3.1.1 Cơ hội và thách thức của Ngân hàng TMCP Quân Đội
Những cơ hội
Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ký Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập WTO; tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng nhƣ ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thƣơng mại song phƣơng khác.
Hòa chung trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó, Ngân hàng Quân Đội đã có đƣợc nhiều cơ hội về nguồn lực, công nghệ, thị trƣờng. Ngân hàng đã huy động đƣợc đáng kể nguồn vốn cả về nội tệ lẫn ngoại tệ, tăng trƣởng đầu tƣ cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Hội nhập quốc tế sẽ nâng cao tính cạnh tranh và kỷ luật thị trƣờng trong hoạt động ngân hàng, sẽ khuyến khích tạo ra những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả. Các ngân hàng kinh doanh yếu kém sẽ bị đào thải hoặc phải vƣơn lên, nếu muốn tồn tại. Chính điều đó là một động lực to lớn đƣa Ngân hàng Quân Đội trở thành một trong năm ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008. Hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Quân Đội thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế, mở ra cơ hội cho ngân hàng thực hiện các cuộc trao đổi, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hoạch định chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát và phòng ngừa rủi ro, lĩnh vực thanh toán và phát triển các sản phẩm ngân hàng mới.
Từ đó, các thoả thuận hợp tác quốc tế không ngừng đƣợc ký kết, đƣa thƣơng hiệu và tên tuổi của ngân hàng trở nên quen thuộc với bạn bè quốc tế. Năm 2007 là một năm đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng Quân Đội. Bƣớc sang năm 2008, mặc dù phải đƣơng đầu với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, chỉ số lạm phát ở mức kỉ lục nhƣng ngân hàng vẫn có một năm hoạt động vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của khách hàng. Tuy nhiên, không phải là không có những khó khăn…
Những thách thức
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khi mà hầu khắp các quốc gia vẫn đang cố gắng khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì những thách thức mà các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt sẽ lớn hơn nhiều những cơ hội, nhất là khi Việt Nam đã tham gia WTO. Ngân hàng Quân Đội cũng vậy.
Năm 2008 là năm mà ngƣời dân Việt Nam phải đối chọi với cơn bão giá khủng khiếp nhất từ trƣớc tới nay. Chỉ số lạm phát năm 2008 là 22%. Khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát và gây ảnh hƣởng tới hầu khắp các quốc gia. Sự thay đổi về các yếu tố vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế nhƣ giá nguyên liệu, chính sách, công nghệ, sự đóng băng của thị trƣờng bất động sản…đang là yếu tố cản trở sự phát triển và ảnh hƣởng tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại.
Có thể nói, hệ thống các NHTM VN đang ở mức độ thấp về công nghệ, trình độ tổ chức chuyên môn nghiệp vụ. Cùng với đó, thị trƣờng tài chính chƣa thực sự phát triển, cơ chế quản lý giám sát chƣa hoàn thiện, chƣa có chính sách thống nhất để quản lý hiệu quả hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Trong khi đó hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nƣớc
ngoài tại VN ngày càng mở rộng và phát triển, sẽ là thách thức lớn đối với các ngân hàng trong việc giữ vững thị trƣờng hoạt động trong nƣớc và mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài. Đây là những điều mà các ngân hàng VN, trong đó có Ngân hàng Quân Đội đang gặp phải.
Theo Bà Cao Thị Thuý Nga, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân Đội thì: “Những thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp VN trong quá trình hội nhập cũng là những thách thức và cơ hội của MB tuy mỗi ngành nghề có những đặc thù riêng có”.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến những thách thức trong nội tại của ngân hàng, nhƣ: Mô hình tổ chức theo kiểu truyền thống, năng lực quản lý điều hành của cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế, trình độ nhân viên chƣa thực sự cao…Ý thức đƣợc điều này, Ngân hàng Quân Đội đang từng bƣớc củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ công nhân viên, tiếp cận công nghệ mới đƣa tên tuổi và vị thế của Ngân hàng xứng tầm khu vực.
3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong thời gian tới
Với tốc độ tăng trƣởng cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành, MB đang bƣớc những bƣớc dài trên con đƣờng hƣớng tới mục tiêu là một trong những tập đoàn ngân hàng – tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh yếu tố tăng trƣởng, MB chú ý nâng cao chất lƣợng hoạt động, đảm bảo an toàn và hiệu quả. MB sẽ tiếp tục tái cơ cấu, hoàn thiện mô hình tổ chức hƣớng tới khách hàng và quản trị rủi ro. MB cũng đang chuẩn bị các điều kiện để có thể niêm yết cổ phiếu vào cuối năm 2009, đầu năm 2010. Năm 2010 MB dự kiến nâng quy mô vốn điều lệ lên 7.300 tỷ đồng.
Từ khi thành lập và đi vào hoạt động cho đến nay, hoạt động cho vay luôn là hoạt động trọng tâm, đem lại nhiều lợi nhuận cho Ngân hàng. Các sản phẩm cho vay ngày càng phong phú và đa dạng, với các sản phẩm cho vay cá nhân nhƣ: Cho vay mua xe trả góp, cho vay du học, cho vay mua nhà chung cƣ, cho vay mua đất dự án, cho vay chứng khoán, cho vay ứng trƣớc tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay cá nhân tín chấp, cho vay sản xuất kinh doanh; các sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp nhƣ: Cho vay theo món, hạn mức, tài trợ dự án, cho vay dựa trên hàng tồn kho và các khoản phải thu, cho vay doanh nghiệp xây lắp, cho vay khách hàng ngành phân phối, cho vay khách hàng ngành dƣợc và y tế, cho vay khách hàng ngành công nghệ thông tin – viễn thông…Mặc dù nền kinh tế khủng hoảng trầm trọng, vật giá leo thang. Song hoạt động cho vay vẫn luôn đƣợc Ngân hàng chú trọng. Đặc biệt là cho vay mua nhà và bất động sản. Ban lãnh đạo ngân hàng có những bàn bạc và đi đến thống nhất: “Quan điểm của MB là không dừng hẳn việc cho vay bất động sản. Việc cho vay đối với lĩnh vực này sẽ liên quan đến nhiều gói sản phẩm của MB. Các gói sản phẩm này vẫn đƣợc tiếp tục triển khai nhƣng phải đảm bảo nguyên tắc: Tổng dƣ nợ của toàn hệ thống liên quan đến bất động sản không vƣợt quá giới hạn tín dụng chung đã đƣợc ban lãnh đạo ngân hàng phê duyệt”.
Đối với các khách hàng cá nhân, MB sẽ không cho vay đối với các cá nhân kinh doanh bất động sản mà ƣu tiên cho vay đối với các khách hàng có nhu cầu vay vốn để mua nhà ở thực sự. Đối với các dự án, MB ƣu tiên các dự án thật sự hiệu quả và nằm tại các vị trí đẹp tại Hà Nội và TP.HCM.
Theo định hƣớng chung về hoạt động tín dụng của MB, tổng giới hạn cho vay bất động sản của MB sẽ không vƣợt quá 10% dƣ nợ toàn hệ thống, luôn kiểm soát chặt chẽ điều kiện cho vay và đối tƣợng cho vay. Các khách
hàng cá nhân muốn vay vốn để mua nhà ở MB phải có công việc và thu nhập ổn định, có khả năng trả nợ chắc chắn, tài sản đảm bảo có giá trị đủ lớn để đảm bảo cho mọi nghĩa vụ vay vốn tại ngân hàng. Công tác thẩm định và quản lý khoản vay của các đơn vị kinh doanh luôn đƣợc thực hiện chặt chẽ, tái thẩm định kỹ càng và chỉ cho vay đối với những khách hàng thực sự tốt và đáp ứng đầy đủ các quy định tín dụng.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn ƣu tiên cho vay các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp tƣ nhân có nhu cầu vay vốn. Đối tƣợng mà MB hƣớng tới cho vay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. MB xác định đây là một bộ phận khách hàng lớn và có nhiều tiềm năng. Năm 2009, MB dự kiến dành 2000 tỷ đồng cho DN vừa và nhỏ để đầu tƣ, tăng khả năng cạnh tranh nhằm vƣợt qua khủng hoảng tài chính và tiếp tục phát triển.
Nhƣ vậy, hoạt động cho vay vẫn chiếm vị trí quan trọng trong định hƣớng phát triển của MB trong những năm tới.
3.2 Giải pháp nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội
3.2.1 Hoàn thiện quy trình và nội dung thẩm định
Quy trình thẩm định của Ngân hàng Quân Đội hiện nay đã đƣợc quy định tƣơng đối đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, một số nội dung hƣớng dẫn còn chung chung, giàn trải, gây lúng túng cho cán bộ thẩm định trong việc tra cứu và áp dụng thực tiễn nhƣ: Chƣa quy định rõ phƣơng pháp tính lãi suất chiết khấu vì chƣa xem xét đến khía cạnh cơ cấu vốn tài trợ cho dự án, chƣa có một quy định rõ ràng về thời gian thẩm định một dự án...Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính dự án Ngân hàng TMCP Quân Đội cần phải thƣờng xuyên cập nhập, hoàn thiện quy trình thẩm định dự án.
3.2.2 Xác định chính xác các dòng tiền
Dòng tiền của dự án bao gồm: Dòng tiền đầu tƣ, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh, dòng tiền thanh lý TSCĐ và TSLĐ ròng. Việc xác các dòng tiền phải đảm bảo các nguyên tắc: Dòng tiền phù hợp, loại bỏ chi phí chìm ra khỏi phân tích, tính toán các chi phí cơ hội, xem xét các tác động phụ và phân bổ chi phí quản trị chung của DN vào dự án.
Khi tính toán các dòng tiền của dự án cần quan tâm đến cơ cấu vốn của dự án. Dự án có thể đƣợc tài trợ hoàn toàn bằng VCSH, bằng nợ hoặc có thể kết hợp cả hai phƣơng thức trên. Đối với mỗi phƣơng thức có công thức tính toán dòng tiền khác nhau. Xác định chính xác dòng tiền của dự án là căn cứ quan trọng để định giá DN và đảm bảo tính chính xác của các chỉ tiêu tài chính nhƣ: NPV, IRR của dự án.
3.2.3 Coi trọng việc thẩm định rủi ro của dự án
Thẩm định rủi ro của dự án là vô cùng cấp thiết, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng nhƣ ngày nay, các dự án chịu ảnh hƣởng nhiều hơn tác động không ổn định từ môi trƣờng xung quanh và ngay trong quá trình thực hiện dự án. Sớm chủ động nhận dạng, phân tích, đánh giá, có biện pháp kiểm soát và giảm thiểu những rủi ro là hết sức cần thiết nhằm đảm bảo khả thi, hiệu quả của dự án.
Hiện nay, việc thẩm định rủi ro của nhiều dự án còn tiến hành qua loa, sơ sài. Trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định chỉ chú trọng đánh giá rủi ro về mặt định tính, còn mặt định lƣợng thì chƣa đầy đủ. Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc phân tích độ nhạy một chiều, tức là cho các yếu tố riêng rẽ nhƣ doanh thu, chi phí…biến động mà chƣa xét đến sự biến động đồng thời của nhiều yếu tố. Do đó, để có đƣợc những tính toán về các chỉ tiêu tài chính
đạt hiệu quả cao, ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa đến thẩm định rủi ro dự án, cần phân tích độ nhạy trong trƣờng hợp có nhiều biến đồng thời biến động để từ đó dự báo đƣợc các tình huống xấu có thể xảy ra.
3.2.4 Bố trí cán bộ làm công tác thẩm định có trình độ nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt chất đạo đức tốt
Trong bất cứ một giai đoạn nào, con ngƣời luôn đóng vai trò trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lƣợng của thẩm định dự án. Lĩnh vực thẩm định tài chính dự án là một nhiệm vụ phức tạp, đa dạng, có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế - xã hội. Mặt khác, nó ảnh hƣởng lớn đến nguồn vốn và khả năng sinh lời của Ngân hàng, nó đòi hỏi số vốn lớn, thời gian kéo dài và chứa đựng rủi ro. Do đó, ngƣời cán bộ tín dụng phải có năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn, đạo đức nghề nghiệp và thật bản lĩnh. Ngƣời cán bộ thẩm định cần phải sáng suốt, nhạy bén trong mọi trƣờng hợp để có thể đƣa ra những nhận xét xác thực nhất về khách hàng. Bên cạnh đó, phải luôn luôn kiên định, trung thực, giữ đúng chuẩn mực của ngƣời cán bộ ngân hàng. Để xây dựng đƣợc một đội ngũ cán bộ có phẩm chất tốt, đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc, Ngân hàng cần phải thực hiện những biện pháp sau:
- Trên cơ sở đội ngũ cán bộ thẩm định hiện có, Ngân hàng cần rà soát lại đội ngũ cán bộ, thuyên chuyển những cán bộ không đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc sang làm nhiệm vụ khác. Đồng thời, cần có những chính sách ƣu đãi để khuyến khích tinh thần, ý thức trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định.
- Định kỳ hàng tháng, hàng quý mời các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính về giảng dạy, bồi dƣỡng, nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ. Cùng với đó, tổ chức các cuộc hội thảo để các cán bộ có dịp trao
đổi, giải quyết thắc mắc, khó khăn gặp phải trong quá trình tác nghiệp với các chuyên gia và với ban lãnh đạo Ngân hàng.
- Thƣờng xuyên thực hiện công tác giáo dục tƣ tƣởng, đạo đức cho cán bộ thẩm định, đồng thời có chính sách khen thƣởng và kỷ luật kịp thời. Một ngƣời cán bộ thẩm định có chuyên môn giỏi trƣớc hết phải là một công dân có phẩm chất đạo đức tốt.
3.2.5 Nâng cao chất lượng nguồn thông tin
Nhƣ đã đề cập tới phần trên, nguồn thông tin góp phần không nhỏ tới hiệu quả của công tác thẩm định nói chung, thẩm định tài chính nói riêng. Nó là cơ sở của quá trình thẩm định dự án đƣợc cung cấp từ đơn vị xin vay vốn. Tuy nhiên, nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định hiện nay còn rất hạn chế và chất lƣợng của nguồn thông tin cũng chƣa cao. Để khắc phục hiện tƣợng này, Ngân hàng phải tự tìm kiếm, khai thác thông tin và có thể thực hiện qua các phƣơng án:
3.2.5.1. Điều tra trực tiếp khách hàng vay vốn
Nguồn thông tin từ khách hàng vay vốn rất quan trọng vì nó là căn cứ để tính toán các chỉ tiêu tài chính dự án. Hình thức này là việc lấy thông tin từ phía khách hàng thông qua phỏng vấn gặp mặt trực tiếp. Mục đích của cuộc phỏng vấn là để quan sát thái độ, phƣơng pháp và nội dung trả lời của khách hàng. Từ đó phát hiện ra những mâu thuẫn đồng thời kiểm tra lại mức độ tin cậy của khách hàng để có những giải pháp xử trí hợp lý. Đồng thời, cán bộ thẩm định cũng cần thăm quan cơ sở để tìm hiểu tình trạng nhà xƣởng, máy móc thiết bị. quy trình công nghệ và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng.
3.2.5.2. Thu thập thông tin từ bên ngoài
Không chỉ tìm hiểu thông tin từ chính bản thân doanh nghiệp, cán bộ thẩm định còn cần thu thập thông tin cần thiết từ nguồn bên ngoài. Nhƣ tìm hiểu thông tin từ các đơn vị có quan hệ tín dụng với doanh nghiệp, thông tin từ CIC, thông tin trên thị trƣờng, thông tin từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng…Đây là một việc làm mang lại nhiều lợi ích vì nguồn thông tin thu thập từ bên ngoài luôn phong phú đa dạng và có tính chân thực cao.
3.2.6 Tổ chức điều hành công tác thẩm định khoa học, hiệu quả