Chính sách quản lý hoạt động chuyển giá của Nhà nước 4 8-

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi tại thành phố hồ chí minh (Trang 50)

6. Bố cục của luận văn 8-

2.4. Chính sách quản lý hoạt động chuyển giá của Nhà nước 4 8-

2.4.1.Lịch sử hình thành chính sách kiểm soát chuyển giá tại TP.HCM:

Chính sách kiểm soát chuyển giá ở nước ta ra đời như là một nhu cầu khách quan trước hiện tượng chuyển giá nảy sinh trong đời sống xã hội. Pháp luật về kiểm soát chuyển giá hình thành với mục đích thiết lập lại giá thị trường trong quan hệ liên kết nhằm lập lại trật tự trong quản lý Nhà nước về thuế.

Quy định về kiểm soát chuyển giá lần đầu được quy định trong Điều 9 của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996. Điều này quy định giá trị góp vốn mỗi bên liên doanh phải được xác định theo giá thị trường của thời điểm góp vốn nhưng không hướng dẫn việc áp dụng giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết được quy định cho luật này. Chỉ đến Thông tư số 74TC/TCT ngày 20/10/1997 của Bộ Tài chính, lần đầu tiên Việt Nam hướng dẫn thực hiện chế độ thuế đối với các hình thức đầu tư nước ngoài (áp dụng quy định kiểm soát chuyển giá thông qua áp dụng giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết cho mục đích tính thuế). Thông tư 74TC/TCT

chứa đựng quy định chung về “biện pháp chống chuyển giá” nhằm mục đích quy định giá chuyển nhượng của giao dịch liên kết giữa các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các bên có quan hệ. Một lý do chính để tổng hợp quy định “biện pháp chống chuyển giá” là một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trốn thuế tại Việt Nam qua chuyển giá đã được cơ quan thuế xem xét và mục đích quy định nhằm bảo vệ nguồn thuế thu được của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thông tư quy định ba phương pháp: phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập, phương pháp giá bán lại và phương pháp giá vốn cộng lãi để xác định giá thị trường cho giao dịch liên kết giữa doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các bên có quan hệ của các doanh nghiệp này.

Tiếp theo đến ngày 16/7/1999, Bộ Tài chính có Thông tư 89/1999/TT-BTC hướng dẫn thực hiện quy định về thuế đối với các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Giống như Thông tư 74TC/TCT, Thông tư 89/1999/TT-BTC chỉ áp dụng duy nhất cho nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996.

Sau hai năm, những quy định kiểm soát chuyển giá đã được giữ lại và sửa đổi trong Thông tư số 13/2001/TT-BTC ngày 08/03/2001 của Bộ Tài chính. Thông tư 13/2001/TT-BTC thay thế cụm từ “biện pháp chống chuyển giá” trong các thông tư trước bằng cụm từ “các biện pháp xác định giá thị trường”. Khái niệm giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết có quan hệ liên kết và các phương pháp để xác định giá thị trường chứa đựng trong các thông tư trước được giữ lại không có sự thay đổi trong Thông tư 13/2001/TT-BTC. Tuy nhiên, các thông tư vẫn chưa có sự hướng dẫn cụ thể cho việc áp dụng và thực hiện giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết, khái niệm các bên liên kết, yêu cầu cung cấp tài liệu chứng minh cho việc áp dụng giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết và các khía cạnh chuyển giá khác. Có lẽ vì những lý do này mà những quy định kiểm soát chuyển giá đã không thực sự phát huy trong thực tế.

Trước hiện tượng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài kê khai lỗ nhiều năm nhưng vẫn mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và có dấu hiệu chuyển giá, năm 2001 TCT ban hành công văn số 3138 TCT/NV5 ngày 14/08/2001 về việc tăng cường các

- 50 -

các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở các địa phương có hiện tượng chuyển giá và yêu cầu cơ quan thuế địa phương lựa chọn một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thanh tra chuyển giá. Tuy nhiên, trong thực tế thanh tra chuyển giá đã không thực hiện tại các cơ quan địa phương.

Đến năm 2003, lần đầu tiên quy định kiểm soát chuyển giá thông qua giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết được quy định trong Luật thuế TNDN. Nội dung này được quy định tại Điều 30 Nghị định 164/2004/NĐ-CP ngày 22/12/2003 hướng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật thuế TNDN 2003 khi yêu cầu các tổ chức kinh doanh phải tuân thủ giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết. Luật thuế TNDN 2003 và các quy định hướng dẫn thực hiện đã áp dụng bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, Luật thuế TNDN 2003 và các quy định thực hiện đã không chứa đựng nhiều hướng dẫn về thực hiện và áp dụng giá thị trường như thế nào. Từ ngày 1/1/2004, do ảnh hưởng pháp luật của Luật thuế TNDN 2003, Thông tư 13/2001/TT-BTC đã bị bãi bỏ và do đó hiệu lực pháp lý các quy định chuyển giá trong thông tư này đã không được thực hiện.

Quy định kiểm soát chuyển giá tiếp tục được đề cập trong Thông tư số 05/2005/TT-BTC ngày 11/1/2005, hướng dẫn chế độ thuế áp dung đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam. Đến ngày 19/12/2005, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 117/2005/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Hiện nay các vấn đề chuyển giá được quy định trong Thông tư 66/2010/TT-BTC. Thông tư này chính thức hướng dẫn, giải thích việc áp dụng giá thị trường trong giao dịch giữa các bên liên kết. Nội dung chính của Thông tư 66/2010/TT-BTC bao gồm định nghĩa giá thị trường, các bên có mối quan hệ liên kết, hướng dẫn các phương pháp xác định chuyển giá, quy định phương pháp phù hợp nhất, so sánh phân tích, cách tính biên độ giá thị trường chuẩn, giá trị trung vị trong biên độ giá thị trường, kê khai và nộp báo cáo hàng năm, các tài liệu yêu cầu, nghĩa vụ chứng minh của người nộp thuế về các vấn đề quan hệ khác.

2.4.2. Đối tượng áp dụng của các quy định kiểm soát chuyển giá:

Theo quy định tại Điều 1 Thông tư 66/2010/TT-BTC tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (sau đây gọi là doanh nghiệp) thực hiện giao dịch kinh doanh

với các bên có quan hệ liên kết có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ thuế TNDN. Đối tượng bị kiểm soát hoạt động chuyển giá hiện nay là bất kỳ tổ chức nào có hoạt động kinh doanh thỏa mãn 3 điều kiện:

Một là, điều kiện về hoạt động, tức là tổ chức kinh doanh có hành vi sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Chủ thể bị kiểm soát chuyển giá theo pháp luật Việt Nam không nhất thiết phải thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Yếu tố địa điểm không mang tính quyết định trong việc xác lập hành vi chuyển giá, bởi vì nếu như chủ thể này đã là đối tượng nộp thuế TNDN thì nguồn hình thành thu nhập không phát sinh từ nước sở tại nhưng vẫn bị điều chỉnh do yếu tố cư trú hay quốc tịch.

Hai là, điều kiện về đối tác trong giao dịch. Doanh nghiệp phải có giao dịch kinh doanh với các bên có quan hệ liên kết. Đây là điều kiện cần và đủ và là nền tảng để Nhà nước điều chỉnh chuyển giá. Không có giao dịch giữa các bên liên kết thì không có giao dịch chuyển giá. Đây cũng là điều kiện quan trọng nhất thể hiện bản chất của giao dịch chuyển giá.

Ba là, điều kiện về nghĩa vụ thuế. Doanh nghiệp đó phải có nghĩa vụ kê khai, xác định nghĩa vụ nộp thuế TNDN tại Việt Nam.

Những đối tượng này đáp ứng điều kiện thì bắt buộc là có nghĩa vụ kê khai, xác định thuế TNDN ở Việt Nam. Vì điểm mấu chốt của hành vi chuyển giá là làm giảm nghĩa vụ thuế TNDN vào ngân sách Việt Nam. Nên nếu những đối tượng nào thỏa mãn hai điều kiện đầu, nhưng không có nghĩa vụ thuế TNDN thì giao dịch của họ có biểu hiện định giá chuyển cao cũng không bị chi phối bởi pháp luật kiểm soát chuyển giá. Đây cũng là điểm khác giữa thông tư 66/2010/TT-BTC và thông tư 117/2004/TT- BTC.

2.4.3. Phạm vi áp dụng của các quy định kiểm soát chuyển giá:

Hiện nay do Chính phủ kiểm soát giá của một số mặt hàng và dịch vụ quan trọng như: gạo, dầu, xăng, đường, nước sinh hoạt, điện, dịch vụ bưu chính viễn thông và một số hàng hóa dịch vụ công cộng khác nên việc xác định giá cho những sản phẩm dịch vụ quan trọng này là đối tượng quy định của Pháp lệnh số 40/2002/PL- UBTVQH10 ngày 10/5/2002. Do vậy, giá của những sản phẩm dịch vụ này không

- 52 -

Điều 2 Thông tư 66/2010/TT-BTC quy định cụ thể giao dịch kinh doanh giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam với các bên có quan hệ liên kết liên quan đến các sản phẩm thuộc diện điều chỉnh giá của Nhà nước được thực hiện theo Pháp lệnh giá năm 2002 và các quy định thực hiện khác không thuộc phạm vi điều chỉnh của các quy định chuyển giá. Do vậy, điều kiện giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quan trọng và thuộc phạm vi các quy định kiểm soát giá thì không là đối tượng của giá thị trường và yêu cầu của pháp luật chuyển giá hiện có và các quy định liên quan đến chuyển giá khác cho mục đích lợi nhuận chịu thuế. Quy định này có thể gây ra tình huống khi giao dịch qua biên giới các nước khác có thể tuyên bố rằng giá các giao dịch không được công nhận là giá thị trường gây bất lợi cho các doanh nghiệp có các giao dịch này.

Với đối tượng và phạm vi như trên bằng phương thức kiểm soát, cơ quan quản lý thuế được trao quyền, Nhà nước có quyền can thiệp để xác lập phương pháp xác định giá thị trường. Việc xác định này là cơ sở để điều chỉnh lại nghĩa vụ thuế TNDN, một loại thuế trực thu, đánh thẳng vào thu nhập của chủ sở hữu. Vì vậy phương pháp điều chỉnh pháp luật về kiểm soát chuyển giá phải là phương pháp mệnh lệnh hành chính, xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền lợi của Nhà nước và xã hội, nên quan hệ hình thành ở đây không cân xứng về địa vị pháp lý để áp dụng phương pháp thỏa thuận bình đẳng trong điều chỉnh.

2.4.4. Thực hiện kiểm soát hành vi chuyển giá

Để thực hiện kiểm soát hành vi chuyển giá, Cục thuế TP. Hồ Chí Minh áp dụng định giá chuyển giao trong quản lý thuế TNDN, tổ chức thu thuế và thực hiện công tác kiểm tra, tổng kết quản lý hoạt động chuyển giá.

2.4.4.1. Định giá chuyển giao trong quản lý thuế TNDN

Định giá chuyển giao là việc sử dụng các phương pháp để xác định giá cả của các nghiệp vụ chuyển giao trong nội bộ của một công ty đa quốc gia phù hợp với thông lệ quốc tế và được chấp nhận bởi các quốc gia nơi mà các công ty con của công ty đa quốc gia đang hoạt động. Cơ chế kiểm soát việc định giá chuyển giao trong quản lý thuế TNDN được thể hiện trong Thông tư 66/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 22/04/2010 hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao

dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết với đối tượng và phạm vi áp dụng đã được quy định như đã trình bày ở phần trên.

Yêu cầu chung của Thông tư 66/2010/TT-BTC là các giao dịch liên kết phải được so sánh với giá thị trường. Cụ thể là thông qua so sánh giá, hoặc gián tiếp thông qua so sánh lợi nhuận. Doanh nghiệp có trách nhiệm chứng minh các giao dịch liên kết của mình được thực hiện theo giá thị trường. Để đáp ứng yêu cầu này, doanh nghiệp phải lập lưu trữ hồ sơ xác định giá tại thời điểm giao dịch. Hồ sơ này khác với hồ sơ tạo lập trong giao dịch thông thường, được sử dụng nhằm xác định giá của giao dịch như hóa đơn, hợp đồng… Trường hợp doanh nghiệp không cung cấp hồ sơ xác định giá, cơ quan thuế có quyền ấn định giá và việc này có thể gây ra những hậu quả xấu ngoài dự kiến, liên quan đến nghĩa vụ thuế và lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.4.4.2. Lập kế hoạch thu thuế các DN FDI tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng năm Cục thuế TP. Hồ Chí Minh đều xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu thu thuế theo tổng số và theo cơ cấu các lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp… trong đó có chỉ tiêu thu thuế từ doanh nghiệp FDI. Số liệu kế hoạch chỉ tiêu thu thuế 7 năm 2008- 2014 cho thấy, các chỉ tiêu kế hoạch thu thuế được Cục thuế TP. Hồ Chí Minh xây dựng theo hướng năm sau tăng khá cao so với năm trước. Năm cao nhất là trên 30% và năm thấp nhất cũng trên 10%. Đặc biệt, năm 2014 do tình hình kinh tế khó khăn, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 25/8/2014 trong đó đưa ra hàng loạt các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, việc áp dụng các chính sách hỗ trợ về miễn, giảm, gia hạn nộp thuế của Chính phủ,… đã phần nào ảnh hưởng đến tình hình thu ngân sách của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh năm 2014. Nhìn chung, kế hoạch thu thuế tổng thể bình quân giai đoạn 2008-2014 vẫn tăng, cụ thể mức tăng bình quân 17%/năm đối với chỉ tiêu tổng thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và 15%/năm đối với chỉ tiêu thuế thu từ doanh nghiệp FDI. Tỷ trọng của chỉ tiêu thu thuế từ doanh nghiệp FDI có xu hướng giảm, nhưng tỷ trọng trung bình giai đoạn 2008-2014 vẫn chiếm khoảng 21,3% (Xem Bảng 2.3)

- 54 -

Bảng 2.3: Kế hoạch thu thuế giai đoạn 2008-2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm

Tổng thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Thuế từ doanh nghiệp

có vốn FDI Tỷ trọng thu thuế từ doanh nghiệp

có vốn FDI Kế hoạch % so với năm

trước

Kế hoạch % so với năm trước 2008 60.595 13.087 21,6% 2009 75.827 125% 16.400 125% 21,6% 2010 97.100 128% 19.650 120% 20,2% 2011 110.396 114% 22.200 113% 20,1% 2012 148.300 134% 31.000 123% 18,4% 2013 156.780 106% 34.326 111% 21,9% 2014 151.500 97% 33.745 98% 22,3% Tổng 800.498 170.408 21,3% Tăng bình quân 114.357 117% 24.344 115% 21,3%

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của CT TP. Hồ Chí Minh Những số liệu trên phản ánh một mặt do sự phát triển kinh tế ở TP. Hồ Chí Minh nói chung và của các doanh nghiệp FDI nói riêng. Mặt khác cũng thể hiện mục tiêu phấn đấu tăng thu thuế theo hướng tránh thất thu.

2.4.4.3. Kết quả thu thuế các DN FDI tại TP. Hồ Chí Minh

Kết quả thu thuế của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh trong năm 2008 mới chỉ là 73.519 tỷ đồng, vượt 21% kế hoạch, thì đến năm 2014 đã đạt 161.382 tỷ đồng, vượt 7% kế hoạch. Tính chung cả giai đoạn 7 năm 2008-2014, tổng số thuế thu được là 857.532 tỷ đồng, vượt 7% kế hoạch. Mức tăng bình quân trong 7 năm 2008-2014 là 15%/năm (xem Bảng 2.4). Từ kết quả này cho thấy, hàng năm mức thuế thu được của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh đều vượt kế hoạch và năm sau cao hơn so với năm trước. Đạt được kết quả này là do một mặt Nhà nước và Bộ tài chính đã có những chính sách quản lý kịp thời, mặt khác phải kể đến những biện pháp triển khai kịp thời, tích cực của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi tại thành phố hồ chí minh (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)