Kiểm tra tính khả dụng của phương trình sinh khối cây cá thể

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ co2 trên cơ sở sinh khối của rừng đước đôi (rhizophora apiculata blume) trồng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước thạnh phú (Trang 63 - 67)

Để đảm bảo tính chính xác của phương trình, đề tài tiến hành kiểm tra sai số tương đối của các phương trình đã chọn. Nếu sai số tương đối chênh lệch giữa lí thuyết và thực tế dưới 10% thì phương trình được chấp nhận.

3.2.3.1. Kiểm tra khả năng vận dụng các phương trình sinh khối tươi

Kết quả kiểm tra sai số tương đối của các phương trình tương quan giữa sinh khối tươi cá thể Đước đôi với D1,3 cho thấy các phương trình đều đủ độ tin cậy khi sử dụng tính toán thực tế.

Bảng 3.12. Kiểm tra sai số tương đối các phương trình sinh khối tươi (phụ bảng 32)

STT Phương trình Bộ

phận

Sai số tương đối |%| Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình 3.2 Wtt = 1,3306 * (D1,3) 1,94162 Tổng 3,884 1,867 2,911 3.4 Wtht = 0,343 * (D1,3)2,12696 Thân 4,307 0,001 2,021 3.5 Wct = 0,1992 *( D1.3)2,04079 Cành 5,690 3,644 4,275 3.6 Wlt = 0,6979 *( D1.3)1,42355 Lá 8,583 3,282 7,164 3.7 Wrt = 0,3446*( D1.3)1,90286 Rễ 4,816 2,303 3,699 Phương trình tương quan giữa sinh khối lá tươi với D1,3 có sai số tương đối lớn nhất (% = 7,164 %). Phương trình có sai số tương đối giảm dần tiếp theo là sinh khối cành tươi (% = 4,275 %), sinh khối rễ tươi (% = 3,699 %), sinh khối thân tươi (% = 2,021 %). Phương trình tổng có sai số tương đối trung bình thấp (% = 2,911 %).

Nhìn chung, sai số tương đối trung bình các phương trình đều nằm trong giới hạn cho phép từ 2,021 % đến 7,164 % (đều nhỏ hơn 10 %), nên các phương trình đều đủ độ tin cậy khi sử dụng để tính sinh khối tươi các bộ phận Đước đôi theo D1,3.

3.2.3.2. Kiểm tra khả năng vận dụng các phương trình sinh khối khô

Chỉ tiêu sinh khối khô là cơ sở xác định carbon tích lũy, CO2 hấp thụ. Do đó cần kiểm tra khả năng tồn tại của các phương trình tương quan sinh khối khô cây Đước đôi với đường kính D1,3. Kết quả kiểm tra sai số tương đối của các phương trìnhđược thể hiện qua bảng 3.13.

Bảng 3.13. Kiểm tra sai số tương đối các phương trình sinh khối khô (phụ bảng 33)

STT Phương trình Bộ

phận

Sai số tương đối |%| Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình 3.3 Wtk = 0,6903 * (D1,3)1,99701 Tổng 4,278 1,009 2,740 3.8 Wthk = 0,2228 * (D1,3)2,1410 Thân 4,658 0,161 2,340 3.9 Wck = 0,1133 * (D1,3)2,0699 Cành 5,641 4,605 5,288 3.10 Wlk = 0,2783 * (D1,3)1,4246 Lá 8,463 3,380 7,116 3.11 Wrk = 0,1895 * (D1,3)1,9191 Rễ 2,842 1,525 2,094

Nhìn chung các phương trình đều có sai số tương đối trung bình nhỏ hơn giới hạn cho phép (< 10%). Do đó, có thể sử dụng để tính sinh khối khô cây cá thể Đước đôi.

3.2.3.3. So sánh phương trình sinh khối khô với một số tác giả

Để kiểm tra khả năng ứng dụng của phương trình tính sinh khối khô Đước đôi, đề tài đã tiến hành so sánh kết quả phương trình đề tài với phương trình được các tác giả xây dựng trước đây như Chave và cs (2005), Đặng Trung Tấn và cs (2001) khi nghiên cứu rừng Đước đôi ở Cà Mau, Viên Ngọc Nam (2010) tiến hành nghiên cứu sinh khối trên rừng Đước trồng tại thành phố Hồ Chí Minh.

Bảng 3.14. Phương trình tương quan tổng sinh khối khô cây cá thể Đước đôi với D1,3 của nhiều tác giả

STT Phương trình Nơi nghiên cứu Tác giả

1

Wtk (kg) = 0,2125 *

(D1,3)2,4970 Tổng hợp nhiều nơi Chave và cs (2005)

2 Wtk (kg) = 0,1709 * (D1,3)2,5627 Cà Mau Đặng Trung Tấn và cs (1999) 3 Wtk (kg) = 0,343 * (D1,3)2,2965 Thành phố Hồ Chí Minh Viên Ngọc Nam (2010) 4 Wtk = 0,6903 * (D1,3)1,9970 Thạnh Phú, Bến Tre Đề tài

Hình 3.7. Đồ thị so sánh các phương trình tương quan sinh khối khô với D1,3 của nhiều tác giả về Đước đôi

Kết quả so sánh các phương trình thể hiện qua đồ thị ở hình 3.7 cho thấy khi đường kính D1,3 nhỏ hơn 15 cm các phương trình có giá trị sinh khối khô gần bằng nhau, khi đường kính thân cây D1,3 > 15 cm, có sự sai khác tương đối lớn giữa các phương trình. Giá trị sinh khối khô của đề tài thấp hơn so với kết quả của các tác giả khác. Sự khác biệt về cấu trúc lập địa, tuổi và mức độ sinh trưởng Đước đôi ở từng vùng khác nhau dẫn đến lượng sinh khối tích lũy khác nhau.

Nhận xét chung: Việc thiết lập mối tương quan giữa sinh khối cây cá thể với đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m có ý nghĩa:

- Các phương trình tương quan đều có dạng hàm số mũ với hệ số tương quan cao, phù hợp với nghiên cứu của các tác giả trước.

- Các giới hạn về chỉ tiêu thống kê của hàm số tương quan giữa sinh khối với D1,3 chặt chẽ hơn so với Hvn. Điều này chứng tỏ mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận cây với đường kính.

- Hàm số tương quan được chọn có thể dùng làm công cụ tính toán khi tiến hành đo đếm ngoài thực địa, giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí.

- Căn cứ vào các phương trình đã chọn, có thể tính được sinh khối theo ô và khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng hấp thụ co2 trên cơ sở sinh khối của rừng đước đôi (rhizophora apiculata blume) trồng tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước thạnh phú (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)