Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước: 7 1-

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi tại thành phố hồ chí minh (Trang 73)

6. Bố cục của luận văn 8-

3.4Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước: 7 1-

3.4.1. Hoàn thiện hành lang pháp lý của Nhà nước về chống chuyển giá

Hoàn thiện hành lang pháp lý của Nhà nước về chống chuyển giá được coi là các nhóm giải pháp về công tác hoạch định chính sách quản lý hoạt động chuyển giá trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Quy định pháp lý tạo cơ sở cho hoạt động kiểm soát hoạt động chuyển giá của Nhà nước nói chung và Cục thuế TP. Hồ Chí Minh nói riêng. Các quy định pháp lý về quản lý Nhà nước đối với giá chuyển giao bao gồm Luật, các văn bản dưới luật như Nghị định, Quyết định, Thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý Nhà nước, các chế tài xử phạt hành vi vi phạm phát hiện. Căn cứ vào định hướng hoàn thiện pháp luật, Chính phủ phân công cho các Bộ và cơ quan ngang Bộ bao gồm các nội dung sau:

+ Bộ Tài chính hoàn thiện văn bản chống chuyển giá trình Chính phủ

Bộ Tài Chính và Tổng Cục thuế cần sớm ban hành các hướng dẫn và quy trình APA cụ thể hơn để doanh nghiệp và cơ quan thuế có thể thống nhất về một mức giá (lợi nhuận) hợp lí. Việc này vừa giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược đồng thời cũng đảm bảo cho cơ quan thuế có nguồn thu ổn định và giảm thiểu chi phí kiểm tra và xác định giá – thông thường rất phức tạp và tốn kém. Một số kinh nghiệm có thể tham

- 72 -

- Quy trình và thủ tục thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế trùng và giải quyết tranh chấp về chuyển giá. Việc xác định giá giao dịch bao giờ cũng ảnh hưởng đến ít nhất là hai đối tượng (bên mua và bên bán). Do vậy, khi điều chỉnh giá của bất cứ đối tượng nào cũng sẽ dẫn đến đánh thuế trùng nếu không cho phép bên đối tác được thực hiện các điều chỉnh tương ứng. Hiện nay các điều khoản về MAP chỉ được quy định trong Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhưng chưa có các hướng dẫn thực hiện.

- Cần bổ sung quy định về cách thức thực hiện phương pháp tính giá chuyển giao của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp tính giá chuyển giao phù hợp quy định ở Thông tư 66/2010/TT-BTC và đăng ký trước với cơ quan thuế theo hình thức thỏa thuận giá trước và nghiên cứu, sửa đổi Thông tư 66/2010/TT-BTC cho phù hợp với thực tế.

- Việc kê khai giao dịch với bên có quan hệ liên kết theo mẫu GCN-01/QLT cần quy định chỉ áp dụng đối với các giao dịch đáng kể (hoặc tổng hợp lại là đáng kể) theo kinh nghiệm kiểm soát ở Mỹ. Điều này làm giảm tải trách nhiệm kê khai của doanh nghiệp và thời gian kiểm tra của cơ quan thuế.

- Cần ấn định thuế trên doanh thu của những doanh nghiệp báo cáo thuế lỗ. Theo đó, những doanh nghiệp lỗ, nhưng có doanh thu thì phải ấn định tỷ lệ nộp cho Nhà nước. Cùng với đó, cần lập danh mục các lĩnh vực sản xuất kinh doanh áp dụng thuế trên doanh thu. Số thuế này coi như chi phí doanh nghiệp sử dụng tài nguyên của nước nhà, sử dụng lao động giá rẻ, sử dụng các công trình công cộng như đường xá, giao thông.

- Quy định pháp lý cụ thể về các khoản chi từ NSNN cho các hoạt động kiểm tra, thanh tra và điều tra chống chuyển giá. Do việc thu thập thông tin so sánh (đặc biệt đối với giao dịch qua biên giới), mời chuyên gia phục vụ cho thanh kiểm tra và điều tra, hay thuê dịch vụ kiểm toán chống chuyển giá là tốn kém, cần xác định khoản chi từ NSNN cho các hoạt động này.

- Nghiên cứu, xây dựng quy định pháp lý với các chế tài xử phạt hành vi vi phạm về chuyển giá trên n guyên tắc là mức phạt cần lớn hơn so với lợi ích mà doanh nghiệp đạt được khi vi phạm việc tính giá chuyển giao. Các chế tài xử phạt cần được cụ thể hoá theo các tình huống để ngăn chặn các vi phạm khác nhau đối với xác định

giá chuyển nhượng. Cụ thể, nên quy định mức phạt đối với việc khai báo muộn các giao dịch với bên liên kết, khai báo không thích đáng các giao dịch với bên liên kết; mức truy thu thuế đối với phần giá chuyển nhượng điều chỉnh lại, nếu việc nộp bị trì hoãn cần bị tính phí; v iệc thâu tóm tài nguyên (đất, tiền, khoáng sản…) của đối tác bản địa do đối tác nước ngoài thực hiện thông qua chuyển giá cũng cần xử phạt thay vì chỉ thuần tuý yêu cầu thu hồi; cung cấp sai thông tin trên báo cáo tài chính về doanh nghiệp cho công chúng cũng cần bị xử lý theo mức độ thiệt hại của người sử dụng thông tin.

- Tùy theo tính chất và hậu quả nghiêm trọng của hành vi vi phạm, có thể quy định phạt hành chính hay áp dụng hình thức hình sự. Hình thức phạt nghiêm khắc sẽ có tác dụng răn đe hoạt động chuyển giá.

- Bên cạnh phạt hành chính và hình sự, có thể cho phép các phương tiện truyền thông truyền tải thông tin đến cộng đồng các hành vi chuyển giá nghiêm trọng. Hình thức này tác động vào hình ảnh của doanh nghiệp trong cộng đồng, có thể tạo ra sức mạnh đấu tranh của xã hội đối với hành vi vi phạm của doanh nghiệp nên có thể tác dụng hữu hiệu trong hạn chế hành vi chuyển giá của doanh nghiệp.

- Việc chuyển giá có ảnh hưởng đến tất cả các sắc thuế chứ không chỉ đơn thuần thuế thu nhập doanh nghiệp và sự ảnh hưởng có thể trái chiều nhau. Đặc biệt là mối liên hệ giữa ảnh hưởng của thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp. Do vậy khi xem xét đến chuyển giá cần phải xem xét đến chính sách về thuế XNK. Ví dụ: Chính sách thuế xuất nhập khẩu thường tập trung vào kiểm soát việc doanh nghiệp kê khai trị giá tính thuế thấp để giảm thuế nhập khẩu. Tuy nhiên, về mặt thuế thu nhập doanh nghiệp, cơ quan thuế thường nghi ngờ doanh nghiệp kê khai giá mua cao để giảm lợi nhuận và giảm thuế. Rõ ràng mục tiêu của hai chính sách này đối nghịch nhau.

Một ví dụ khác, các khoản phí quản lí, phí dịch vụ kỹ thuật, tiền bản quyền mặc dù được khấu trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp, nhưng đồng thời cũng phải nộp thuế nhà thầu.

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện khung pháp lý liên quan đến phápluật đầu tư

- 74 -

- Khi cấp phép lần đầu các dự án đầu tư cần thẩm định kỹ về năng lực của nhà đầu tư. Bổ sung quy định yêu cầu chủ đầu tư có luận chứng kinh tế kỹ thuật khi đăng ký thành lập dự án để làm căn cứ cho công tác theo dõi, quản lý trong giai đoạn hậu đăng ký.

- Nghiên cứu quy định về rút giấy phép, yêu cầu doanh nghiệp làm thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp lỗ lũy kế lớn vượt quá vốn chủ sở hữu; áp dụng những biện pháp tạm dừng hoàn thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp khai báo kết quả kinh doanh lỗ quá vốn chủ sở hữu cho đến khi doanh nghiệp khắc phục được tình trạng liên tục kê khai lỗ, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế và pháp luật quy định về các điều kiện tồn tại pháp nhân kinh tế.

- Khi xét cấp dự án mở rộng cần phải xem xét các quy định ràng buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh lỗ nhưng vẫn mở rộng kinh doanh.

- Có biện pháp quản lý đối với các dự án góp vốn bằng tài sản, máy móc thiết bị theo hướng yêu cầu chủ đầu tư cam kết giá trị tài sản, máy móc thiết bị đem góp vốn được xác định theo giá thị trường.

- Nghiên cứu và quy định về tỷ lệ khung quy chuẩn đối với một số ngành nghề lĩnh vực, loại hình doanh nghiệp… để có căn cứ xác định mức độ hợp lý khi kiểm tra chống chuyển giá.

+ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Bộ Tư pháp, Bộ Công An hoàn thiện một số quy định pháp lý khác:

- Các cơ quan quản lý ngành kinh tế kỹ thuật, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình cần ban hành những quy định, điều kiện làm cơ sở cho việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động chuyển giá trong việc quản lý khoản vay, bản quyền, phí quản lý…

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan với cơ quan thuế trong hoạt động chống chuyển giá, đặc biệt trong đó có sự phối hợp của các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

- Yêu cầu các doanh nghiệp và các cơ quan quản lý tuân thủ nghiêm ngặt Quyết định 15/2006/QĐ-BTC để các cơ quan quản lý có cơ sở để giám sát hoạt động chống chuyển giá. Đồng thời nghiên cứu, hoàn thiện, xây dựng bổ sung thêm biểu mẫu cần

thiết nhằm đảm bảo việc quản lý phục vụ công tác chống chuyển giá; có chế tài đối với doanh nghiệp không chấp hành việc báo cáo theo định kỳ.

- Nghiên cứu xây dựng chính sách thuế phù hợp với thực tiễn và tương quan với khu vực nhằm khuyến khích các đối tượng nộp thuế, trọng tâm là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế tiêu thu đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân; các ưu đãi thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng.

- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về quản lý Nhà nước đối với hoạt động chuyển giá cho doanh nghiệp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục, thuyết phục. Phát tín hiệu rõ ràng cho các doanh nghiệp rằng chính phủ sẽ kiên quyết và quyết liệt trong việc chống chuyển giá. Những doanh nghiệp bị phát hiện thực hiện chuyển giá sẽ có chế tài nghiêm khắc; Công khai danh sách doanh nghiệp báo cáo thuế lỗ hoặc các doanh nghiệp không báo cáo thuế đảm bảo đúng quy định về bảo mật thông tin; Có biện pháp thông báo, phản hồi cho Chính phủ các nước có công ty mẹ đặt trụ sở về các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.

+ Ủy ban nhân dân TP. Hồ Chí Minh hoàn thiện cơ chế chính sách và công tác quản lý về chuyển giá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cơ chế chính sách một mặt tạo môi trường thu hút đầu tư nước ngoài, một mặt sẽ ngăn ngừa các hành vi chuyển giá. Trong khi đó, hoàn thiện công tác quản lý liên quan đến việc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, xây dựng các khung giá hay khung tỉ lệ lợi nhuận hợp lí, phân cấp quản lý trong Cục thuế TP. Hồ Chí Minh để nâng cao hiệu quả….Nhóm giải pháp này bao gồm các nội dung sau:

3.4.2. Ổn định chính sách kinh tế vĩ mô và xây dựng kế hoạch chống chuyển giá

Trên cơ sở thông tin dữ liệu hiện có của ngành thuế, Cục thuế TP. Hồ Chí Minh cần khẩn trương rà soát lại các doanh nghiệp FDI, các tập đoàn kinh tế kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực để xác định các đầu mối DN là các bên liên kết, làm căn cứ cho việc xây dựng kế hoạch, xác định rõ phạm vi cần tiến hành các cuộc kiểm tra, thanh tra đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm theo nội dung yêu cầu của chuyên đề chống chuyển giá.

Trên cơ sở kết quả về tình hình hoạt động của khối doanh nghiệp FDI trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, khẩn trương thực hiện việc phân loại doanh nghiệp FDI để

- 76 -

chính sách ưu đãi đang được hưởng, quy mô vốn, diện tích đất đai đang chiếm giữ, số lao động, tình hình đầu tư… Thực hiện ưu tiên rà soát trước đối với các DN kinh doanh thua lỗ trong nhiều năm hoặc không phát sinh doanh thu; các DN có lỗ nhưng tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô kinh doanh; tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động và so sánh với DN trong nước có cùng quy mô, vị trí… để xây dựng đề cương làm việc, đề xuất đưa vào diện thanh tra, kiểm tra.

3.4.3. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu so sánh giá thị trường

Một yếu tố cơ bản nhất trong việc xác định giá trị giao dịch giữa các bên liên kết có theo nguyên tắc thị trường hay không là phải có cơ sở dữ liệu để so sánh. Cả doanh nghiệp và Cục thuế TP. Hồ Chí Minh đều phải dùng thống nhất một hệ thống cơ sở dữ liệu nhằm đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng.

Trước khi có thể thực hiện các cuộc kiểm tra chống chuyển giá thì phải xây dựng cơ sở dữ liệu. Một phương án khác và thông dụng hơn sử dụng cơ sở dữ liệu do các công ty độc lập xây dựng. Ưu điểm của phương án này các cơ sở dữ liệu này có dữ liệu của các công ty trong khu vực, nhưng chưa có nhiều số liệu của các công ty Việt Nam. Chuyển giá là vấn đề quốc tế nên việc sử dụng số liệu của các công ty nước ngoài rất được khuyến khích. Hầu hết các nước đều cho phép và khuyến khích sử dụng cơ sở dữ liệu và số liệu của công ty nước ngoài. Một số công việc cần thiết để thực hiện biện pháp này gồm:

- Xác định kinh phí từ NSNN cho việc thu thập dữ liệu và việc bảo đảm an toàn cho hệ thống dữ liệu. Bên cạnh đó, cần quy định pháp luật về việc hợp pháp hóa các nguồn cơ sở dữ liệu như các ngân hàng giá đã được quốc tế công nhận để làm giá thị trường tham chiếu. Đối với quản lý hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI, cơ quan quản lý Nhà nước về FDI nên phát triển cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp FDI, mở rộng sang các thông tin về giao dịch với bên liên kết để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước.

- Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế với các cơ quan quản lý Nhà nước của nước ngoài phục vụ việc trao đổi, thu thập thông tin cần thiết đánh giá các giao dịch với biên liên kế tở nước ngoài. Cần ký kết quy chế phối hợp trao đổi thông tin với cơ quan thuế các nước, và không ngừng mở rộng quan hệ phối hợp, cung cấp thông tin. Hơn nữa, việc ký các thỏa thuận giá đa phương cũng hỗ trợ cho việc xử lý các giao

dịch với bên liên kết qua biên giới. Để các quan hệ giữa các cơ quan thuế được thuận tiện, cần có sự cam kết về cộng tác trong lĩnh vực thuế của chính phủ các nước khi thực hiện xúc tiến quan hệ thương mại, đầu tư, mở cửa thị trường.

- Tăng cường kết hợp lấy thông tin từ hệ thống ngân hàng. Đây là một kênh hiệu quả và phản ánh trung thực các nghiệp vụ chuyển giao và giá cả chuyển giao. Đồng thời đưa ra các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng hệ thống ngân hàng, giảm các giao dịch tiền mặt và tăng tính minh bạch cho thị trường.

- Hoàn thiện hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế như thông tin về các tổ chức cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp; nhập dữ liệu bảng kê thuế GTGT đầu vào, đầu ra của người nộp thuế để tra cứu phân tích dữ liệu các mỗi giao dịch liên kết, giao dịch độc lập. Có hai việc quan trọng cần làm để hoàn thiện hệ thống, thông tin dữ liệu về người nộp thuế là: (i) Mở rộng nguồn thu thập thông tin bằng các hoạt động nghiệp vụ của bộ phận chức năng trong cơ quan thuế; (ii) Đẩy nhanh tiến trình xây dựng chính phủ điện tử, đảm bảo sự kết nối và trao đổi thông tin tự động giữa cơ quan thuế và cơ quan quản lý Nhà nước khác như: công an, kiểm sát, địa chính, kế hoạch – đầu tư…

- Trong khuôn khổ giới hạn của chế độ và quy định của pháp luật về bảo mật thông tin khách hàng, triển khai việc nghiên cứu xây dựng các mẫu phiếu khảo sát, hoặc phiếu điều tra để yêu cầu DN báo cáo nhanh về các đối tác nước ngoài mà họ có

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi tại thành phố hồ chí minh (Trang 73)