Thực trạng hoạt động tín dụng, RRTD giai đoạn từ 2009 2014

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 45 - 52)

2.2.1.1 Tình hình hoạt động tín dụng

Từ năm 2009 đến nay nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới. Trong bối cảnh chung đó, hoạt động kinh doanh của các NHTM bị ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là hoạt động tín dụng. Lợi nhuận ngân hàng chủ yếu từ hoạt động tín dụng, do vậy RRTD sẽ tác động rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các NHTM, và NHTMCP Phương Nam cũng không ngoại lệ.

Hoạt động tín dụng tại NHTMCP Phương Nam chủ yếu là cung cấp các sản phẩm về cho vay và bảo lãnh, các hình thức tín dụng khác rất ít hoặc chưa triển khai thực hiện.

a) Cho vay Hoạt động cho vay của NHTMCP Phương Nam hiện tại bao gồm: cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước; cho vay chiết khấu thương phiếu

và các giấy tờ có giá; cho vay xuất nhập khẩu, cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác

đầu tư; các loại hình cho vay các tổ chức và cá nhân nước ngoài, cho vay theo

chỉ định của Chính phủ, cho vay hợp vốn, chưa phát sinh tại NHTMCP Phương

Nam.

Bảng 2.2: Cơ cấu tín dụng NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2009 - 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng CÁC CHỈ TIÊU 2009 2010 2011 2012 2013 2014 I. CHO VAY 19.785,79 31.267,33 35.338,52 43.633,58 42.286,57 44.097,4 Cho vay tổ chức, cá nhân trong nước 19.775,09 31.253,25 35.332,08 43.631,61 42.286,57 44.097,4 Tỷ trọng (%) 99,95 99,95 99,98 99,99 100 100 Cho vay chiết

khấu giấy tờ có giá 1,89 Tỷ trọng (%) 0,01 Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 10,70 14,08 5,99 Tỷ trọng (%) 0,05 0,05 0,02 II. BẢO LÃNH 241,50 237,00 219,41 606,43 274.8 291,7 Cam kết trong nghiệp vụ L/C 87,49 90,44 58,48 131,84 95,5 102,7 Tỷ trọng (%) 36,23 38,16 26,65 21,74 34,75 35,2 Bảo lãnh khác 154,01 146,57 160,93 474,59 179,3 189 Tỷ trọng (%) 63,77 61,84 73,35 78,26 65,25 64,8

Bảng 2.3: Dư nợ cho vay theo thời hạn của NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2009 - 2014 ĐVT: Tỷ đồng Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 19.785,79 31.267,33 35.338,52 43.633.58 42.286.5 44.097,4 Dư nợ ngắn hạn 13.730,22 21.715,88 28.990,04 35.893,94 31.094,7 26.184,8 Tỷ trọng(%) 69,39 69,45 82,04 82,26 73,5 59,3 Dư nợ trung, dài hạn 6.055,57 9.551,44 6.348,48 7.739,64 11.191.8 17.912,6 Tỷ trọng (%) 30,61 30,55 17,96 17,74 26,5 40,7

Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2009 – 2014.

Trong hoạt động cho vay, cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân trong nước chiếm tỷ trọng rất cao (trên 99%), các loại cho vay khác chiếm tỷ trọng rất thấp. Điều này chứng tỏ NHTMCP Phương Nam tập trung cho vay tổ chức và cá nhân để phát triển dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, nông nghiệp nông thôn, xuất nhập khẩu,...với TSBĐ hầu hết là bất động sản, phương tiện vận chuyển; hàng hóa, chứng từ có giá và không có TSBĐ (tín chấp). (bảng 2.2)

Về cho vay theo thời hạn, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn cho vay trung dài hạn và tỷ trọng này nhìn chung tăng dần trong giai đoạn 2009 – 2012 sang năm 2014 có dấu hiệu giảm.(bảng 2.3)

Nguyên nhân là do đặc thù cho vay của NHTMCP Phương Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân thực hiện các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong ngắn hạn, một phần nhỏ các cá nhân vay vốn trung và dài hạn nhằm phục vụ đời sống. Mặt khác, những năm gần đây nguồn vốn huy động trên thị trường gặp nhiều khó khăn, lãi suất tăng cao, các loại tiền gửi tiết kiệm chủ yếu ở kỳ hạn ngắn, một số NHTM có dấu hiệu mất thanh khoản nên dòng tiền rẻ sang những kênh đầu tư khác.

Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế của NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2009 - 2014 ĐVT: Tỷ đồng Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 19.785,79 31.267,33 35.338,52 43.633.58 42.286.5 44.097,4 Thương nghiệp 6.817,84 14.476,80 17.173,48 19.565,07 15.227,5 14.706,9 Tỷ trọng(%) 3 4 ,4 6 4 6 ,3 0 48,59 44,84 36 31,9 Xây dựng 5.341,04 7.980,80 6.768,64 7.255,49 7.425,2 7.002,8 Tỷ trọng(%) 2 6 ,9 9 2 5 ,5 2 19,15 16,63 17,5 15,8 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 4.369,07 6.163,91 8.436,57 11.974,83 14.257 17.189 Tỷ trọng(%) 2 2 ,0 8 1 9 ,7 1 23,87 27,44 33,7 38,9

Kinh doanh tài sản

và Dịch vụ tư vấn 2.464,83 1.735,56 1.496,70 3.087,48 3.626,2 3.624

Tỷ trọng(%) 1 2 ,4 6 5 ,5 5 4,24 7,08 8,57 8,2

Khác 793,01 910,26 1.463,13 1.750,71 1.750,6 1.574,7

Tỷ trọng(%) 4 ,0 1 2 ,9 1 4,15 4,01 4,23 5.2

Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2009 – 2014.

Về cho vay theo ngành kinh tế, dư nợ cho vay thương nghiệp, phục vụ cá nhân cộng động và xây dựng chiếm tỷ trọng cao hơn các ngành kinh tế khác. Tỷ lệ cho vay thương nghiệp nhìn chung tăng, tỷ lệ cho vay phục vụ cá nhân cộng động tăng trong giai đoạn 2009 - 2014. (bảng 2.4)

Về cho vay theo đối tượng khách hàng, dư nợ cho vay các DNNQD chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp theo là dư nợ cho vay hộ gia đình và cá nhân. Nguyên nhân là do NHTMCP Phương Nam hầu như áp dụng một mức lãi suất cho tất cả loại hình và đối tượng cho vay nên chưa thu hút được các DNNN, các tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp khác có quy mô lớn. (bảng 2.5).

lĩnh vực trong xã hội và kỳ hạn cho vay ngắn hạn. Nếu RRTD xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động tín dụng, làm phát sinh nợ quá hạn và nợ xấu, phát sinh chi phí và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bảng 2.5: Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng của NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2009- 2014

ĐVT: Tỷ đồng

Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng dư nợ 19.785,79 31.267,33 35.338,52 43.633.58 42.286,5 44.097.4

1. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15.325,05 24.955,52 26.744,17 31.473,50 28.892,5 27.828,2 Tỷ trọng(%) 77,45 79,81 75,68 72,13 68,34 63,2 2. Hộ gia đình và cá nhân 4.367,67 6.162,26 8.435,06 11.975,73 13.226,5 16.269,2 Tỷ trọng(%) 22,07 19,71 23,87 27,45 31,27 36,8 3. Doanh nghiệp nhà nước 93,07 149,55 159.29 184,35 167,5 0 Tỷ trọng(%) 0,47 0,48 0,45 0,42 0,39 0 4. Khác 0 0 0 0 0 0 Tỷ trọng(%) 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2009– 2014. b) Bảo lãnh

Hoạt động bảo lãnh của NHTMCP Phương Nam hiện tại bao gồm: Cam kết trong nghiệp vụ L/C (Letter of Credit) và bảo lãnh khác (bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo hành, ...). Các nghiệp vụ bảo lãnh như: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh đối ứng, đồng bảo lãnh,...chưa phát sinh tại NHTMCP Phương Nam.

c) Các hình thức tín dụng khác

Các hình thức tín dụng khác như: bao thanh toán, cho thuê tài chính, cho vay

Nam cần nghiên cứu, triển khai và thực hiện đa dạng hóa hoạt động tín dụng và phát triển hơn nữa hoạt động bảo lãnh, tài trợ thương mại nhằm tối đa hóa giá trị doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu xã hội và giảm thiểu RRTD.

2.2.1.2 Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu

Bảng 2.6: Chất lượng tín dụng NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2009 – 2014.

ĐVT: Tỷ đồng Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 19.785,79 31.267,33 35.338,52 43.633.58 42.286,51 44.097,42 1. Nợ quá hạn 639,53 936,37 1.326,38 3.132,46 972 2.975 Tỷ trọng(%) 3,23 2,99 3,75 7,18 2,29 6,74 2. Nợ xấu 461,61 576,75 820,97 1.317,55 1.433,7 0 Tỷ trọng 2,33 1,84 2,32 3,02 3,39 0

Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2009 – 2014.

Nhìn chung chất lượng tín dụng của NHTMCP Phương Nam qua các năm từ 2009 - 2014 là khá tốt. Tuy nhiên, năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn (7,18% > 5%) và tỷ lệ nợ xấu (3,02% > 3%) của NHTMCP Phương Nam tương đối cao, vượt mức khuyến cáo của NHNN. Mặt khác, tốc độ tăng của nợ quá hạn và nợ xấu giai đoạn 2009 - 2013 là khá cao, đặc biệt là năm 2009: nợ quá hạn tăng 73,96%, nợ xấu tăng 109,53% và năm 2012: nợ quá hạn tăng 136,17%, nợ xấu tăng 60,49. Điều này chứng tỏ công tác về thẩm định, kiểm soát rủi ro và xử lý nợ chưa đạt hiệu quả cao.

Trên thực tế, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu từng thời điểm trong năm có thể còn cao hơn do hiện tại NHTMCP Phương Nam đang thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định lượng của thông tư 02. Chênh lệch về thời gian khá lớn (các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày phân nhóm 2, từ 91 đến 180 ngày phân nhóm 3,...), thực hiện phân loại nợ chậm trễ, ... sẽ không phản ánh một cách trung thực tình hình nợ quá hạn và nợ xấu. Đặc biệt theo QĐ 780, NHNN quy định các khoản nợ sau khi được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như trước khi điều chỉnh, gia hạn nếu TCTD đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều

quan thì QĐ 780 sẽ trở thành "tấm lá chắn" vô cùng hiệu quả trong việc che dấu nợ xấu cho các ngân hàng.

2.2.1.3 Tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD

Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động của NHTMCP Phương Nam được thực hiện thường xuyên, định kỳ và tuân thủ theo QĐ 780 của NHNN và thông tư số 02.

Bảng 2.7: Trích lập dự phòng RRTD của NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2009 – 2014

Đơn vị tính: Tỷ đồng Các chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng dư nợ 19.785,79 31.267,33 35.338,52 43.633.58 45.174,4 44.097,4 Dự phòng RRTD 197,25 282,56 481,84 908,99 1.139 48,6 Tỷ trọng (%) 1,00 0,90 1,36 2,08 2,52 0,11

Nguồn: Báo cáo thường niên NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2009 – 2014.

Về mặt kế toán, dự phòng RRTD là con số âm nhưng ở đây chúng ta xét về độ lớn để thấy được con số dự phòng đã trích lập. Dự phòng RRTD là số dư cuối kỳ, nó sẽ bằng số dư đầu kỳ cộng với dự phòng trích lập trong kỳ trừ đi dự phòng đã sử dụng trong kỳ. Do đó, nếu dự phòng RRTD thấp có thể do nợ quá hạn giảm hoặc do việc sử dụng dự phòng để xử lý RRTD gia tăng và ngược lại. Dự phòng RRTD đã trích lập giai đoạn 2009 - 2013 nhìn chung gia tăng theo từng năm, đặc biệt trong năm 2011, 2012, mức trích lập dự phòng tăng cao và nhanh hơn những năm trước. Năm 2012, mức trích lập dự phòng tăng lên gần gấp 2 lần so với năm 2011. Trong khi đó đến năm 2014 tỷ lệ trích dự phòng giảm đáng kể là do Ngân hàng đã xử lý được rất nhiều nợ xấu nằm ở nhóm 3,4,5.

Các khoản cho vay được xử lý bằng dự phòng khi chúng thuộc nhóm 5 và được các đơn vị đánh giá là không còn khả năng thu hồi, lập tờ trình lên Hội đồng xử lý rủi ro quyết định.

2.2.1.4 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng, RRTD

Nhìn chung, hoạt động tín dụng của NHTMCP Phương Nam giai đoạn 2009 - 2014 có mức tăng trưởng dư nợ khá cao trong giai đoạn 2009-2013, tuy nhiên, đến năm

2011 và 2013, mức tăng trưởng thấp vì thực hiện theo các quy định của NHNN. Tuy nhiên, cơ cấu tín dụng phân bố chưa đều, tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay, chưa phát triển mạnh các mảng tín dụng khác như bảo lãnh, bao thanh toán,...Về hoạt động cho vay, chủ yếu cho vay ngắn hạn thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống, chưa chú trọng các mục đích khác và thiếu các sản phẩm kết hợp.

Về RRTD, giai đoạn 2009 - 2014 nợ quá hạn và nợ xấu của NHTMCP Phương Nam vẫn nằm trong tầm kiểm soát tốt, tuy nhiên, đến năm 2013 lại tăng khá cao. Tuy nhiên, thực tế nợ quá hạn và nợ xấu có thể cao hơn do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan, hệ thống cơ sở dữ liệu và xếp hạng tín dụng nội bộ chưa hoàn thiện. Hiện tại NHTMCP Phương Nam chỉ mới có được phần mềm chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng, nhưng phầm mềm này nhìn chung chưa phản hết các yếu tố của RRTD, chưa hỗ trợ nhiều trong quyết định cấp tín dụng.

Một phần của tài liệu giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương nam (Trang 45 - 52)