Thứ nhất: Năng lực và đạo đức nghề nghiệp của của đội ngũ cán bộ Ngân hàng. Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ. Sự yếu kém ở đây bao gồm cả về năng lực và phẩm chất đạo đức. Nếu một cán bộ tín dụng non kém về trình độ thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm thì sẽ không có khả năng thẩm định và xử lý thông tin, đánh giá khách hàng thiếu chính xác, mức vay,lãi suất vay và kỳ hạn không phù hợp; dẫn đến chất lượng tín dụng thấp, rủi ro cao. Ngoài ra, nếu cán bộ tín dụng không tuân thủ theo đúng quy trình tín dụng như giải ngân trước khi hoàn thành chứng từ hay không kiểm tra giám sát việc sử dụng vốn của người vay, thì việc mất vốn rất dễ xảy ra. Hơn nữa, cán bộ tín dụng mà phẩm chất đạo đức kém, không có tinh thần trách nhiệm, dễ bị cám dỗ thì sẽ gây thiệt hại rất lớn cho ngân hàng bằng cách cho vay chỉ dựa trên mối quan hệ với khách hàng, dựa trên lợi ích cá nhân mà bỏ qua những điều kiện và thủ tục cần thiết. (Năng lực và đạo đức nghề nghiệp).
Thứ hai: Mô hình cấp tín dụng còn nhiều bất cập.
Mô hình cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Phương Nam hiện nay hầu như là một người làm từ thẩm định hồ sơ doanh nghiệp hoặc cá nhân, đến giải ngân và giáp sát. Sự giám sát của các cấp quản lý trong ngân hàng là thiếu sát sao. Cán bộ tín dụng
sự kiểm tra, đánh giá xem quyết định của cán bộ đã thực sự chính xác chưa thì nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ là rất cao. Hơn nữa, sau khi giải ngân rồi, cán bộ tín dụng vẫn phải tiếp tục theo dõi khách hàng để sớm phát hiện ra dấu hiệu của những khoản nợ có vấn đề. Tuy nhiên, việc theo dõi này đối với nhiều cán bộ chỉ mang tính hình thức. Do vậy, nếu các cấp quản lý không có sự giám sát đối với cán bộ tín dụng, hoạt động của các cán bộ tín dụng sẽ không hiệu quả, thậm chí dẫn đến những sai phạm đạo đức trong cho vay và thu nợ. Ngoài ra, các cơ quan cấp trên không quan tâm đến thực trạng tín dụng của ngân hàng thì sẽ không có những chỉ đạo kịp thời để ngăn ngừa và xử lý rủi ro xảy ra. (Mô hình cấp tín dụng).
Thứ ba: Chính sách tín dụng chưa hiệu quả.
Ngân hàng chưa đa dạng hoá các danh mục đầu tư. Một công cụ luôn được nhắc đến trong quản trị tín dụng ở tất cả các ngân hàng trên thế giới là quản trị danh mục đầu tư. Quản trị danh mục làm cân đối và kiềm chế rủi ro bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trường, khách hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều kiện hoạt động khác nhau. Nhiều chuyên gia ngân hàng tin rằng đa dạng hoá sản phẩm là giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng hữu hiệu nhất. Mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hoá danh mục đầu tư, song rất nhiều ngân hàng chỉ cho vay một hoặc hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn, nhóm kinh doanh đơn lẻ. Một danh mục đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào một ngành hay một loại mặt hàng là rất nguy hiểm vì không ngành nào là không có rủi ro. Mặt khác, chính sách tín dụng hiện tại của NHTMCP Phương Nam chủ yếu tập trung vào các sản phẩm truyền thống, thiếu các sản phẩm tín dụng kết hợp, quy định về lãi suất thiếu sự đa dạng và linh hoạt, đối với cho vay có TSBĐ là bất động sản áp dụng một mức lãi suất cho vay cho tất cả đối tượng và mục đích vay (Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả).
Thứ tư : Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa tốt:
Theo quy định hiện hành của NHTMCP Phương Nam, hệ thống kiểm soát nội bộ được tổ chức từ các đơn vị đến Hội sở, nhưng trên thực tế tại các đơn vị cấp quản lý thực hiện nhiệm vụ này nên thiếu tính khách quan, P.KTKSNB & PC đặt tại Hội sở và chủ yếu thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nghiệp vụ đã phát sinh, thiếu sự giám sát hoạt động tín dụng ngay từ đầu và không thể bao quát hết toàn hệ thống. Đặc biệt là công tác kiểm
soát RRTD chưa được quan tâm đúng mức, chưa có Phòng/Ban chức năng cũng như mô hình thực hiện phân tích và đo lường RRTD hiệu quả.(Nâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát nội bộ).
Thứ năm : Công nghệ thông tin chưa hoàn thiện:
Một số khoản vay theo các sản phẩm đặc biệt phát sinh sau thời điểm chương trình phần mềm công nghệ thông tin ra đời đã không thể cài đặt bổ sung nên phải theo dõi thủ công, điều này cũng gây rủi ro tiềm ẩn nếu công tác theo dõi thủ công không chặt chẽ đi kèm với công tác kiểm tra từ xa của tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ không kịp thời. Cụ thể một điển hình là cho vay vàng và cho vay cầm cố chứng khoán, khi tỷ giá vàng, thị giá chứng khoán biến động mạnh, chương trình phần mềm không có công cụ xuất báo cáo kịp thời trong khi đó một số chi nhánh không kiểm soát chặt chẽ từ công cụ theo dõi thủ công nên đã để khoản vay vượt xa điểm “STOP LOSS” (điểm xử lý khi khoản vay vượt qua tỷ lệ cho vay ban đầu), và dĩ nhiên là việc xử lý các khoản nợ này là vô cùng khó khăn. (Xây dựng hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin và dữ liệu khách hàng).
Thứ sáu : Công tác thu hồi nợ xấu còn nhiều trì trệ.
Không xác định nợ xấu sớm và tăng cường các nỗ lực thu hồi nợ, không theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Không giữ các mối liên hệ với khách hàng và đợi khi khoản vay trở nên quá hạn, thì lúc đó mới đi thu hồi. Thiếu mạnh dạn đề xuất hướng xử lý các khoản nợ có vần đề. (Tăng cường công tác xử lý nợ có vấn đề và nợ xấu).
Tóm lại: hoạt động quản trị RRTD của NHTMCP Phương Nam trong thời
gian qua có nhiều cải tiến cả về phương thức quản trị và công nghệ nhưng nhìn chung chưa mang lại hiệu quả cao, chưa xác định rõ ràng phương pháp, công cụ và mô hình quản trị RRTD phù hợp với các chuẩn mực quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Hoạt động tín dụng của NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2009 - 2014 nhìn chung có tốc độ tăng trưởng khá tốt và tuân thủ đúng các quy định pháp luật liên quan của Chính phủ, NHNN và các chiến lược, chính sách, quy định, quy trình của
kết hợp và tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Về RRTD, nhìn chung nợ quá hạn và nợ xấu vẫn trong tầm kiểm soát, các đơn vị và các bộ phận chức năng ở Hội sở chính nổ lực, phấn đấu trong công tác xử lý nợ quá hạn để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng.
Về hoạt động quản trị RRTD nhìn chung chưa hiệu quả, chưa xây dựng mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế, chính sách tín dụng chưa hiệu quả, thiếu danh mục cho vay tối ưu, xác định giới hạn tín dụng cho khách hàng một cách định tính, việc xử lý nợ chưa thực hiện theo hướng phòng ngừa và cảnh báo sớm thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ mà chỉ tiến hành xử lý khi nợ quá hạn đã xảy ra, công tác xử lý nợ thiếu sự kết hợp và tập trung, chủ yếu do các đơn vị phát sinh nợ xấu giải quyết. Trên cơ sở đó, chương 3 tác giả sẽ đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị RRTD tại NHTMCP Phương Nam.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN PHƯƠNG NAM