Nghiên cứu về hấp thụ CO2 ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ co2 trên cơ sở sinh khối của rừng đước đôi (rhizophora apiculata blume) trồng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước thạnh phú (Trang 25 - 28)

Trong thời gian qua, các nhà khoa học Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 của rừng. Tuy mới bước đầu nhưng đã góp phần cung cấp cơ sở khoa học quan trọng cho các nhà quản lý tài nguyên rừng, tham gia vào các biện pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

Vũ Tấn Phương (2006), đã nghiên cứu carbon tích lũy trong thảm tươi và cây bụi tại các vùng đất không có rừng ở các huyện Cao Phong và Đông Bắc tỉnh Hoà Bình và Hà Trung, Thạch Thành và Ngọc Lạc tỉnh Thanh Hóa. Đối tượng nghiên cứu là năm dạng cỏ gồm cỏ chỉ, cỏ lông lợn, cỏ lá tre, lau lách và tế guột; cây bụi gồm cây cao dưới 2 m và cây cao 2 – 3 m. Đây là những dạng thảm tươi và cây bụi phân bố phổ biến trên đất không có rừng ở Việt Nam. Hàm lượng carbon trong sinh khối thảm tươi và cây bụi được xác định thông qua việc áp dụng hệ số mặc định 0,5 được Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC, 2003) thừa nhận. Hàm lượng carbon được tính bằng cách nhân sinh khối khô với hệ số mặc định 0,5. Hàm

lượng carbon của cây bụi thảm tươi là tổng hàm lượng carbon ở các bộ phận: lá, cành, thân, rễ, cỏ và thảm mục, được tính theo công thức sau: Ct = [Cl + Cth + Cr + Cc + Ctm] * 0,5 (tấn C/ha). Kết quả tính toán cho thấy lau lách có trữ lượng carbon cao nhất 20 tấn/ha; cây bụi 2 – 3 m khoảng 14 tấn/ha; cỏ chỉ, cỏ lông lợn có lượng carbon thấp nhất khoảng 3,9 tấn/ha [16].

Phan Văn Trung (2009) thực hiện nghiên cứu khả năng tích tụ carbon của rừng Cóc trắng (Lumnitzera racemosa Will) trồng tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả như sau: Cây cá thể có đường kính trung bình 6,6 cm thì lượng tích tụ trung bình của cây là 8,58 kg C/cây, biến động từ 0,31 – 25,85 kg/cây. Lượng carbon tích tụ trung bình trong từng bộ phận thân cây theo thứ tự là: Thân cây có 5,98 kg C/cây chiếm 69,7 % > cành là 2,06 kg C/cây chiếm 24 % < lá là 0,54 kg C/cây chiếm 6,3 %. Lượng CO2 rừng hấp thụ trung bình là 61,51 tấn CO2/ha. Giá trị tính bằng tiền cho cả khu rừng Cóc trắng trồng tại Cần Giờ từ lượng CO2 hấp thụ được là 417.104.290 đồng/năm, trung bình 1 ha thu được 1.888.974 đồng/năm. Tác giả cũng đã lập bảng tra nhanh sinh khối khô, lượng tích tụ carbon, lượng CO2 hấp thụ của cây Cóc trắng tại khu vực nghiên cứu [22].

Nguyễn Thị Hà (2007) đã nghiên cứu sinh khối, làm cơ sở xác định khả năng hấp thụ CO2 của rừng Keo lai (Acacia auriculiformis) trồng tại Quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả thu thập số liệu sinh khối tươi từ 36 cây giải tích, trên 21 ô tiêu chuẩn tạm thời đo đếm một lần, diện tích 500 m2

/ô (20 m x 25 m). Đối với lượng vật rụng trên sàn rừng, tác giả thu lượm và cân toàn bộ vật rụng, tính lượng vật rụng trung bình trên 1 m2

. Sinh khối tươi bộ phận cây cá thể và vật rụng được mang về phòng thí nghiệm phân tích để tính sinh khối khô và hàm lượng carbon tích lũy trong sinh khối. Kết quả, lượng carbon tích lũy trong sinh khối thân lớn nhất, trung bình đạt 25,23 kgC/cây, chiếm 79,2 % tổng trữ lượng carbon tích lũy trong cây cá thể; hàm lượng thấp nhất là trong sinh khối lá, trung bình 1,84 kg C/cây, chiếm 5,8 % tổng trữ lượng. Từ hàm lượng carbon tích lũy, tác giả xác định được lượng CO2 hấp thụ bằng cách nhân với 44/12. Kết quả thu được: tổng trữ

lượng CO2 hấp thụ của rừng keo lai trong sinh khối và trên sàn rừng là 150,68 tấn CO2/ha đối với tuổi 7; 109,95 tấn CO2/ha đối với tuổi 5 và 5,39 tấn CO2/ha đối với tuổi 3. Như vậy, lượng CO2 rừng hấp thu tập trung nhiều trong các cấp tuổi cao [6].

Trong một báo cáo nghiệm thu mới đây về “Nghiên cứu khả năng cố định carbon của rừng ngập mặn trong Khu Dự trữ sinh quyển Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh” của TS. Viên Ngọc Nam và cs (2011) đã xác định tổng lượng Carbon tích lũy của cây bằng 48,81 % tổng lượng khô của cây. Trong đó, 17.345 ha rừng trồng gồm Đước, Dà vôi, Cóc trắng,…có lượng carbon tích tụ là 1.907.408 tấn/ ha, chiếm 73,5 % tổng lượng carbon tích lũy của rừng Cần Giờ. Phần còn lại là rừng tự nhiên 10.153 ha có lượng carbon tích lũy là 687674 tấn/ ha chiếm 26,5 %. Đối với Đước đôi, các phương trình tương quan giữa carbon tích lũy với sinh khối khô được tác giả thiết lập đều có dạng hàm số mũ với hệ số chính xác R2 cao:

Bảng 1.1. Các phương trình tương quan giữa carbon tích lũy với sinh khối khô của Viên Ngọc Nam (2010)

STT

Phương trình carbon với sinh khối khô

của Đước đôi R2

4.13 Ct = 0.4881 * Wtk0.9972 0.9997

4.14 Cth = 0.4950 * Wthk0.9962 0.9997

4.15 Cc = 0.4639 * Wck1.0053 0.9996

4.16 Cl = 0.3786 * Wlk1.00 0.9999

4.17 Cr = 0.4693 * Wrk0.9943 0.9992

Trên cơ sở carbon tích lũy, tác giả dự đoán giá trị hấp thu CO2 trung bình của rừng là 346 tấn/ha. Thu nhập từ chỉ tiêu CO2 đạt trung bình 48.458.667 đồng/ha [15].

Viên Ngọc Nam, Lâm Khải Thạnh (2010), khi “So sánh khả năng hấp thụ CO2 của rừng Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume) 28 – 32 tuổi ở Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ”. Đề tài bố trí 30 ô tiêu chuẩn diện tích 10 x 20 (m2). Trong mỗi ô, tác giả không điều tra cây ngã, chỉ thu thập số liệu đường kính

và tính toán dựa trên phương trình tương quan. Kết quả cho thấy lượng CO2 hấp thu trung bình của rừng ở tuổi 32 là cao nhất với 748,82 tấn/ha, thấp nhất ở tuổi 28 với 469,38 tấn/ha [14]. Như vậy, theo tác giả nghiên cứu lượng CO2 hấp thụ tăng theo tuổi rừng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ co2 trên cơ sở sinh khối của rừng đước đôi (rhizophora apiculata blume) trồng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước thạnh phú (Trang 25 - 28)