Phƣơng pháp chọn mẫu và thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiếp cận của người tiêu dùng đến với cửa hàng bán lẻ quần áo thương hiệu đơn trên địa bàn thành phố Vũng Tàu Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 40 - 41)

Đề tài này sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi và phƣơng pháp điều tra đánh chặn để thu thập thông tin vì dễ tiếp cận, ít tốn kém thời gian, chi phí.

Điều tra đánh chặn là một phƣơng pháp thu thập dữ liệu mà một ngƣời phỏng vấn chặn một ngƣời nào đó khi vừa bƣớc ra từ cửa hàng để hỏi xem họ có sẳn lòng tham gia vào một nghiên cứu hay không. Những ngƣời đồng ý tham gia đƣợc tặng một món quà nhỏ để khuyến khích họ. Sau đó, ngƣời phỏng vấn sẽ mô tả ngắn gọn đề tài nghiên cứu và đƣa ra điều tra để hoàn tất (Rice và Hancock, 2005).

Có những lợi thế chung của một cuộc điều tra đánh chặn tại cửa hàng. Thứ nhất, nó là một cách nhanh và kinh tế để chọn mẫu, đặc biệt nếu phân đoạn của một nhóm dân cƣ là khó tiếp cận. Thứ hai, khi nó là một phƣơng pháp phỏng vấn cá nhân hoặc mặt đối mặt, nó cung cấp những lợi thế liên quan đến cá nhân phỏng vấn: thiết lập mối quan hệ tốt với ngƣời trả lời và thúc đẩy họ tham gia vào nghiên cứu; có thể giúp ngƣời phỏng vấn làm rõ những thông tin cần thu thập thông qua ngƣời điều tra tại chỗ; và giảm bớt những dữ liệu lỗi và sai lệch kết quả từ sự hiểu lầm. Thứ ba, phỏng vấn có thể thu thập bảng câu hỏi ngay sau khi họ hoàn tất, do đó giảm bớt vấn đề tỷ lệ trả lời thấp (Gates và Solomon, 1982; Sekaran, 2003).

Tuy nhiên, cũng có một vài bất lợi liên quan đến điều tra đánh chặn. Thứ nhất, có thể có vấn đề liên quan đến sai lệch ngƣời phỏng vấn (Sekaran, 2003) và sai lệch mẫu (Nowell và Stanley, 1991). Sai lệch ngƣời phỏng vấn là một kết quả của quan điểm hoặc định kiến của ngƣời phỏng vấn đƣợc thể hiện trong suốt quá trình thu thập thông tin, mà có thể ảnh hƣởng đến ngƣời trả lời. Một phần từ sai lệch ngƣời phỏng vấn, một bất lợi của phỏng vấn đánh chặn là bằng chứng của sai lệch

mẫu vì không đại diện cho mẫu đƣợc thu thập (Burns và Bush, 2000). Bất chấp những giới hạn này, đề tài này là thích hợp để sử dụng phƣơng pháp đều tra đánh chặn để thu thập thông tin dựa vào những lợi thế đã nêu ở trên.

Bảng câu hỏi điều tra của đề tài đƣợc chia làm 4 phần: (A) Những tín hiệu không khí cửa hàng (xã hội, thiết kế và xung quanh), và những tín hiệu hàng hoá; (B) Đánh giá nhận thức của khách hàng hƣớng đến cửa hàng bán lẻ quần áo thƣơng hiệu đơn; (C) Hành vi tiếp cận; và (D) Nhân khẩu học. Các biến quan sát trong phần A, B, C đƣợc đo lƣờng bằng thang đo Likert đƣợc sắp xếp từ mức độ không đồng tình một cách mạnh mẽ (1) đến đồng ý một cách mạnh mẽ (5). Bẳng phƣơng pháp điều tra đánh chặn, tác giả đến các cửa hàng thời trang vào các ngày cuối tuần (thứ bảy và chủ nhật) để thực hiện phỏng vấn các khách hàng mục tiêu. Việc thực hiện phỏng vấn vào những ngày cuối tuần thuận lợi về mặt thời gian cho chính tác giả và giúp những khách hàng có thêm nhiều thời gian để trả lời bảng câu hỏi một cách chính xác hơn. Các khách hàng vừa bƣớc từ cửa hàng ra đƣợc tác giả “chặn lại”, chào hỏi và hỏi xem khách hàng có đồng ý thực hiện trả lời phỏng vấn hay không? Nếu đồng ý, tác giả sẽ tiếp tục tiến hành việc điều tra. Sau khi hoàn tất bảng câu hỏi, một phần quà nhỏ đƣợc chính tác giả tặng cho khách hàng để thay lời cảm ơn.

Một phần của tài liệu Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiếp cận của người tiêu dùng đến với cửa hàng bán lẻ quần áo thương hiệu đơn trên địa bàn thành phố Vũng Tàu Luận văn thạc sĩ 2013 (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)