Từ các tài liệu về tổng quan nghiên cứu, đề tài rút ra các nhận định :
Các công trình nghiên cứu về sinh khối, khả năng tích lũy carbon và hấp thụ CO2 được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Phương pháp nghiên cứu khá đa dạng và ngày càng hoàn thiện dần, đặc biệt là phương pháp mô hình hóa biểu diễn mối quan hệ giữa sinh khối và carbon tích lũy với các nhân tố điều tra, làm cơ sở đánh giá khả năng hấp thụ CO2. Phương pháp này khi vận dụng vào thực tiễn đơn giản, thuận lợi, nhanh chóng và tiết kiệm.
Ở nước ta, thời gian gần đây có nhiều nghiên cứu về sinh khối và khả năng tích lũy carbon, hấp thụ CO2 trên các dạng rừng tự nhiên, rừng trồng, rừng thuần loài, rừng hỗn giao. Đối tượng nghiên cứu khá đa dạng, nhưng phần lớn đề tài đều tập trung vào các bộ phận sinh khối trên mặt đất, bộ phận sinh khối dưới mặt đất ít được quan tâm.
Năng suất sinh khối cũng như lượng CO2 hấp thụ hầu hết tập trung nhiều ở bộ phận thân, cành và rễ, lá chỉ chiếm một lượng nhỏ. Tỉ lệ sinh khối khô/tươi, hàm lượng carbon tích lũy khác nhau ở các loài cây, cấp tuổi, dạng rừng.
Các mô hình hàm tương quan được thiết lập mối giữa sinh khối, lượng CO2
hấp thụ đều có dạng hàm số mũ : Y = a * Xbvới hệ số chính xác cao (R2), mô tả mối quan hệ tốt nhất giữa hai biến độc lập và phụ thuộc.
Việc dự báo khả năng hấp thụ CO2 của rừng tiến hành theo phương pháp định lượng bằng cách nhân với sinh khối khô với hệ số mặc định (thường dùng 0,5) để xác định lượng carbon tích lũy, sau đó quy đổi ra lượng CO2 rừng hấp thụ; hoặc theo các bước gồm lập ô tiêu chuẩn, đo đếm nhân tố điều tra, thu thập số liệu cây giải tích, lấy mẫu phân tích tỉ trọng sinh khối khô/tươi và hàm lượng carbon, lượng giá CO2 hấp thụ của khu vực nghiên cứu. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng.
Thị trường carbon thế giới đang sôi động. Việt Nam đã ký Nghị Định Kyoto và Nghi Định số 99/2010 NĐ – CP nhưng vẫn chưa tạo được thị trường carbon trong nước và tham gia vào thị trường carbon thế giới.
Từ nhận định tổng quan đó, đề tài triển khai theo phương pháp của Peason (2005) là lập ô tiêu chuẩn, đo đếm, thu thập số liệu các nhân tố điều tra cây cá lẻ, lấy mẫu phân tích tỉ trọng sinh khối khô/tươi và hàm lượng carbon, tính lượng CO2
hấp thụ của cây cá thể và cả khu vực nghiên cứu đối với các bộ phận Đước đôi trên mặt đất. Phần sinh khối và lượng carbon tích lũy trong bộ phận dưới mặt đất, đề tài tính toán dựa trên phương trình tương quan giữa sinh khối dưới mặt đất với sinh khối trên mặt đất của Pearson và cs (2005). Trên cơ sở đó, đề tài lượng giá CO2 của rừng theo giá thị trường carbon.
Chương 2: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐỐI TƯỢNG VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU