Khái quát về các doanh nghiệp FDI và cơ quan quản lý hoạt động chuyển giá tại TP.Hồ

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi tại thành phố hồ chí minh (Trang 37)

6. Bố cục của luận văn 8-

2.1. Khái quát về các doanh nghiệp FDI và cơ quan quản lý hoạt động chuyển giá tại TP.Hồ

giá tại TP. Hồ Chí Minh

2.1.1. Khái quát về các doanh nghiệp FDI tại TP. Hồ Chí Minh

Tính từ khi có Luật đầu tư nước ngoài (1988) đến hết năm 2014, đã có 5.310 doanh nghiệp FDI được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh với tổng vốn đầu tư đăng ký là 38,28 tỷ USD. Trong đó vốn đầu tư đã đưa vào thực hiện (vốn điều lệ) là 13,85 tỷ USD, đạt gần 36,2% với tổng vốn đầu tư đã đăng ký. Singapore là quốc gia có tổng vốn đầu tư cao nhất trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư nước ngoài vào TP. Hồ Chí Minh, tiếp đến là Malaysia, Anh, Hàn Quốc và Nhật Bản,...

Riêng năm 2014 TP. Hồ Chí Minh có 457 dự án có vốn FDI được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký 3.269 triệu USD, tương đương 165% so với năm 2013. Trong đó vốn đầu tư đã đưa vào thực hiện là 1.094 triệu USD, đạt 33% với tổng vốn đầu tư đã đăng ký (Xem Bảng 2.1). Trong năm 2014, Singapore là nước dẫn đầu đầu tư vào TP. Hồ Chí Minh với 719 dự án còn hiệu lực, tổng giá trị gần 8.220 triệu USD, kế đến là Malaysia có 179 dự án với gần 5.830 triệu USD, Anh có 185 dự án với gần 3.700 triệu USD, Hàn Quốc có 1.038 dự án với khoảng 3.600 triệu USD và Nhật Bản 740 dự án với khoảng 3.260 triệu USD,...

So sánh với số liệu lũy kế các dự án FDI còn hiệu lực đến năm 2014 trên toàn quốc do Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, TP. Hồ Chí Minh dẫn đầu cả về tổng vốn đầu tư (chiếm khoảng 16% cả nước) và số lượng dự án (chiếm khoảng 30% số dự án của cả nước) (xem Phụ lục 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương)

Bảng 2.1: Dự án FDI được cấp phép tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 1988-2014

Năm/chỉ tiêu Số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Tổng vốn điều lệ (triệu USD) Ghi chú 1988-1995 620 8.246 3.887

- 36 - 1996-2000 524 4.957 2.407 2001 182 619 367 2002 223 314 136 2003 203 315 107 2004 247 459 239 2005 314 641 301 2006 283 1.627 504 2007 493 2.335 828 2008 546 8.407 1.873 2009 389 1.035 393 2010 375 1.883 686 2011 439 2.804 971 2012 401 1.288 541 2013 491 1.983 665 2014 457 3.269 1.094 Tổng 6.187 40.182 14.999

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh Tính trung bình, mỗi năm trong giai đoạn 1988-1995 TP. Hồ Chí Minh có khoảng 78 dự án với vốn đầu tư đăng ký 1.031 triệu USD và vốn đầu tư đã đưa vào thực hiện là 486 triệu USD. Số liệu tương ứng của TP. Hồ Chí Minh cho giai đoạn 1996-2000 là 105 dự án với 991 triệu USD và 481 triệu USD; giai đoạn 2001-2005 là 234 dự án với 470 triệu USD và 230 triệu USD; giai đoạn 2006-2010 là 417 dự án với 3.057 triệu USD và 857 triệu USD; 4 năm 2011-2014 là 447 dự án với 2.336 triệu USD và 818 triệu USD (xem Bảng 2.2).

Bảng 2.2: Dự án FDI bình quân/năm tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 1988-2014

Giai đoạn

Số dự án bình quân/năm

Tổng vốn đầu tư (Triệu USD) bình quân/năm Tổng vốn điều lệ (Triệu USD) bình quân/năm Ghi chú 1988-1995 78 1.031 486 1996-2000 105 991 481

2001-2005 234 470 230 2006-2010 417 3.057 857 2011-2014 447 2.336 818

1988-2014 256 1.577 574

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Cục Thống kê TP. Hồ Chí Minh Về cơ cấu đầu tư, các dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, thủy sản, lâm nghiệp. Ðáng chú ý là trong 5 năm gần đây, FDI có xu hướng tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến – chế tạo, dịch vụ kinh doanh bất động sản, xây dựng, công nghệ thông tin, công nghệ cao... với quy mô ngày càng lớn. Riêng năm 2014, ngành công nghiệp chế biến – chế tạo đứng đầu về vốn và số dự án với 880 dự án, vốn đầu tư 15,505 tỷ USD; ngành kinh doanh bất động sản có 44 dự án, vốn đầu tư 2,833 tỷ USD….

FDI đã có tác động tích cực lên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, bổ sung nguồn vốn quan trọng đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng của FDI đóng góp trong cơ cấu GDP chung của TP. Hồ Chí Minh có sự tăng dần qua các năm, đến năm 2014 đã chiếm 24,6% trong cơ cấu GDP. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI chiếm gần 25% tổng giá trị xuất khẩu của thành phố. Ngoài ra, các dự án FDI đã có tác động tích cực đến thị trường việc làm của thành phố. Theo thống kê số liệu báo cáo của Cục thống kế TP. Hồ Chí Minh, đến thời điểm cuối năm 2014, chỉ riêng 5.300 doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố đã tạo việc làm cho khoảng 550 nghìn lao động, chiếm 1/4 số lao động tại thành phố. Các doanh nghiệp FDI đã tiến hành tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khá chặt chẽ, nhất là đối với các ngành nghề có hàm lượng khoa học cao như điện tử, sản xuất ô tô, xe máy, bưu chính viễn thông. Qua đó, tác động tích cực đến đào tạo trong nước, các cơ sở đào tạo trong nước đã phải không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp FDI.

Để có được kết quả trên, trong những năm qua, TP. Hồ Chí Minh đã rất năng động và sáng tạo đề ra nhiều giải pháp thu hút và đẩy mạnh đầu tư, đồng thời thực hiện phân công, ủy quyền hợp lý. Cụ thể là:

- 38 -

khẩu. Giải pháp này là công cụ hữu hiệu để tác động vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quản lý môi trường và an ninh trật tự.

- Thành lập các khu công nghiệp góp phần quan trọng trong thành công thu hút FDI tại thành phố. Với số lượng 16 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích trên 3.600 ha hiện nay, TP. Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số khu công nghiệp nhiều nhất cả nước. Theo quy hoạch đến năm 2020, thành phố sẽ có 24 khu chế xuất và khu công nghiệp với tổng diện tích 6.152 ha để sẵn sàng đón nhận các nhà đầu tư mới.

- Cấp phép cho các dự án bệnh viện, trường học quốc tế, cao ốc văn phòng, khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại và các dự án khu đô thị, nhà ở nhằm tạo môi trường sống. Đến nay đã có 6 dự án bệnh viện và nhiều dự án phòng khám với tiêu chuẩn quốc tế có vốn FDI được thành lập trên địa bàn thành phố như bệnh viện FV, phòng khám Gia đình… Hiện nay, dự án Khu y tế kỹ thuật cao có quy mô lớn nhất với tổng vốn đầu tư hơn 400 triệu USD đang được triển khai.

- Thực hiện phân công, ủy quyền cho Ủy viên Ủy ban nhân dân thành phố kiêm Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư được quyết định cấp mới và điều chỉnh Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhiều lĩnh vực. Giải pháp này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng như nhiều tỉnh, thành đánh giá cao. UBND thành phố cũng đã ủy quyền cấp phép và quản lý đầu tư cho các Ban Quản lý Khu đô thị Nam thành phố năm 2008, Khu chế xuất và công nghiệp thành phố năm 2009 và Khu công nghệ cao thành phố năm 2004.Việc phân cấp và phân chia khu vực như trên của thành phố nhằm giải quyết nhanh các thủ tục về đầu tư, quy hoạch và xây dựng tạo hoạt động thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI và thu hút thêm các nhà đầu tư mới.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, TP. Hồ Chí Minh cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc trong việc thu hút và quản lý vốn FDI sau đây:

- Trong công tác quản lý cấp phép đầu tư, thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư thường không đảm bảo đúng hạn; chưa có các văn bản quy định cụ thể việc thẩm định trình độ công nghệ dẫn đến tình trạng nhập các công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường; một số nội dung quy định pháp luật còn thiếu nhất quán, còn có sự chồng chéo giữa các luật chuyên ngành, một số vấn đề tồn tại trên thực tế nhưng lại chưa được quy

định pháp luật điều chỉnh, dẫn đến nhiều khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước và quản lý cấp phép cho các doanh nghiệp FDI.

- Công tác quản lý sau cấp phép cũng có những tồn tại, hạn chế như: các quy định về kiểm tra, thanh tra sau cấp phép còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa hiệu quả. Thiếu các biện pháp chế tài chặt chẽ hoặc các biện pháp chế tài còn nhẹ như đối với việc không thực hiện góp đủ vốn điều lệ, đúng thời hạn cam kết.

- Có những chế tài quá chặt như việc quy định thời hạn đăng ký lại đối với các doanh nghiệp FDI của Luật doanh nghiệp. Quy định này dẫn đến nguy cő phải dừng hoạt động của nhiều doanh nghiệp FDI chưa thực hiện thủ tục đăng ký lại nhưng vẫn đang hoạt động hiệu quả và mong muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh lâu dài tại Việt Nam hoặc mở rộng phạm vi, quy mô của dự án đầu tư.

2.1.2. Cơ quan quản lý hoạt động chuyên giá

Chuyển giá dẫn đến hệ quả về mặt vật chất là giảm nguồn thu NSNN. Về mặt trật tự xã hội là làm biến đổi trật tự quản lý Nhà nước ở nhiều khía cạnh như: thị trường, giá cả, nguồn vốn, hoạt động đầu tư... Tuy nhiên, dấu hiệu để nhận biết chuyển giá chính là hệ quả làm thay đổi nghĩa vụ thuế. Vì thế, kiểm soát chuyển giá Việt Nam cũng được trao cho cơ quan thuế tương tự như các quốc gia khác. Trong quá trình quản lý hoạt động thu thuế, cơ quan thuế đồng thời kiểm soát được các giao dịch có dấu hiệu chuyển giá.

Điều 9 của Luật Quản lý thuế ở Việt Nam quy định cơ quan thuế có các quyền cơ bản: Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế; yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; ấn định thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế; xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền, công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế; áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế; ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào NSNN theo quy định của Chính phủ.

Cơ quan thuế được thực hiện các quyền trên trong suốt quá trình thực thi việc quản lý thuế, thông qua đó đảm bảo hiệu quả trong quá trình thi hành thu thuế. Chuyển

- 40 -

cụ thể của cơ quan thuế trong trường hợp có giao dịch giữa các bên liên kết xảy ra đối với cơ sở kinh doanh thì cơ quan thuế có thể vận dụng các quyền của mình để xử lý với hành vi được xem là chuyển giá.

Để đảm bảo cho đối tượng nộp thuế, đặc biệt là các doanh nghiệp có giao dịch giữa các bên liên kết thực hiện quy định về báo cáo các giao dịch giữa các bên liên kết, cơ quan thuế phải đảm bảo trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn pháp luật về thuế, công khai các thủ tục về thuế, giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến xác lập nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế, giữ bí mật thông tin của người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Trong trường hợp chuyển giá, vấn đề giao dịch xuyên biên giới giữ một vai trò quan trọng do có khả năng chứa đựng nhiều mối quan hệ liên kết và hình thành giá khác biệt trong giao dịch do chuyển đổi thị trường. Vì vậy, để có thể xử lý được hành vi chuyển giá xuyên quốc gia đòi hỏi cơ quan thuế thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế nhằm đạt được thỏa thuận quốc tế song phương hoặc đa phương với cơ quan quản lý thuế các nước, tổ chức khai thác, trao đổi thông tin và hợp tác nghiệp vụ với cơ quan thuế các nước, các tổ chức quốc tế có liên quan.

Cơ quan thuế có trách nhiệm giữ bí mật các thông tin do doanh nghiệp cung cấp liên quan đến việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết cho mục đích tính thuế khi các thông tin đó không xuất xứ từ nguồn gốc công khai.

2.1.3. Khái quát về Cục thuế TP. Hồ Chí Minh

2.1.3.1. Địa vị pháp lý

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh theo quy định của pháp luật.

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh có trụ sở tại 63 Vũ Tông Phan, Phường An Phú, Quận 2, TP. HCM.

2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ

Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

1. Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố.

2. Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu NSNN, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

3. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào NSNN.

4. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế.

5. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hóa thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

6. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

7. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Cục Thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, TCT.

8. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế.

9. Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu

Một phần của tài liệu giải pháp quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi tại thành phố hồ chí minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)