Thực trạng quản trị RRTD tại NHTMCP Phương Nam

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 52 - 66)

2.2.2.1 Nhận biết RRTD tại ngân hàng và đo lường rủi ro. A. Nhận biết rủi ro:

Để nhận biết sớm RRTD, hồ sơ của khách hàng phải được thẩm định qua hai cấp đó là Chi nhánh hoặc PGD và phòng quản lý Các chi nhánh để thẩm định hồ sơ vay vốn, gồm các trình tự các bước như sau:

Bước 1: Giao dịch ban đầu với khách hàng:

NVTD tiếp nhận hồ sơ & tiếp xúc với khách hàng. Đây là khâu rất quan trọng và quyết định các bước tiếp theo của quy trình. Qua đó nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, giới thiệu cho khách hàng biết các thủ tục, chính sách tín dụng của NHTMCP Phương Nam, quyền & nghĩa vụ của khách hàng.

NVTD cần trao đổi với khách hàng về những điều kiện cơ bản của việc cho vay gồm: số tiền vay, lãi suất, mục đích vay, thời hạn cho vay, TSBĐ nợ vay, năng lực tài chính, năng lực hành vi dân sự / năng lực pháp luật dân sự của khách hàng.

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ vay vốn:

NVTD tiếp nhận hồ sơ vay vốn, hướng dẫn khách hàng hoàn thiện và thu thập đầy đủ hồ sơ vay vốn theo đúng quy định của NHTMCP Phương Nam. Hồ sơ vay vốn

+ Giấy đề nghị & phương án vay vốn.

+ Bản photo chứng minh nhân dân (CMND) hoặc hộ chiếu, hộ khẩu hoặc KT3

của người vay và các người có liên quan (vợ, chồng, bên bảo lãnh,). Bản photo

giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bên thế chấp, cầm cố, bảo lãnh (nếu có).

+ Chứng từ chứng minh thu nhập để trả nợ: hợp đồng lao động, xác nhận thu nhập/sao kê tài khoản/bảng lương 03 tháng gần nhất (đối với nguồn trả nợ từ lương); hợp đồng cho thuê và giấy tờ sở hữu tài sản (đối với nguồn trả nợ từ cho thuê tài tài sản); sổ sách theo dõi doanh thu, chi phí, công nợ và các chứng từ khác (đối với nguồn trả nợ từ kinh doanh).

+ Chứng từ chứng minh mục đích vay vốn.

+ Hồ sơ TSBĐ và các hồ sơ khác có liên quan.

 Đối với cá nhân, hộ gia đình có giấy phép kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân: Ngoài các hồ sơ quy định cho đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình vay vốn làm kinh tế phụ gia đình, khách hàng cần phải có các giấy tờ sau:

+ Chứng từ pháp lý: Giấy đăng ký kinh doanh, mã số thuế, biên lai thuế; giấy phép

thành lập doanh nghiệp, giấy phép hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đối với ngành nghề yêu cầu phải cấp giấy phép.

+ Báo cáo tài chính và chứng từ chứng minh mục đích vay vốn: bảng cân đối kế

toán, báo cáo thu nhập, báo cáo luân chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính 3 năm gần nhất, tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) 6 tháng gần nhất; hợp đồng kinh tế, hóa đơn đầu ra và hóa đơn đầu vào.

 Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

+ Ngoài các hồ sơ quy định cho hai đối tượng khách hàng nêu trên, khách hàng phải có các giấy tờ sau: điều lệ công ty, quyết định bổ nhiệm người đại diện pháp luật & kế toán trưởng, biên bản họp hội đồng quản trị/hội đồng thành viên; CMND, hộ khẩu của người đại diện pháp luật, kế toán trưởng và người đại diện vay vốn.

Khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn, NVTD có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, đối chiếu hồ sơ bản chính và bản photo. Sau khi nhận đầy đủ hồ

cho Trưởng phòng hoặc Phụ trách kinh doanh tại đơn vị để được chỉ đạo phân công thẩm định hồ sơ vay vốn.

NVTD chỉ tiếp nhận những hồ sơ phù hợp với chính sách tín dụng, quy chế, quy định hiện hành về hoạt động tín dụng của NHTMCP Phương Nam và NHNN.

Đối với các hồ sơ không hợp lệ, NVTD có trách nhiệm trả lại và thông báo cho khách hàng rõ lý do.

Bước 3: Tiến hành thẩm định: bao gồm các nội dung sau:

 Điều tra, thu thập, tổng hợp thông tin khách hàng: Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ

của khách hàng, NVTD cần phải xem xét hồ sơ để nắm được tổng quát các thông tin. Sau đó NVTD chủ động hẹn khách hàng xác minh thực tế tại nơi ở, nơi sản xuất kinh doanh, TSBĐ (làm việc trực tiếp với chủ sở hữu TSBĐ trong trường hợp bảo lãnh). Trong quá trình thẩm định hồ sơ, NVTD cần phải xem xét về: điều kiện sinh hoạt và gia đình khách hàng; nghề nghiệp; mục đích vay vốn và phương án kinh doanh; hoạt động sản xuất kinh doanh (máy móc thiết bị, quy trình sản xuất, tồn kho, nguyên liệu,), tình hình tài chính, nguồn thu nhập; TSBĐ; tình hình quan hệ tín dụng với các TCTD khác của khách hàng và bên bảo lãnh; và các thông tin cần thiết khác.

 Kiểm tra, xác minh thông tin khách hàng: Sau khi thu thập được các thông tin

do khách hàng cung cấp, NVTD cần phải kiểm tra, xác minh, đối chiếu và so sánh với các nguồn sau: hồ sơ vay vốn của khách hàng, thông tin có sẵn từ các lần vay vốn trước đây (đối với khách hàng cũ), báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC), báo cáo nghiên cứu thị trường, thông tin từ các đối tác và đối thủ cạnh tranh của khách hàng và các nguồn thông tin khác.

 Thẩm định: NVTD thực hiện thẩm định hồ sơ vay theo các nội dung sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đối với khách hàng cá nhân (cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân).

Thẩm định hồ sơ pháp lý: xác minh tính hợp lệ, hợp pháp của CMND, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn, giấy đăng ký kinh doanh của khách hàng,...Xác định năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự của khách hàng.

Thẩm định mục đích vay vốn và nguồn thu nhập trả nợ. Thẩm định hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính và phương án vay vốn / dự án đầu tư của khách hàng: đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh; phân tích báo cáo tài chính; thẩm định tính khả

thi, hiệu quả kinh doanh, rủi ro của phương án vay vốn/dự án đầu tư, tác động của phương án/dự án với môi trường.

Thẩm định uy tín khách hàng: xác định tình hình quan hệ tín dụng và đánh giá uy tín khách hàng trong việc trả nợ đối với NHTMCP Phương Nam và các TCTD khác. Thẩm định TSBĐ: xác định, kiểm tra tính pháp lý, giá trị và khả năng thanh lý của TSBĐ. Xác định các chủ sở hữu hợp pháp của TSBĐ. Riêng phần định giá TSBĐ, các đơn vị định giá TSBĐ đối với các hồ sơ tín dụng từ 200 triệu đồng trở xuống (đối với PGD) và từ 500 triệu đồng trở xuống (đối với CN/SGD), tất cả các hồ sơ tín dụng có hạn mức tín dụng vượt quy định nêu trên, đơn vị lập hồ sơ chuyển về Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản thuộc NHTMCP Phương Nam định giá TSBĐ.

+ Đối với khách hàng doanh nghiệp: ngoài các yếu tố đã thẩm định đối với khách

hàng cá nhân, NVTD cần phải thẩm định thêm:

Thẩm định hồ sơ pháp lý: kiểm tra điều lệ công ty, các văn bản ủy quyền hợp pháp. Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ về nội dung, chữ ký của biên bản họp hội đồng quản trị/hội đồng thành viên công ty.

Thẩm định năng lực điều hành quản lý: đánh giá năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của người đứng đầu doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực kinh doanh của phương án/dự án xin vay vốn.

Bước 4: Lập tờ trình và trình duyệt khoản vay:

Nội dung thẩm định được NVTD thể hiện trong tờ trình đồng thời nêu rõ ý kiến đồng ý cho vay hay từ chối cho vay và nêu lý do cụ thể, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ và tờ trình cho Trưởng phòng hoặc Phụ trách kinh doanh tại đơn vị kiểm tra, xem xét và đề xuất HĐTD tại đơn vị xem xét, quyết định.

Trường hợp khoản vay nằm trong mức phán quyết của HĐTD tại đơn vị: HĐTD ghi quyết định cho vay hay không cho vay vào Biên bản họp HĐTD và nêu lý do cụ thể. Nếu HĐTD từ chối cho vay thì thông báo bằng văn bản cho khách hàng và nêu lý do từ chối.

 Trường hợp khoản vay vượt mức phán quyết của HĐTD tại đơn vị:

+ Đối với các đơn vị thuộc địa bàn Tp.HCM: hồ sơ chuyển về P.QLCCN để thực

hiện tái thẩm định và đề xuất tín dụng lên HĐTD Hội sở hoặc HĐTD NHTMCP Phương Nam xem xét, quyết định.

+ Đối với các đơn vị ngoài địa bàn Tp.HCM:

Đối với khu vực có HĐTD Miền: hồ sơ trình về HĐTD Miền xem xét, quyết định. Riêng PGD phải đồng thời thông báo bằng văn bản cho SGD/CN mà mình trực thuộc về khoản vay đã trình cho HĐTD Miền. Trường hợp khoản vay vượt mức phán quyết của HĐTD Miền thì HĐTD Miền có trách nhiệm xem xét, đề xuất và trình hồ sơ về P.QLCCN để thực hiện tái thẩm định và đề xuất tín dụng lên HĐTD Hội sở hoặc HĐTD NHTMCP Phương Nam xem xét, quyết định.

Đối với khu vực không có HĐTD Miền: HĐTD PGD trình hồ sơ về SGD/CN mà mình trực thuộc để được phê duyệt/đề xuất tín dụng. Trường hợp khoản vay vượt mức phán quyết của HĐTD SGD/CN thì HĐTD SGD/CN có trách nhiệm xem xét, đề xuất lên P.QLCCN để thực hiện tái thẩm định và đề xuất tín dụng lên HĐTD Hội sở hoặc HĐTD NHTMCP Phương Nam xem xét, quyết định.

Bước 5: Ký kết Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm TSBĐ nợ vay:

Sau khi hồ sơ vay vốn của khách hàng đã được HĐTD các cấp phê duyệt thông qua Biên bản họp HĐTD, NVTD tiến hành soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ cần thiết khác. Sau đó NVTD hẹn khách hàng công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm hồ sơ vay theo quy định (ngoại trừ TSBĐ là Sổ tiết kiệm), riêng TSBĐ là hàng hóa, cổ phiếu thì không phải công chứng nhưng phải đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

Bước 6: Giải Ngân, lưu trữ hồ sơ và thu nợ:

Sau khi hồ sơ vay vốn của khách hàng đã thực hiện các thủ tục công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm, NVTD hẹn khách hàng lên đơn vị cho vay ký hồ sơ giải ngân, giao TSBĐ cho ngân hàng, mua bảo hiểm hỏa hoạn TSBĐ theo quy định. Sau khi giải ngân cho khách hàng, NVTD phải nhập kho TSBĐ theo quy chế Xuất nhập TSBĐ của NHTMCP Phương Nam. Toàn bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng NVTD có trách nhiệm lưu trữ theo đúng quy định của NHTMCP Phương Nam. NVTD phải thường xuyên kiểm tra, giám sát vốn vay định kỳ theo quy định của NHTMCP Phương Nam và đảm bảo thu hồi đầy đủ, đúng hạn vốn gốc và lãi vay cho ngân hàng..

nghiêm túc, nhất quán từ khâu tiếp nhận hồ sơ, xét duyệt, giải ngân, sau giải ngân.  Kiểm tra, giám sát trước và trong khi cho vay:

Tương tự các bước 2, bước 3 của quy trình cho vay. Riêng phần kiểm tra quá trình giải ngân, NVTD cần kiểm tra các chứng từ về mục đích sử dụng vốn vay do khách hàng cung cấp như: hợp đồng cung cấp hàng hóa, dịch vụ; bảng kê các khoản chi phí, biên bản nghiệm thu,Rà soát lại tính pháp lý và các điều kiện cần thiết của hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp, kiểm tra toàn bộ các giấy tờ của TSBĐ. Sau đó, NVTD trình Lãnh đạo Phòng kinh doanh xem xét và ký kiểm soát trước khi trình Lãnh đạo đơn vị ký duyệt khoản vay. Sau cùng, NVTD kiểm tra, so sánh các chứng từ kế toán sau khi giải ngân cho khớp đúng với hồ sơ vay.

Kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay:

Lãnh đạo đơn vị phân công ít nhất hai NVTD thực hiện kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay định kỳ, đột xuất đối với mỗi khoản vay (lập biên bản kiểm tra theo mẫu). Kiểm tra lần 1 chậm nhất là 30 ngày sau giải ngân lần đầu tiên, sau đó là 1 quý/lần. Dựa vào kết quả kiểm tra, Lãnh đạo đơn vị có hướng xử lý kịp thời và báo cáo BTGĐ, HĐQT đối với những hồ sơ vay có dấu hiệu rủi ro.

NVTD cần kiểm tra, giám sát các nội dung: mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng có đúng không; kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính, tiến độ thực hiện phương án/dự án của khách hàng; kiểm tra hiện trạng tài sản đảm bảo; kiểm tra việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản, các cam kết khác (nếu có),

Trong thời gian khách hàng còn dư nợ tại ngân hàng, NVTD cần phải thu thập thông tin bổ sung về khách hàng, khoản vay từ các nguồn: báo cáo định kỳ của khách

hàng (báo cáo tài chính, tờ khai thuế, hợp đồng kinh tế, hóa đơn GTGT,), tiếp xúc

trực tiếp với khách hàng,Từ đó tiến hành phân tích, đánh giá để đưa ra nhận xét về tình hình hoạt động, tài chính của khách hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiểm tra, giám sát quá trình thu hồi nợ vay:

Đôn đốc thu hồi nợ lãi và nợ gốc đúng hạn: Căn cứ thời hạn/kỳ hạn trả nợ gốc, lãi của khoản vay trên hợp đồng tín dụng, NVTD thông báo bằng văn bản cho khách hàng tối thiểu trước 10 ngày làm việc kể từ ngày đến hạn trả nợ. Nội dung thông báo thể hiện

phê duyệt trước khi gởi cho khách hàng. Đối với những khách hàng thường xuyên trả nợ chậm hoặc có nợ quá hạn phát sinh, nội dung thông báo cần nêu rõ thêm các biện pháp ngân hàng sẽ áp dụng trong trường hợp trả nợ không đúng hạn như: mức lãi phạt áp dụng, ngưng giải ngân tiếp các hợp đồng tín dụng đã ký, xử lý tài sản đảm bảo,

chuyển nhóm nợ có mức rủi ro cao hơn, chấm dứt hợp đồng tín dụng trước thời hạn,

NVTD cần kết hợp kiểm tra các nguồn thu của khách hàng nhằm chủ động thu hồi nợ vay khi đến hạn như: kiểm tra số dư tài khoản tiền gởi của khách hàng, đối chiếu các bộ chứng từ xuất khẩu chờ thanh toán, kiểm tra kế hoạch chuyển tiền về tài khoản của khách

hàng,Trường hợp phát hiện khách hàng có dấu hiệu không trả nợ đúng hạn, NVTD cần

thông báo ngay cho Lãnh đạo đơn vị để có biện pháp xử lý kịp thời như: phong tỏa tài khoản tiền gởi, xử lý các khoản tiền đang hoặc sắp được thanh toán của khách hàng, làm việc trực tiếp với khách hàng để tìm biện pháp giải quyết.

Trường hợp khách hàng không trả nợ đúng hạn vì lý do khách quan và có văn bản đề nghị ngân hàng điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, miễn giảm lãi vay, NVTD xem xét và thẩm định nhu cầu thực tế của khách hàng trình Lãnh đạo đơn vị giải quyết theo đúng quy định của NHTMCP Phương Nam.

B. Đo lường rủi ro

Các cá nhân và doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của NHTMCP Phương Nam đều được chấm điểm và xếp hạng. Việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm hỗ trợ cho các đơn vị trong việc ra các quyết định cấp tín dụng và làm cơ sở trong việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro được đầy đủ và chính xác, đồng thời hoạch định các chính sách phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh chung của NHTMCP Phương Nam.

a. Quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp:

Bước 1: Thu thập thông tin:

Tương tự bước 2 và hai phần đầu của bước 3 của quy trình cho vay.

Bước 2: Xác định ngành kinh tế:

NVTD căn cứ ngành kinh tế chính đã đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp để xác định và phân loại. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành thì căn cứ vào ngành nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn

Bước 3: Chấm điểm và xác định quy mô doanh nghiệp:

NVTD chấm điểm và xác dịnh quy mô doanh nghiệp dựa vào quy mô vốn, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp Ngân sách Nhà nước. Trong đó:

Quy mô vốn được xác định dựa vào vốn chủ sở hữu. Quy mô lao động được

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 52 - 66)