguồn hình thành thu nhập không phát sinh từ nước sở tại nhưng vẫn bị điều chỉnh do yếu tố cư trú hay quốc tịch.

Hai là, điều kiện về đối tác trong giao dịch. Doanh nghiệp phải có giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết. Đây là điều kiện cần và đủ và là nền tảng để Nhà nước điều chỉnh chuyển giá. Không có giao dịch giữa các bên liên kết thì không có giao dịch chuyển giá. Đây cũng là điều kiện quan trọng nhất thể hiện bản chất của giao dịch chuyển giá.

Ba là, điều kiện về nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp đó phải có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ nộp thuế TNDN tại Việt Nam.

Những đối tượng này đáp ứng điều kiện thì bắt buộc là có nghĩa vụ kê khai, xác định thuế TNDN ở Việt Nam. Vì điểm mấu chốt của hành vi chuyển giá là làm giảm nghĩa vụ thuế TNDN vào ngân sách Việt Nam. Nên nếu những đối tượng nào thỏa mãn hai điều kiện đầu, nhưng không có nghĩa vụ thuế TNDN thì giao dịch của họ có biểu hiện định giá chuyển cao cũng không bị chi phối bởi pháp luật kiểm soát chuyển giá. Đây cũng là điểm khác giữa thông tư 66/2010/TT-BTC và thông tư 117/2004/TT- BTC. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.3. Phạm vi áp dụng của các quy định kiểm soát chuyển giá:

Hiện nay do Chính phủ kiểm soát giá của một số mặt hàng và dịch vụ quan trọng như: gạo, dầu, xăng, đường, nước sinh hoạt, điện, dịch vụ bưu chính viễn thông và một số hàng hóa dịch vụ công cộng khác nên việc xác định giá cho những sản phẩm dịch vụ quan trọng này là đối tượng quy định của Pháp lệnh số 40/2002/PL- UBTVQH10 ngày 10/5/2002. Do vậy, giá của những sản phẩm dịch vụ này không

- 52 -

Điều 2 Thông tư 66/2010/TT-BTC quy định cụ thể giao dịch kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam với các bên có quan hệ liên kết liên quan đến các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh giá của Nhà nước được thực hiện theo Pháp lệnh giá năm 2002 và các quy định thực hiện khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định chuyển giá. Do vậy, điều kiện giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quan trọng và thuộc phạm vi các quy định kiểm soát giá thì không là đối tượng của giá thị trường và yêu cầu của pháp luật chuyển giá hiện có và các quy định liên quan đến chuyển giá khác cho mục đích lợi nhuận chịu thuế. Quy định này có thể gây ra tình huống khi giao dịch qua biên giới các nước khác có thể tuyên bố rằng giá các giao dịch không được công nhận là giá thị trường gây bất lợi cho các doanh nghiệp có các giao dịch này.

Với đối tượng và phạm vi như trên bằng phương thức kiểm soát, cơ quan quản lý thuế được trao quyền, Nhà nước có quyền can thiệp để xác lập phương pháp xác định giá thị trường. Việc xác định này là cơ sở để điều chỉnh lại nghĩa vụ thuế TNDN, một loại thuế trực thu, đánh thẳng vào thu nhập của chủ sở hữu. Vì vậy phương pháp điều chỉnh pháp luật về kiểm soát chuyển giá phải là phương pháp mệnh lệnh hành chính, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền lợi của Nhà nước và xã hội, nên quan hệ hình thành ở đây không cân xứng về địa vị pháp lý để áp dụng phương pháp thỏa thuận

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi tại thành phố hồ chí minh (Trang 48)