vay tại Ngân hàng TMCP Quân Đội
2.3.1 Những thành tựu đạt được
Hoạt động nổi bật nhất là việc tổ chức thẩm định các dự án đầu tƣ lớn, có tính chiến lƣợc và lâu dài, các dự án với sự tham gia của nhiều chi nhánh và các dự án cho vay liên kết với các NHTM khác. Mặc dù phải đối mặt liên tiếp với những biến động của thị trƣờng nhƣng kết quả kinh doanh năm 2008 của MB rất đáng khích lệ. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm, tổng huy động vốn tăng trên 20% và dƣ nợ tăng 25% so với đầu năm. Kết thúc 6 tháng, lợi nhuận MB đạt 61% kế hoạch năm 2008. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ năm 2008 của MB tăng 82% so với năm 2007; nợ xấu đƣợc kiểm soát ở mức thấp hơn 2%. MB là một trong những ngân hàng đảm bảo tốt nhất tính thanh khoản trong thời gian qua. Những thành công này của MB phần nào khẳng định năng lực quản trị của ban lãnh đạo ngân hàng trong việc khắc phục khó khăn để phát triển ổn định. Để có đƣợc những thành tích trên là nhờ sự đóng góp không nhỏ của công tác thẩm định cho vay, đặc biệt với các khoản vay lớn, có thời hạn kéo dài mà điển hình là cho vay theo dự án. Số dự án MB tiếp cận trong năm 2008 là 215 hồ sơ, tập trung trong các lĩnh vực: Vận tải biển, Cao su, Cà Phê, Viễn Thông, Vận tải bộ, Bất động sản, ... Trong đó, số dự án tiến hành đàm phán là 142 hồ sơ, số dự án đã tiến hành giải ngân 91 dự án. Trong các nội dung thẩm định dự án đầu tƣ thì khía cạnh đƣợc Ngân hàng đặc biệt quan tâm là phƣơng diện tài chính của dự án, đó là căn cứ quan trọng để thấy đƣợc mức độ an toàn của số vốn ngân hàng cho vay, khả năng trả nợ và lợi nhuận mà ngân hàng nhận đƣợc trong tƣơng lai. Có thể điểm qua một số dự án cho vay tiêu biểu của MB là:
MB và Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV) đã ký kết thỏa thuận hợp tác phát triển và Hợp đồng hạn mức tín dụng cho TKV từ nay đến năm 2010 với quy mô 2.000 tỷ đồng.
Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện và cấp hạn mức tín dụng trị giá 25 triệu USD cho Công ty cổ phần Đầu tƣ và XNK cà phê Tây nguyên (VINACFBMT) để phục vụ cho các hoạt động thu mua, chế biến và xuất khẩu cà phê của VINACFBMT. Thỏa thuận này cũng nằm trong chiến lƣợc của MB dành 1.000 tỷ đồng cho vay đối với hoạt động xuất khẩu cà phê niên vụ 2008 – 2009.
MB ký kết Thỏa thuận hợp tác chiến lƣợc giữa Tập đoàn Mai Linh
(MLG), ƣu tiên cung cấp sản phẩm tín dụng căn cứ trên năng lực hoạt động, nhu cầu vốn đầu tƣ của MLG và chính sách tín dụng của MB theo từng thời kỳ với các điều kiện cạnh tranh, cấp hạn mức tín dụng cho MLG theo định kỳ 12 tháng.
Ký Thỏa thuận hợp tác toàn diện và hợp đồng vay vốn trị giá 20 triệu USD với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) cho dự án xây dựng phân xƣởng PolyPropylen của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất.
MB tài trợ khoản tín dụng trên 13 triệu euro cho Công ty Hồng Hà
(Bộ Quốc phòng) để đóng mới 4 tàu trọng tải 3.300 tấn theo hợp đồng với chủ đầu tƣ của Hà Lan.
Ký thỏa thuận tăng cƣờng hợp tác với Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama). Theo thỏa thuận đƣợc ký kết, MB sẽ cung cấp các khoản tín dụng ngắn, trung, dài hạn cho các dự án đầu tƣ do Lilama và các thành viên làm chủ đầu tƣ.
Chất lƣợng thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Quân Đội đã đạt đƣợc kết quả tốt là nhờ nhiều yếu tố:
- Ban lãnh đạo ngân hàng đã có sự quan tâm tới thẩm định tài chính dự án, luôn tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Hơn nữa, việc phân công, giao dự án cho cán bộ tín dụng cũng khoa học hơn, phù hợp với năng lực, kinh nghiệm từng ngƣời.
- Sự cố gắng nỗ lực không ngừng của toàn thể đội ngũ cán bộ tín dụng trong việc nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính dự án. Mặc dù số lƣợng cán bộ thẩm định không nhiều, số lƣợng các dự án cần thẩm định lớn; song cán bộ thẩm định đã thực hiện nghiêm túc,chính xác các quy trình nghiệp vụ, cố gắng hết sức hoàn thành nhiệm vụ của mình.
- Nguồn thông tin cung cấp cho quá trình thẩm định tài chính dự án ngày càng phong phú và chính xác, làm giảm nhẹ bớt phần công việc của cán bộ thẩm định, đồng thời giúp tình toán các chỉ tiêu tài chính đƣợc chính xác hơn.
- Năm 2008, MB đã có sự thay đổi về cách tiếp cận cho vay dự án đó là thành lập Phòng Dự án và Khách hàng lớn nhằm tập trung khai thác hiệu quả khách hàng là các tập đoàn lớn hoặc các dự án lớn (dự án có tổng mức đầu tƣ trên 50 tỷ). Do đó, chất lƣợng thẩm định tài chính đƣợc nâng cao rất nhiều.
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Mặc dù kết quả thẩm định tài chính dự án tại Ngân hàng TMCP Quân Đội là tƣơng đối tốt. Tuy nhiên vẫn gặp phải một số hạn chế. Cụ thể là:
- Nội dung thẩm định tài chính dự án còn có hạn chế. Việc tính toán
cán bộ thẩm định chỉ dự báo khi một biến thay đổi mà chƣa dự báo khi có sự thay đổi cùng lúc của nhiều biến số.
- Các dự án vay vốn chủ yếu là các dự án trung và dài hạn, nên việc
ƣớc lƣợng giá cả, sản lƣợng rất khó. Cán bộ thẩm định hầu nhƣ chỉ căn cứ vào thông tin do chủ đầu tƣ cung cấp và dựa vào những dự báo mang nặng tính chủ quan của cá nhân cán bộ thẩm định.
- Cán bộ thẩm định đôi khi chƣa thực sự quan tâm, chú trọng đến khía cạnh thị trƣờng và khả năng tiêu thụ, mà đây lại là căn cứ quan trọng để tính toán các chỉ tiêu tài chính. Bên cạnh đó, một số cán bộ thẩm định còn chƣa thực sự chú trọng đến thẩm định tài chính dự án, chƣa hiểu rõ vị trí và tầm quan trọng của thẩm định tài chính trong công tác thẩm định dự án.
2.3.2.2 Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới những hạn chế của thẩm định tài chính dự án. Nhƣng có hai nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan về phía ngân hàng và nguyên nhân khách quan.
Nguyên nhân chủ quan
- Thứ nhất: Nguyên nhân quan trọng hàng đầu đó là về trình độ, năng
lực của cán bộ thẩm định. Mặc dù ngân hàng thƣờng xuyên tổ chức các lớp tập huấn bồi dƣỡng về nghiệp vụ chuyên môn, song cán bộ thẩm định vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao và phức tạp của công việc. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên ngân hàng phần lớn là nhân viên trẻ nên chƣa có nhiều kinh nghiệm. Một vài cán bộ thẩm định do phẩm chất chƣa tốt nên còn đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi của ngân hàng, đứng về phía khách hàng, nhằm tạo mọi điều kiện cho khách hàng vay đƣợc vốn, làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng thẩm định tài chính dự án.
- Thứ hai: Nguồn thông tin mà ngân hàng có đƣợc chủ yếu là từ hồ sơ dự án do chủ đầu tƣ cung cấp. Nguồn thông tin này thƣờng không đầy đủ, chƣa đảm bảo đƣợc tính trung thực. Mặc dù cán bộ thẩm định đã có những biện pháp kiểm chứng và thu thập thêm thông tin, song chất lƣợng chƣa cao. Mỗi cán bộ khi tiếp nhận dự án thƣờng phải tự mình thu thập tất cả thông tin liên quan mà không hề có sự trợ giúp của hệ thống cung cấp thông tin riêng, sẽ tốn kém rất nhiều thời gian.
- Thứ ba: Chính vì chƣa có một hệ thống thông tin riêng, đòi hỏi mỗi
cán bộ khi tiếp nhận dự án phải làm tất cả các khâu từ từ giai đoạn chuẩn bị thẩm định đến kết thúc thẩm định, do đó thời gian thẩm định kéo dài, mà hiệu quả thẩm định lại chƣa cao.
- Thứ tƣ: Phƣơng pháp thẩm định mà hiện nay ngân hàng áp dụng còn
nhiều bất cập. Tầm quan trọng, ý nghĩa của thẩm định tài chính chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nhiều khi cán bộ thẩm định quá chú trọng đến khía cạnh pháp lý, thị trƣờng, kinh tế - xã hội mà có phân xem nhẹ vấn đề tài chính của dự án đầu tƣ.
Nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất: Môi trƣờng kinh tế, xã hội chƣa ổn định. Trong những
năm trở lại đây, nền kinh tế nƣớc ta phát triển mạnh và sôi động, hàng loạt các doanh nghiệp đƣợc thành lập và đi vào hoạt động, cũng là một thách thức lớn đối với các cơ quan chuyên trách nhà nƣớc trong việc quản lý hoạt động. Bên cạnh các DN làm ăn hiệu quả, nhiều DN làm ăn chụp giật, lừa đảo. Thị trƣờng hàng hóa của nƣớc ta diễn biến phức tạp, giá cả hàng hóa lên xuống thất thƣờng, dẫn tới việc dự báo giá cả trong tƣơng lai khó khăn, khiến ngân hàng khó xác định đƣợc mức cho vay hợp lý.
- Thứ hai: Sự thiếu đồng bộ của các văn bản pháp lý và chính sách quản lý của Nhà nƣớc. Các văn bản ban hành chồng chéo, không rõ ràng, gây khó khăn cho doanh nghiệp và ngân hàng trong việc tiếp cận. Những chính sách và quy định của Chính phủ thiếu tính ổn định ảnh hƣởng rất lớn tới việc thẩm định dự án nói chung, thẩm định tài chính dự án nói riêng.
- Thứ ba: Trình độ, năng lực và tính trung thực của chủ đầu tƣ. Do quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, mọi ngƣời đều có quyền kinh doanh, dẫn tới nhiều cá nhân trình độ còn kém, chƣa có kinh nghiệm cũng tham gia đầu tƣ theo dự án. Vì vậy, các dự án do họ lập nên có nhiều thiếu sót, sơ sài. Bên cạnh đó, do chƣa ý thức đƣợc tầm quan trọng của thẩm định tài chính dự án hoặc do lợi ích cá nhân, mà nhiều chủ đầu tƣ sẵn sàng cung cấp những thông tin sai lệch để có thể đƣợc vay vốn từ ngân hàng.
Nhƣ vậy, có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự hạn chế về nội dung thẩm định tài chính dự án. Để nâng cao chất lƣợng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội, cần có sự hỗ trợ hợp tác của NHNN, của Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan.
CHƢƠNG III: GIẢP PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI
3.1 Định hƣớng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội
3.1.1 Cơ hội và thách thức của Ngân hàng TMCP Quân Đội
Những cơ hội
Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), ký Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam - Hoa Kỳ và gia nhập WTO; tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế cũng nhƣ ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thƣơng mại song phƣơng khác.
Hòa chung trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó, Ngân hàng Quân Đội đã có đƣợc nhiều cơ hội về nguồn lực, công nghệ, thị trƣờng. Ngân hàng đã huy động đƣợc đáng kể nguồn vốn cả về nội tệ lẫn ngoại tệ, tăng trƣởng đầu tƣ cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Hội nhập quốc tế sẽ nâng cao tính cạnh tranh và kỷ luật thị trƣờng trong hoạt động ngân hàng, sẽ khuyến khích tạo ra những ngân hàng có quy mô lớn, tài chính lành mạnh và kinh doanh hiệu quả. Các ngân hàng kinh doanh yếu kém sẽ bị đào thải hoặc phải vƣơn lên, nếu muốn tồn tại. Chính điều đó là một động lực to lớn đƣa Ngân hàng Quân Đội trở thành một trong năm ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008. Hội nhập kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng Quân Đội thâm nhập vào thị trƣờng quốc tế, mở ra cơ hội cho ngân hàng thực hiện các cuộc trao đổi, hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực hoạch định chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối, thanh tra, giám sát và phòng ngừa rủi ro, lĩnh vực thanh toán và phát triển các sản phẩm ngân hàng mới.
Từ đó, các thoả thuận hợp tác quốc tế không ngừng đƣợc ký kết, đƣa thƣơng hiệu và tên tuổi của ngân hàng trở nên quen thuộc với bạn bè quốc tế. Năm 2007 là một năm đánh dấu sự phát triển lớn mạnh của hệ thống Ngân hàng Quân Đội. Bƣớc sang năm 2008, mặc dù phải đƣơng đầu với cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu, chỉ số lạm phát ở mức kỉ lục nhƣng ngân hàng vẫn có một năm hoạt động vững mạnh, xứng đáng với niềm tin yêu của khách hàng. Tuy nhiên, không phải là không có những khó khăn…
Những thách thức
Các chuyên gia kinh tế cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, khi mà hầu khắp các quốc gia vẫn đang cố gắng khắc phục hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì những thách thức mà các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt sẽ lớn hơn nhiều những cơ hội, nhất là khi Việt Nam đã tham gia WTO. Ngân hàng Quân Đội cũng vậy.
Năm 2008 là năm mà ngƣời dân Việt Nam phải đối chọi với cơn bão giá khủng khiếp nhất từ trƣớc tới nay. Chỉ số lạm phát năm 2008 là 22%. Khủng hoảng kinh tế thế giới bùng phát và gây ảnh hƣởng tới hầu khắp các quốc gia. Sự thay đổi về các yếu tố vĩ mô và vi mô trong nền kinh tế nhƣ giá nguyên liệu, chính sách, công nghệ, sự đóng băng của thị trƣờng bất động sản…đang là yếu tố cản trở sự phát triển và ảnh hƣởng tới kết quả kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại.
Có thể nói, hệ thống các NHTM VN đang ở mức độ thấp về công nghệ, trình độ tổ chức chuyên môn nghiệp vụ. Cùng với đó, thị trƣờng tài chính chƣa thực sự phát triển, cơ chế quản lý giám sát chƣa hoàn thiện, chƣa có chính sách thống nhất để quản lý hiệu quả hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Trong khi đó hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nƣớc
ngoài tại VN ngày càng mở rộng và phát triển, sẽ là thách thức lớn đối với các ngân hàng trong việc giữ vững thị trƣờng hoạt động trong nƣớc và mở rộng thị trƣờng ra nƣớc ngoài. Đây là những điều mà các ngân hàng VN, trong đó có Ngân hàng Quân Đội đang gặp phải.
Theo Bà Cao Thị Thuý Nga, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân Đội thì: “Những thách thức và cơ hội cho các doanh nghiệp VN trong quá trình hội nhập cũng là những thách thức và cơ hội của MB tuy mỗi ngành nghề có những đặc thù riêng có”.
Bên cạnh đó, còn phải kể đến những thách thức trong nội tại của ngân hàng, nhƣ: Mô hình tổ chức theo kiểu truyền thống, năng lực quản lý điều hành của cán bộ ngân hàng còn nhiều hạn chế, trình độ nhân viên chƣa thực sự cao…Ý thức đƣợc điều này, Ngân hàng Quân Đội đang từng bƣớc củng cố và hoàn thiện bộ máy tổ chức, nâng cao trình độ công nhân viên, tiếp cận công nghệ mới đƣa tên tuổi và vị thế của Ngân hàng xứng tầm khu vực.
3.1.2 Định hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng TMCP Quân Đội trong thời gian tới
Với tốc độ tăng trƣởng cao hơn rất nhiều so với trung bình ngành, MB đang bƣớc những bƣớc dài trên con đƣờng hƣớng tới mục tiêu là một trong những tập đoàn ngân hàng – tài chính hàng đầu tại Việt Nam. Bên cạnh yếu tố tăng trƣởng, MB chú ý nâng cao chất lƣợng hoạt động, đảm bảo an toàn và