Khả năng tích lũy carbon của cây cá thể Đước đôi

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ co2 trên cơ sở sinh khối của rừng đước đôi (rhizophora apiculata blume) trồng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước thạnh phú (Trang 70 - 73)

3.4.1.1. Lượng carbon tích lũy trong cây cá thể Đước đôi

Qua kết quả phân tích lượng carbon tích lũy trong sinh khối khô theo các bộ phận của cây, đề tài tính toán được lượng carbon tích lũy trong các bộ phận và cả cây.

Kết quả tính toán trình bày ở phụ bảng 38 cho thấy lượng carbon tích lũy nhiều nhất ở bộ phận thân trung bình 172,63 ± 17,65 kg/cây, đạt tỉ lệ 43,74 ± 0,55 % so với tổng lượng carbon tích lũy của cây, biến động từ 39,99 % đến 47,06 %. Như vậy, kết cấu tỉ lệ carbon tích lũy trong thân 43,74 ± 0,55 % > lượng carbon tích lũy ở rễ 23,35 ± 0,15 % > lượng carbon tích lũy ở cành 19,24 ± 0,14 % > lượng carbon tích lũy ở lá 13,67 ± 0,54 %. Kết cấu carbon cá thể không khác so với kết cấu sinh khối khô cá thể vì lượng carbon cá thể tích lũy được chuyển đổi từ sinh khối khô bằng một hằng số.

Hình 3.9. Tỉ lệ carbon các bộ phận cây cá thể Đước đôi

3.4.1.2. Tương quan giữa lượng carbon tích lũy với sinh khối khô cây cá thể

Việc tìm ra mối tương quan giữa lượng carbon tích lũy với sinh khối khô cây cá thể là cần thiết, giúp xác định nhanh lượng carbon tích lũy mà không cần qua phân tích phòng thí nghiệm. Từ đó quy đổi nhanh ra lượng CO2 cây hấp thu.

Qua kết quả thiết lập các phương trình tương quan giữa lượng carbon tích lũy với sinh khối khô bộ phận và cây cá thể trình bày trong phụ bảng 23, 24, 25, 26.

Đề tài tiến hành thăm dò, lựa chọn các phương trình tương quan giữa lượng carbon tích lũy cây cá thể với sinh khối khô được thể hiện ở bảng 3.16

Bảng 3.16. Phương trình tương quan lượng carbon tích lũy của Đước đôi với sinh khối khô

Stt Phương trình

Các chỉ tiêu thống kê

R2 V% P% SEE F - Ratio P-value

(PF) Pa Pb 3.12 Ct =0,4594*(W0,996323 tk) 1,000 0,072 0,013 0,005 1910226,53 0,00 0,00 0,00 3.13 Cth=0,4420*(W0,999458 thk) 1,000 0,060 0,011 0,004 2767587,01 0,00 0,00 0,00 3.14 Cr =0,462 * (W0,997985 rk) 1,000 0,096 0,017 0,006 1086114,92 0,00 0,00 0,00 3.15 Cc=0,447 *(W1,00166 ck) 1,000 0,116 0,021 0,008 742156,17 0,00 0,00 0,00 3.16 Cl=0,4872 * (Wlk)0,999814 1,000 0,045 0,008 0,002 5045807,62 0,00 0,00 0,00

Tất cả các phương trình tương quan giữa lượng carbon tích lũy với sinh khối khô đều có hệ số mũ gần bằng 1 nên lượng carbon tích lũy trong từng bộ phận và cả cây gần đúng là: Ct = 0,4594 * (Wtk) mà Wtk = 0,5156 * Wtt Cth = 0,4420 * (Wthk) Wthk = 0,6550 * (Wtht) Cr = 0,462 * (Wrk) Wrk = 0,5560 * (Wrt) Cc = 0,447 * (Wck) Wck = 0,5803 * (Wct) Cl = 0,4872 * (Wlk) Wlk = 0,3991 * (Wlt)

Từ phương trình nhận thấy lượng carbon tích lũy gần đúng đối với các bộ phận thân, rễ, cành, lá lần lượt là 45,94 %, 46,2 %, 44,7 % và 48,72 % so với sinh khối khô. Kết quả này khác với hệ số mặc định thường dùng (0,5) của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 2003). Do đó, nếu sử dụng hệ số mặc định khi tính toán sẽ có sai số. Trên cơ sở phương trình tương quan carbon với sinh khối khô, có thể suy ra : Ct = 0,2369 Wtt hay tổng carbon tích trữ bằng 23,69 % tổng sinh khối tươi; Cth = 0,2895 Wtht hay lượng carbon tích lũy trong thân bằng 28,95 % sinh khối thân tươi; Cr = 0,2569 Wrt hay lượng carbon tích lũy trong rễ bằng

25,69 % sinh khối rễ tươi; Cc = 0,2594 Wct hay lượng carbon tích lũy trong cành bằng 25,94% sinh khối cành tươi; Cl = 0,1944 Wlt hay lượng carbon tích lũy trong lá bằng 19,44 % sinh khối lá tươi.

Như vậy, có thể tính trực tiếp trữ lượng carbon tích lũy thông qua sinh khối tươi mà không cần qua phân tích sinh khối khô và tỉ lệ carbon phòng thí nghiệm.

3.4.1.3. Tương quan giữa lượng carbon tích lũy với đường kính D1.3

Đường kính D1,3 là nhân tố dễ đo đếm hơn so với sinh khối tươi. Do đó, có thể tính lượng carbon tích lũy thông qua đường kính mà không cần điều tra số liệu sinh khối tươi từ cây ngã.

Hàm lượng carbon tích lũy trong các bộ phận cây khác nhau nên cần xây dựng phương trình tương quan giữa lượng carbon tích lũy trong từng bộ phận cây với nhân tố điều tra D1,3.

Kết quả thiết lập phương trình không những nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu của đối tượng nghiên cứu mà thông qua đó tính nhanh lượng carbon tích lũy. Bảng 3.17 gồm các phương trình đề tài đã chọn từ các phương trình thử nghiệm tại phụ bảng 17, 18, 19, 20, 21 sau khi đã dò tìm, so sánh các chỉ tiêu thống kê.

Bảng 3.17. Phương trình tương quan giữa carbon tích lũy của cây Đước đôi với nhân tố đường kính D1,3 Stt Phương trình Các chỉ tiêu thống kê R2 V% P% SEE F - Ratio P-value (PF) Pa Pb 3.17 Ct = 0,3175 *(D1,3) 1,9897 0,990 1,841 0,325 0,12591 2951,37 0,00 0,00 0,00 3.18 Cth = 0,0986*(D1,3)2,1396 0,990 1,856 0,328 0,13655 2901,97 0,00 0,00 0,00 3.19 Cr = 0,0878 *(D1,3) 1,9152 0,974 2,995 0,529 0,19722 1114,64 0,00 0,00 0,00 3.20 Cc = 0,0504 *(D1,3) 2,0740 0,963 3,600 0,636 0,25669 771,64 0,00 0,00 0,00 3.21 Cl = 0,1356* (D1,3)1,4243 0,936 4,766 0,843 0,2334 440,19 0,00 0,00 0,00

Các phương trình đã chọn đều thỏa mãn các yêu cầu thống kê như hệ số xác định cao, hệ số biến động V% và hệ số chính xác P% đều trong phạm vi cho phép, các tham số của các phương trình đều ở mức tồn tại ở mức có ý nghĩa (P < 0,05)

Phương tình một nhân tố D1,3 dạng Y = a * (D1,3)b được đề tài chọn vì thỏa các yêu cầu thống kê và đơn giản khi vận dụng tính toán thực tế.

Hình 3.11. Đồ thị tương quan lượng carbon tích lũy cây cá thể với D1.3

Đồ thị hình 3.11 cho thấy khi đường kính tăng thì lượng carbon tích lũy tổng cây và bộ phận cũng tăng theo. Lượng carbon tích lũy trong sinh khối cành và rễ không khác nhau.

Như vậy, đối với phương trình này, khi tính lượng carbon tích lũy trong cây cá thể chỉ cần điều tra đường kính thân cây tại độ cao 1,3 m, thuận lợi, đơn giản, nhanh chóng với độ chính xác cho phép.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ co2 trên cơ sở sinh khối của rừng đước đôi (rhizophora apiculata blume) trồng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước thạnh phú (Trang 70 - 73)