Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá 2 4-

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi tại thành phố hồ chí minh (Trang 26)

6. Bố cục của luận văn 8-

1.5.Kinh nghiệm quốc tế về quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá 2 4-

- Về chính sách:

Tại hầu hết các quốc gia, chính sách pháp luật về giá chuyển nhượng trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết thường được quy định tại Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hoặc Luật Quản lý thuế nhằm tạo cơ sở pháp lý cao nhất cho cơ quan thuế thực hiện ấn định, điều chỉnh mức giá chuyển nhượng trong các giao dịch liên kết. Dưới Luật, là các quy định chi tiết hơn (Nghị định, Thông tư, Hướng dẫn của cơ quan thuế) về phương pháp tính giá chuyển nhượng, các thủ tục liên quan, các quy định về xử phạp vi phạm…

Mặt khác, để giảm bớt chi phí quản lý cho cơ quan thuế và chi phí tuân thủ cho NNT khi áp dụng các quy định về chuyển giá, hiện có hơn 40 trên hơn 70 quốc gia có quy định về chuyển giá đã triển khai thủ tục Thỏa thuận trước về phương pháp tính giá (Advance Pricing Agreement - APA) giữa cơ quan thuế với NNT và gần 30 nước có các quy định đơn giản hóa thủ tục áp dụng giá chuyển nhượng. APA là một thỏa thuận giữa NNT và cơ quan thuế về phương pháp xác định giá đối với giao dịch liên kết trong một khoảng thời gian nhất định, bao gồm một tập hợp các điều kiện, tiêu thức (phương pháp lựa chọn mẫu so sánh, các yếu tố cần điều chỉnh khi phân tích so sánh, các giả định về mức trọng yếu đối với các thay đổi của hoàn cảnh kinh tế, thương mại có ảnh hưởng đến các giao dịch liên kết trong tương lai...) do NNT đề xuất trước với cơ quan thuế. APA nhằm mục đích đưa ra các cơ chế hành chính, tư pháp hay cơ chế thỏa thuận để cơ quan thuế và NNT giải quyết các vấn đề liên quan đến chuyển giá. APA thường được áp dụng có hiệu quả trong các trường hợp mà các phương pháp xác định giá thị trường không thể áp dụng và khó áp dụng. Hiện nay, có ba hình thức APA đang được các

quốc gia áp dụng: thỏa thuận đơn phương (giữa NNT và cơ quan thuế nước sở tại), thỏa thuận song phương (giữa NNT, cơ quan thuế nước sở tại và cơ quan thuế nước khác), hoặc thỏa thuận đa phương (giữa NNT và nhiều cơ quan thuế các nước).

Các quy định nhằm đơn giản hóa việc áp dụng thủ tục xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết (Safe habour-Ngưỡng an toàn) cho phép cơ quan thuế miễn hoặc giảm nhẹ việc tuân thủ một số quy định về quản lý giá chuyển nhượng cho một nhóm NNT nhất định, ví dụ như: miễn áp dụng các nguyên tắc tính giá chuyển nhượng hoặc điều chỉnh giá chuyển nhượng, các phương pháp tính giá chuyển nhượng được đơn giản hóa, miễn hoặc đơn giản hóa yêu cầu đối với việc kê khai các giao dịch liên kết (ngưỡng kê khai), miễn hoặc giảm nhẹ việc áp dụng các mức phạt, thủ tục áp dụng APA được đơn giản hóa… Đối tượng được áp dụng ngưỡng an toàn thường là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (Australia, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Anh, Mỹ …..), các giao dịch có giá trị nhỏ (Australia, Áo, Đan Mạch, Hungary, Phần Lan, Thụy Điển, Mỹ...) hoặc các dịch vụ có giá trị gia tăng thấp (Australia, Áo, Nhật, Hà Lan, New Zealand và Mỹ), lãi suất các khoản vay nợ (Áo, Nhật, New Zeland, Slovenia, Nam Phi và Mỹ)….Thông tin cụ thể về chính sách đối với hoạt động chuyển giá giữa các bên liên kết của một số quốc gia như sau:

- 26 -

Nước Quy định pháp lý Thỏa thuận trước về phương pháp tính giá (APA)

Ngưỡng an toàn (Safe habour)

Quy định về xử phạt

Australia Điều 13, Phần 3 Luật thuế Thu nhập 1936 có hiệu lực từ 27 tháng 5 năm 1981. Dưới Luật có các phán quyết của tòa (Case Laws) và quy định của Cơ quan thuế Australia (Tax Rulings: TR 1999/1, TR 92/11, TR 2001/11; TR 98/16; TR 95/23; TR 2007/1; TR 2002/2; TR 2000/16 và TR 2000/16A, TR 2003/1, TR 2004/1; TR 2005/11, TR 2009/D6.

Đơn phương, song phương và đa phương. APA được quy định tại TR 95/23 của cơ quan thuế Australia

Cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các giao dịch có giá trị nhỏ và các dịch vụ có giá trị gia tăng thấp

50% số thuế truy thu (nếu trốn thuế), từ 10-25% số thuế truy thu (nếu có lý do hợp lý)

Malaysia Khoản 140A của Luật thuế Thu nhập 1967. Ngoài ra Cơ quan thuế còn ra Hướng dẫn xác định giá chuyển nhượng vào tháng 7 năm 2003

Đơn phương và song phương. APA được quy định tại Khoản 138C của Luật thuế thu nhập (hiệu lực từ năm 2009)

Chưa có quy định Mức phạt từ 0% đến 35% số thuế truy thu, đối với các trường hợp tránh thuế có kế hoạch mức phạt là 45% số thuế truy thu. Nhật Điều 66-4 (1986) và Điều 68-88 (2005)

đối với các công ty hợp nhất trong Luật Các biện pháp thuế đặc biệt có hiệu lực từ tháng 4 năm 1986. Dưới Luật, có điều 39-12 của Nghị định (Special Taxation Measures Law Enforcement Order) và điều 22-10 của Thông tư (Special Taxation Measures Law Basic Circulars

Đơn phương, song phương. APA được quy định tại Hướng dẫn về giá chuyển nhượng của Cơ quan thuế Nhật ngày 1/6/2001

Các dịch vụ có giá trị

gia tăng thấp 10% đối với số thuế truy thu đến 500.000 Yên, cộng thêm 5% đối với số thuế truy thu lớn hơn 500.000 Yên. Mức phạt 35% áp đối với các trường hợp gian lận thuế.

Trung Quốc

Chương 6, Luật thuế Thu nhập 2009 (trước đây là Luật thuế TNDN năm 1991). Nghị định năm 2007 và Thông tư số 2 năm 2008 quy định chi tiết chính sách thuế đối với giá chuyển nhượng.

Đơn phương, song phương và đa phương. APA được quy định tại Điều 6 của Luật Quản lý thuế

Miễn chuẩn bị tài liệu về thông tin các giao dịch liên kết nếu công ty có tổng giá trị mua và bán với bên liên quan hàng năm dưới 200 triệu nhân dân tệ, giao dịch với bên thực hiện APA, sở hữu của nước ngoài dưới 50%, chỉ giao dịch với các công ty trong nước

Mức phạt từ 10.000 tới 50.000 nhân dân tệ nếu không lưu giữ thông tin, tài liệu về giao dịch liên kết. Phạt từ 10.000 đến 50.000 nhân dân tệ nếu cung cấp thông tin sai lệch. Phạt +5% đối với các khoản điều chỉnh về chuyển giá

- 28 -

- Về tổ chức bộ máy:

Bộ phận chuyên trách thực hiện quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá được thành lập tại cơ quan thuế trung ương và một số cơ quan thuế địa phương lớn tại phần lớn các quốc gia là thành viên của OECD (Phụ lục 2) (Anh, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Australia, Nhật…) và không phải là thành viên của OECD (Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan…..). Bộ phận chuyên trách này được giao làm đơn vị đầu mối trong việc xây dựng chính sách thuế và/hoặc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, đồng thời phối hợp với các Vụ/Cục khác trong ngành để thực hiện theo dõi, hỗ trợ quản lý thuế về giá chuyển nhượng (cho tất cả các chức năng quản lý thuế hoặc chỉ chức năng thanh tra). Thông tin chi tiết về bộ phận chuyên trách tại một số quốc gia như sau:

Nước Bộ phận chuyên trách quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá

Australia Tại cấp Trung ương: Cơ quan thuế Australia (ATO) thành lập một bộ phận chuyên trách về chuyển giá bao gồm khoảng 60 cán bộ có kinh nghiệm. Bộ phận này có vai trò chỉ đạo, điều hành chung về quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá, việc rà soát hồ sơ, thanh tra chuyển giá được thực hiện bởi các vụ/phòng chức năng được chuyên môn hóa thành các lĩnh vực cơ bản như năng lượng, hóa chất và dược phẩm, tài chính và ngân hàng trong các bộ phận quản lý thuế doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nếu cần thiết, các chuyên gia kinh tế trong nước và quốc tế sẽ được ATO mời tham gia xây dựng chính sách và thực hiện thanh tra chuyển giá.

Tại cấp địa phương: Các Cục thuế vùng lớn như Sydney, Melbourne… thành lập bộ phận chuyển giá để thực hiện thanh tra giá chuyển nhượng các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của mình và hỗ trợ các Cục thuế vùng khác thanh tra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Malaysia Vụ Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá (gồm Phòng Chính sách, Phòng Thanh tra, Phòng APA, Phòng Quản lý tuân thủ) được thành lập tại Cơ quan thuế Trung ương Malaysia có trách nhiệm quản lý các giao dịch liên kết của các công ty đa quốc gia. Phòng Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá được thành lập tại các cục thuế lớn có trách nhiệm quản lý các giao dịch liên kết của các doanh nghiệp nội địa

Nhật Tại cấp Trung ương: Cơ quan thuế Nhật (NTA) thành lập một bộ phận chuyên trách chịu trách trách nhiệm thanh tra giá chuyển nhượng, thỏa thuận trước về giá (APA) và các vấn đề về thuế quốc tế.

Tại cấp địa phương: Phòng Thanh tra doanh nghiệp lớn thuộc các Cục thuế vùng lớn là Tokyo, Osaka, Nagoya và Kanto Shinetsu thực hiện

công tác thanh tra giá chuyển nhượng và thỏa thuận trước về giá (APA). Đây là những khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, nhiều doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và có nhiều phát sinh giao dịch liện kết với nước ngoài. Các phòng thanh tra giá chuyển nhượng này không chỉ kiểm tra các doanh nghiệp trên địa bàn mà còn hỗ trợ kỹ thuật và kiểm tra giá chuyển nhượng cho các Cục Thuế vùng khác không tổ chức bộ phận thanh tra giá chuyển nhượng hoặc các Chi cục Thuế khi có yêu cầu hoặc khi phát sinh.

Trung

Quốc Vụ Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại Cơ quan thuế Trung ương Trung Quốc và Phòng Quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá tại các Cục Thuế lớn.

- Về tổ chức thực hiện:

Thông tin về kết quả triển khai thực hiện công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá của một số quốc gia được trình bày trong bảng sau:

Nước Cơ sở dữ liệu Kết quả thực hiện

Australia Cơ quan thuế Australia có cơ sở dữ liệu chuẩn hóa trên cơ sở hồ sơ NNT (taxpayer profile), thông tin khai thác trong nước, thông tin tài chính mua của nhiều công ty dịch vụ chuyên cung cấp thông tin tài chính như DownJones, Osiris…

Tính đến năm 2011, Cơ quan thuế Australia đã có 67 thỏa thuận APA với các doanh nghiệp lớn và 59 thỏa thuận APA với các doanh nghiệp vừa và nhỏ về phương pháp tính giá chuyển nhượng với khung thời gian từ 3 đến 5 năm.

Malaysia Cơ quan thuế Malaysia đang triển khai chương trình thông tin về các ngành cơ bản của các công ty đa quốc gia. Chương trình thông tin này được xây dựng trên cơ sở thông tin về NNT từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ. Ngoài ra cơ quan thuế Malaysia cũng đã mua dữ liệu tài chính từ một số công ty dịch vụ chuyên cung cấp thông tin tài chính quốc tế.

Tính đến năm 2011, Cơ quan thuế Malaysia đã tiến hành 174 cuộc thanh tra giá chuyển nhượng, trong đó có 79 cuộc đã có kết luận. Thời gian trung bình cho một cuộc thanh tra giá chuyển nhượng là 12-36 tháng (60% số cuộc). Có 1 hồ sơ APA được ký, 3 hồ sơ APA bị từ chối, 5 hồ sơ APA đang được xử lý

Nhật Đã xây dựng cơ sở dữ liệu về các giao dịch giữa các bên liên kết để phục vụ cho công tác quản lý giá chuyển

Năm 2009, Cơ quan thuế Nhật đã tiến hành thanh tra 100 trường hợp về giá chuyển

- 30 -

cũng phối hợp với các hiệp hội ngành nghề để thu thập danh sách các công ty trong từng ngành cũng như mua dữ liệu tài chính từ nhiều công ty chuyên về cung cấp thông tin tài chính quốc tế như DownJones, Osiris, Jade,Computat

tỷ Yên. Cơ quan thuế Nhật đã ký 75 thỏa thuận trước về giá (APA) trong số 127 doanh nghiệp đề nghị thực hiện APA.

Trung Quốc

Cơ quan thuế Trung Quốc đang triển khai dự án xây dựng hệ thống thông tin ngành thuế (Golden Tax Project) đến giai đoạn 3 với mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu tập trung về NNT (tập hợp thông tin từ Tổng cục Thuế, các Cục thuế địa phương, và thông tin từ bên thứ 3). Trung Quốc đang tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu về giá thị trường cũng như dữ liệu tài chính của công ty mẹ và các công ty con thông qua nhiều kênh thông tin trong đó có sử dụng cơ chế trao đổi thông tin theo khuôn khổ các Hiệp định thuế đã có hiệu lực.

Trong năm 2010, Cơ quan thuế Trung Quốc đã thực hiện 178 cuộc thanh tra giá chuyển nhượng chính thức; tăng 11 trường hợp (6.6%) so với năm 2009. Trong đó, 50 trường hợp truy thu thuế tăng 10 triệu nhân dân tệ/trường hợp; 6 trường hợp truy thu hơn 100 triệu nhân dân tệ. Năm 2010 có 12 thỏa thuận đa phương (MAP) được đàm phán; 6 thỏa thuận song phương (APA) được triển khai với 4 thỏa thuận được ký kết.

Chuyển giá là hoạt động có tác động trực tiếp tới tất cả các quốc gia, luôn tồn tại ngầm trong môi trường hoạt động kinh doanh quốc tế. Chuyển giá không phải là hiện tượng mới, nó đã phổ biến tại cả các nước phát triển và các nước đang phát triển. Trên thế giới, chuyển giá là cách làm khá phổ biến ở các công ty trong lĩnh vực công nghệ và dược phẩm do hoạt động của các công ty này dựa nhiều vào quyền sở hữu trí tuệ - loại tài sản di chuyển dễ dàng qua biên giới. Ngay cả tập đoàn lớn của Mỹ như Google cũng lợi dụng phương pháp này để làm giảm mức thuế suất thực tế phải chịu ở quốc gia này. Theo tính toán của các chuyên gia, cách dịch chuyển lợi nhuận để tránh thuế của các doanh nghiệp như Google khiến Chính phủ Mỹ thiệt hại khoảng 60 tỷ USD tiền thuế mỗi năm, mặc dù họ thừa nhận cơ chế trốn thuế của Google và nhiều doanh nghiệp khác ở Mỹ là khá hợp lý.

Một nghiên cứu về các công ty xuyên quốc gia (MNC) hoạt động tại khu vực ASEAN chỉ ra rằng hầu hết các MNC đều không sử dụng giá thị trường trong các nghiệp vụ xuất nhập khẩu mua bán trong nội bộ MNC với nhau. Một nghiên cứu khác của Lall(1973) cho thấy rằngcácMNC hoạt động trong ngành dược đã nâng giá nhập

khẩu lên từ 33% đến 300%, đối với ngành cao su và ngành điện thì từ 24% đến 81%. Điều tra của Rahman và Scapens (1986) về giá nhập khẩu của 10 mặt hàng dược phẩm của Bangladesh và kết quả là các MNC đã nâng giá nhập khẩu từ 78% - 600%. Năm 1993, các chuyên gia tiến hành phân tích môi trường kinh tế các nước Châu Á–Thái Bình Dương và khẳng định là việc sử dụng cơ chế định giá chuyển giao là rất phổ biến trong khu vực này. Các nghiên cứu này cũng đồng thời chỉ ra nguyên nhân các công ty đa quốc gia thường xuyên kê khai lỗ. Theo một báo cáo của Tổng cục Thống kê Trung Quốc vào tháng 8 năm 2008 thì có khoảng 70% các doanh nghiệp FDI bao gồm các doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh cổ phần hay công ty liên doanh theo hợp đồng kê khai lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Từ các số liệu và nghiên cứu trên, có thể thấy rằng chuyển giá rất đa dạng và diễn ra rộng khắp các quốc gia trên thế giới. Hoạt động này ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn, ngay cả các quốc gia có nền kinh tế mạnh và bề dày lịch sử kinh nghiệm quản lý thì cũng phải đương đầu với hoạt động chuyển giá diễn ra từng ngày trong nền kinh tế.

Hầu hết các nước phát triển và tương đối phát triển trên thế giới và trong khu vực tích cực thực hiện quản lý Nhà nước về chuyển giá đều xây dựng khung khổ pháp lý về chống chuyển giá dựa trên Hướng dẫn của OECD, cụ thể như sau:

- Xây dựng các khung pháp lí về chống chuyển giá;

- Thực hiện việc truyền thông tới các doanh nghiệp về các quy định liên quan đến chuyển giá;

- Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về chuyển giá; - Xây dựng cơ sở dữ liệu để so sánh giá thị trường;

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi tại thành phố hồ chí minh (Trang 26)