6. Bố cục của luận văn 8-
2.5.2. Tình huống Metro Việt Nam: 5 9-
Trong thời gian qua, Tổng cục thuế đã kết hợp với Cục thuế TP. HCM để tiến hành thanh tra một số doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Mới đây nhất là nghi án chuyển giá tại Công ty TNHH TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam (Metro Việt Nam).
2.5.2.1. Khái quát chung về hệ thống Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam (Metro Việt Nam)
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Metro Việt Nam được thành lập tại Việt Nam theo Giấy phép đầu tư số 2195 ngày 14/3/2001 do Bộ Kế hoạch & Đầu tư cấp (đã được Bộ Kế hoạch & Đầu tư cấp thay đổi 6 lần); Vốn đầu tư ban đầu: 120.000.000 USD; Vốn pháp định: 36.000.000 USD; Tổng vốn đầu tư bổ sung đến tháng 5/2013 là: 301.231.565 USD; Thời gian hoạt động: 50 năm; Ngành nghề: Điều hành các trung tâm cash & carry, mua sản phẩm thực phẩm và phi thực phẩm trực tiếp từ nhà cung cấp để phân loại, bảo quản và kiểm soát chất lượng, chế biến và bán buôn cho khách hàng là doanh nghiệp…
Mạng lưới hệ thống Metro Việt Nam gồm 01 trụ sở chính và 15 Chi nhánh (bao gồm 19 Trung tâm) và 01 kho trung chuyển thuộc 16 tỉnh, Thành phố.
- Về hạch toán kế toán và kê khai nộp thuế, hình thức hạch toán kế toán và niên độ kế toán: Công ty áp dụng hình thức hạch toán tập trung, tổng hợp báo cáo KQKD lãi lỗ toàn công ty gửi cho cơ quan thuế tại TPHCM; Áp dụng chế độ kế toán nhật ký chung. Sử dung hệ thống phần mềm SAP quản lý và phòng kế toán công ty thực hiện
- 60 -
thuế GTGT tại các cơ quan thuế địa phương theo báo cáo do phòng kế toán của Công ty (tổng cộng 40 nhân viên kế toán) thực hiện thông qua hệ thống kế toán tập trung; Không báo cáo KQKD riêng cho từng chi nhánh. Công ty và các Chi nhánh thực hiện kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; Các Chi nhánh hạch toán báo sổ, kê khai nộp thuế GTGT, Thuế TNCN, Thuế môn bài, tiền thuê đất tại cơ quan thuế địa phương nơi kinh doanh; Thuế TNDN báo cáo về trụ sở chính kê khai và nộp tại TP. Hồ Chí Minh; Công ty kê khai giao dịch liên kết theo tờ khai mẫu GCN/01/QLT ban hành kèm theo Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 từ năm 2006 - 2013 đối với các khoản mục như: Lãi vay, nhượng quyền, phí bảo lãnh, phí bồi hoàn
- Về kết quả kinh doanh và việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Metro Việt Nam:
Metro Việt Nam tiến hành đầu tư xây dựng từ năm 2001 và bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ 28/3/2002. Tổng số thuế mà đơn vị đã kê khai và nộp vào NSNN từ năm 2001 đến ngày 31/12/2014 là: 1.014,996 tỷ đồng. Trong đó: Thuế TNCN: 260,087 tỷ đồng; Thuế GTGT (bao gồm cả thuế GTGT nộp thay NTNN): 370,014 tỷ đồng; Thuế TNDN nộp thay NTNN: 126,631 tỷ đồng; Thuế khác (Thuế môn bài; Tiền thuê mặt đất mặt nước, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, phạt…): 258,264 tỷ đồng. Metro Việt Nam bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam từ năm 2001. Từ năm 2001-2014, đơn vị kê khai lỗ trong 14 năm. Theo báo cáo tài chính (đã kiểm toán) ngày 30/9/2014 của Metro Việt Nam, tổng tài sản là 5.813tỷ VND, vốn chủ sở hữu là (-) 348 tỷ VND (vốn góp của chủ sở hữu là 1.902,6 tỷ VND, lỗ lũy kế là (-) 2.250,6 tỷ VND).
2.5.2.2. Về thanh tra Metro Việt Nam.
- Kết quả thanh tra: Trong qua trình quản lý, cơ quan thuế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại Công ty nhiều lần đã điều chỉnh giảm lỗ: 835 tỷ đồng. Trong đó thanh tra năm 2014, cơ quan thuế đã yêu cầu Công ty điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế tổng số tiền: 507 tỷ đồng, bao gồm: điều chỉnh thuế nhà thầu nước ngoài đối với các khoản chi phí bồi hoàn tiền lương trả cho Công ty Metro Cash & Carry Đức để trả cho các nhân viên nước ngoài làm việc tại Metro Việt Nam; điều chỉnh giảm khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với khoản tiền thu hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại từ các nhà cung cấp; điều chỉnh giảm lỗ đối với khoản chi phí nhượng quyền thương mại, chi phí không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí
dự phòng giảm giá hàng tồn kho, chi phí trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi chưa đảm bảo các điều kiện, thủ tục.
Qua rà soát, qua thanh tra và theo báo cáo của đơn vị cho thấy cơ cấu hàng hóa kinh doanh tại các trung tâm: khoảng 95% hàng mua của nhà cung cấp SXKD tại Việt Nam, khoảng 5% hàng nhập khẩu và phần lớn các hàng hóa nhập khẩu này không đến từ các công ty liên kết. Trong đó có nhập khẩu TSCĐ từ các nhà cung cấp nước ngoài như: Đức, Singapore, Indonesia, China...Đơn vị nhập khẩu TSCĐ, công cụ dụng cụ có xu hướng giảm đi từ khi thành lập đi vào hoạt động đến nay. Cụ thể: Năm 2002, đơn vị nhập khẩu TSCĐ, công cụ dụng cụ chiếm tỷ lệ 29,2% trên tổng doanh số mua vào; Đến năm 2013 chỉ còn tỷ lệ 0,2% và năm 2014 chiếm tỷ lệ 0%. Điều này chứng minh, đơn vị này không có hiện tượng chuyển giá thông qua việc nâng giá sản phẩm đầu vào, mà có khả năng chuyển giá thông qua dịch vụ chuyển ra nước ngoài.
2.5.2.3. Một số biện pháp phát hiện và đấu tranh qua thanh tra tại Metro Việt Nam.
Kết quả sản xuất kinh doanh lỗ qua các năm của Metro Việt Nam là rất lớn, trong khi Metro Việt Nam vẫn mở rộng kinh doanh, cơ quan thuế đánh giá đây là doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Qua quá trình quản lý thuế và công tác thanh tra, kiểm tra tại Metro Việt Nam, cơ quan thuế phân tích nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kết quả kinh doanh lỗ của Metro Việt Nam là do chi phí trả cho các công ty liên kết ở Đức từ năm 2001-2013 là khá lớn như chi phí nhượng quyền thương mại (731 tỷ đồng); chi phí lương, thưởng và phụ cấp cho ban giám đốc và chuyên gia nước ngoài trả cho các cá nhân thông qua Metro Cash & Cary GmbH (MCC) tại Đức (chi phí bồi hoàn) (699 tỷ đồng)...
Các giao dịch này công ty đã kê khai giao dịch liên kết theo tờ khai mẫu GCN/01/QLT ban hành kèm theo Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010. Qua công tác thanh tra, đoàn thanh tra đã rà soát và loại khỏi chi phí hợp lý hợp lệ khi tính thuế TNDN hoặc thu thuế đối với những khoản không có chứng từ hợp lý hợp lệ theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
+ Loại khỏi chi phí hợp lý hợp lệ khi tính thuế TNDN đối với khoản chi phí nhượng quyền thương mại trả cho công ty Metro AG (Đức) năm 2012-2013, số tiền:
- 62 -
(Đức) theo xác nhận của kiểm toán KPMG tại Đức; Đồng thời đề nghị đơn vị kê khai điều chỉnh giảm chi phí nhượng quyền thương mại trong khoảng thời gian ngoài niên độ thanh tra, số tiền: 245 tỷ đồng, do đơn vị chưa đăng ký với Bộ Công thương hoạt động nhượng quyền thương mại.
+ Truy thu thuế nộp thay nhà thầu nước ngoài năm 2012-2013 đối với khoản chi phí lương, thưởng và phụ cấp cho ban giám đốc và chuyên gia nước ngoài trả cho các cá nhân thông qua Metro Cash & Cary GmbH, số tiền: 16 tỷ đồng; đồng thời yêu cầu đơn vị kê khai bổ sung số tiền thuế: 39 tỷ đồng đối với khoản chi phí này trong khoảng thời gian ngoài niên độ thanh tra.
Đối với các đơn vị có mô hình kê khai tập trung như Metro Việt Nam có nhiều Chi nhánh ở nhiều địa phương khác nhau nhưng lại hạch toán và kê khai thuế tập trung tại Công ty, Tổng cục Thuế đã áp dụng phương thức thanh tra thích hợp theo hướng tập trung: Tổng cục thành lập đoàn thanh tra tại văn phòng trụ sở chính của Metro Viêt Nam, thành viên đoàn thanh tra bao gồm cán bộ thanh tra của Tổng cục và cán bộ thanh tra tại Cục Thuế TP Hồ Chí Minh, nơi đơn vị đóng trụ sở chính. Trong quá trình thanh tra, có sự trao đổi thông tin giữa đoàn thanh tra Tổng cục và Cục Thuế các tỉnh, TP nơi đơn vị có trụ sở Chi nhánh. Như vậy, việc nắm bắt thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra đã giúp cho công tác quản lý thuế được thống nhất, công tác thanh tra đạt hiệu quả, không gây khó khăn cho người nộp thuế.
2.5.3. Những hạn chế công tác quản lý chuyển giá:
Thứ nhất,hành lang pháp lý về chống chuyển giá mặc dù đã được thiết lập nhưng vẫn chưa hoàn thiện. Xét ở cấp độ văn bản luật thì quy định về chuyển giá và chống chuyển giá chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng. Như đã phân tích trên, mới chỉ có Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế quy định một nội dung có liên quan có thể được vận dụng làm cơ sở để đấu tranh chống chuyển giá. Ngoài ra, các quy định về định giá chuyển giao chỉ mới dừng ở cấp thông tư nên hiệu lực pháp lý chưa cao, gây khó khăn cho quá trình thực hiện. Hiện nay cũng chưa có quy định rõ ràng về các khoản chi ngân sách phục vụ chống chuyển giá (chi phí để mua thông tin, chi phí điều tra, xác minh...). Chưa có quy chế phối hợp giữa các cơ quan có liên quan (công an, tham tán kinh tế) để giúp ngành Thuế thu thập thông tin phục vụ công tác chống chuyển giá. Cụ thể:
- Chưa có các quy định về các khung giá hay khung lợi nhuận hợp lí để doanh nghiệp có thể xác định chính sách giá một cách hợp lí.
- Mặc dù cơ quan thuế có quyền đánh giá và điều chỉnh phù hợp trong trường hợp giá chuyển đổi, thu nhập chịu thuế và số thuế của doanh nghiệp liên quan tới giá giao dịch, song cho đến nay, chưa có chế tài xử phạt đối với trường hợp doanh nghiệp chưa kê khai giao dịch liên kết theo Thông tư 66. Việc thiếu một chế tài xử lý nghiêm minh, mang tính răn đe đã làm giảm hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động chuyển giá.
- Kiểm toán chuyển giá là một phần của kiểm toán thuế nói chung. Trong những trường hợp có tranh chấp giữa đối tượng nộp thuế và quyết định của cơ quan thuế/hành vi hành chính của cán bộ thuế thì đối tượng nộp thuế có quyền khởi kiện hoặc kháng cáo chống lại quyết định/hành vi này. Tính đến nay, chưa có vụ pháp lý liên quan đến chuyển giá được giải quyết tại tòa. Các tranh chấp này, đến nay vẫn được giải quyết ngoài tòa, theo một quy trình khiếu nại bình thường. Ngoài ra, chưa có một quy trình để giải quyết việc đánh thuế trùng trong trường hợp cơ quan thuế thực hiện các điều chỉnh về giá.
- Có sự chênh lệch về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam (quy định hiện nay là 20%) với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các ‘Thiên đường về thuế” với mức thuế rất thấp, thậm chí 0%. Do đó, có tình trạng doanh nghiệp FDI có công ty mẹ tại có mức thuế suất thấp hơn đã thực hiện các cách nhằm chuyển lợi nhuận về nơi ưu đãi thuế hơn hoặc “Thiên đường về thuế”.
Thứ hai, cơ quan thuế chưa được giao thẩm quyền điều tra về thuế nên rất khó khăn trong đấu tranh chống chuyển giá. Một trong những cơ sở quan trọng để xác định có hành vi chuyển giá hay không và áp dụng phương pháp nào để xác định giá chuyển giao trong trường hợp có hành vi chuyển giá là phải có thông tin đầy đủ và đáng tin cậy về các người nộp thuế, song nếu không có quyền điều tra (với những thẩm quyền cụ thể như: kiểm tra đột xuất, khám xét, bắt giữ...) thì rất khó khăn trong thu thập thông tin.
Thứ ba, chưa có bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin phục vụ hoạt động thanh tra chống chuyển giá. Hiện nay Cục thuế TP. Hồ Chí Minh chưa có bộ phận
- 64 -
chuyên trách về thu thập thông tin phục vụ hoạt động thanh tra thuế nói chung và chống chuyển giá nói riêng để xử lý các vấn đề tại TP. Hồ Chí Minh.
Thứ tư, chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin đầy đủ về người nộp thuế nói chung và phục vụ cho hoạt động chống chuyển giá nói riêng. Trong những năm gần đây, ngành Thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc thu thập, xử lý và lưu giữ hệ thống thông tin về người nộp thuế làm cơ sở cho hoạt động quản lý thuế. Bước đầu đã hình thành cơ sở dữ liệu về người nộp thuế, song kho dữ liệu này còn khá nghèo nàn do nguồn thông tin có được chủ yếu từ lịch sử chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế và từ quá trình thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế, chưa có được nguồn thông tin đa dạng và cập nhật kịp thời từ các cơ quan quản lý Nhà nước và các nguồn cung cấp thông tin khác.
Thứ năm, chưa được tổ chức chuyên biệt công tác Kiểm tra, tổng kết quản lý hoạt động chuyển giá nên tính chuyên sâu và hiệu quả còn thấp. Mặc dù Cục thuế TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện công tác kiểm tra, tổng kết quản lý hoạt động chuyển giá nhưng chưa được tổ chức chuyên biệt nên tính chuyên sâu và hiệu quả còn thấp. Cụ thể là công tác công tác kiểm tra hoạt động chuyển giá được lồng ghép vào công tác kiểm tra kê khai thuế, còn công tác tổng kết đánh giá hoạt động chuyển giá được lồng ghép trong báo cáo tổng kết hàng năm.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 luận văn đã phân tích thực trạng công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá các doanh nghiệp FDI tại TP. Hồ Chí Minh qua nghiên cứu khái quát về các doanh nghiệp FDI và cơ quan quản lý hoạt động chuyển giá tại TP. Hồ Chí Minh; Các hình thức chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI tại TP. Hồ Chí Minh và công tác quản lý hoạt động chuyển giá các doanh nghiệp FDI tại TP. Hồ Chí Minh. Từ đó rút ra những mặt đã làm được mà Cục thuế TP. Hồ Chí Minh cần phát huy trong công tác quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá là 1) Cơ cấu tổ chức và bộ máy, chức năng nhiệm vụ của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh nói chung và các đơn vị trực thuộc tương đối rõ ràng, đầy đủ; 2) kết quả thu thuế nói chung và và thu thuế từ doanh nghiệp FDI của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh trong những năm qua tăng cao; 3) Cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý hoạt động chuyển giá đã được từng bước hình thành.
Bên cạnh đó, trong công tác quản lý hoạt động chuyển giá, Cục thuế TP. Hồ Chí Minh còn có các mặt hạn chế cần cải thiện là 1) Hành lang pháp lý về chống chuyển giá mặc dù đã được thiết lập nhưng vẫn chưa hoàn thiện; 2) Cơ quan thuế chưa được giao thẩm quyền điều tra về thuế nên rất khó khăn trong đấu tranh chống chuyển giá; 3) Chưa có bộ phận chuyên trách về thu thập thông tin phục vụ hoạt động thanh tra chống chuyển giá; 4) Chưa xây dựng được hệ thống dữ liệu thông tin đầy đủ về người nộp thuế nói chung và phục vụ cho hoạt động chống chuyển giá nói riêng; 5) Chưa được tổ chức chuyên biệt công tác kiểm tra, tổng kết quản lý hoạt động chuyển giá nên tính chuyên sâu và hiệu quả còn thấp.
Trên cơ sở những mặt đã làm được và những mặt còn hạn chế nêu trên là các căn cứ quan trọng để đề ra các giải pháp quản lý nhằm hạn chế hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp FDI tại TP. Hồ Chí Minh ở Chương 3.
- 66 -
CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM HẠN CHẾ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DN FDI TẠI TP. HCM
3.1 Cơ sở định hướng giải pháp:
Ngày 21/5/2012, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 1250/QĐ-BTC phê